Điểm giống nhau giữa khiếu nại và to cáo

Soạn GDCD 8 bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Soạn GDCD 8 bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Soạn GDCD 8 bài 19: Quyền tự do ngôn luận

Soạn GDCD 8 bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Soạn GDCD 8 bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Soạn GDCD 8 bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS

Soạn GDCD 8 bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội

Soạn GDCD 8 bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Soạn GDCD 8 bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo

Soạn GDCD 8 bài 10: Tự lập

Soạn GDCD 8 bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn minh ở cộng đồng dân cư

Soạn GDCD 8 bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

Soạn GDCD 8 bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội

Soạn GDCD 8 bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh

Soạn GDCD 8 bài 5: Pháp luật và kỉ luật

Soạn GDCD 8 bài 4: Giữ chữ tín

Soạn GDCD 8 bài 3: Tôn trọng người khác

Soạn GDCD 8 bài 2: Liêm khiết

Soạn GDCD 8 bài 1: Tôn trọng lẽ phải

Tìm điểm giống và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo

Các câu hỏi tương tự

Nhận xét sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại, tố cáo (người có quyền khiếu nại, tố cáo và mục đích khiếu nại, tố cáo)

Câu 1: Điểm chung giữa chủ thể khiếu nại và tố cáo là?

A. Doanh nghiệp.

B. Tổ chức.

C. Công ty.

D. Cả A,B,C.

Câu 2: Điểm khác biệt trong chủ thể về khiếu nại với tố cáo là

A. Cá nhân.

B. Tập thể.

C. Doanh nghiệp.

D. Công ty.

Câu 3 : Quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ được là?

A. Khiếu nại.

B. Tố cáo.

C. Kỉ luật.

D. Thanh tra.

Câu 4 : Quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật được gọi là ?

A. Khiếu nại.

B. Tố cáo.

C. Kỉ luật.

D. Thanh tra.

Câu 5: Khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa là?

A. Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp

B. Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

C. Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

D. Cả A,B,C.

Câu 6: Hình thức của khiếu nại và tố cáo là?

A. Trực tiếp.

B. Đơn, thư.

C. Báo, đài.

D. Cả A,B,C.

Câu 7: Công dân có thể tố giác tội phạm với cơ quan nào ?

A. Cơ quan điều tra.

B. Viện Kiểm sát.

C. Tòa án nhân dân.

D. Cả A,B,C.

Câu 8: Chị A được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng, sau khi thời gian nghỉ thai sản kết thúc chị tiếp tục đi làm nhưng giám đốc không đồng ý cho chị đi làm vì chị vướng bận con cái nên không có thời gian tập trung vào công việc. Trong trường hợp này chị A cần làm gì để bảo vệ lợi ích của mình?

A. Làm đơn khiếu nại.

B. Làm đơn tố cáo.

C. Chấp nhận nghỉ việc.

D. Đe dọa Giám đốc.

Câu 9: Phát hiện công ty X nhiều lần xả nước thải và khí độc ra môi trường gần khu dân cư chúng ta cần làm gì ?

A. Làm đơn tố cáo với cơ quan chức năng.

B. Làm đơn khiếu nại với cơ quan chức năng.

C. Mặc kệ coi như không biết.

D. Nhắc nhở công ty X.

Câu 10: Khi thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo công dân cần lưu ý điều gì?

A. Trung thực.

B. Khách quan.

C. Thận trọng.

D. Cả A,B,C.

Điểm chung giữa chủ thể khiếu nại và tố cáo là?

A. Doanh nghiệp.

B. Tổ chức.

C. Công ty.

D. Cả A,B,C.

Điểm chung giữa chủ thể khiếu nại và tố cáo là?

A. Doanh nghiệp.

B. Tổ chức.

C. Công ty.

D. Cả A,B,C.

Điểm chung giữa chủ thể khiếu nại và tố cáo là?

A. Doanh nghiệp.

B. Tổ chức.

C. Công ty.

D. Cả A,B,C.

Khiếu nại và tố cáo là hai thuật ngữ trong lĩnh vực luật hành chính. Giữa khiếu nại và tố cáo có những điểm giống và khác nhau cơ bản sau đây:

Các điểm giống nhau giữa khiếu nại và tố cáo

Khiếu nại và tố cáo có một số điểm giống nhau là:

– Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp

– Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

– Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Phân biệt khiếu nại và tố cáo

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Xét về bản chất việc thực hiện quyền khiếu nại thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân mà trong đó bên đi khiếu nại luôn luôn là công dân (hoặc cơ quan, tổ chức trong một số trường hợp) chịu sự tác động trực tiếp của quyết định, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Còn bên bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

Còn tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Xét về bản chất việc thực hiện quyền tố cáo thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân mà trong đó bên đi tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Tố cáo là hành động nhằm bảo vệ và ngăn chặn khả năng vi phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Những việc làm trái pháp luật không phải chỉ của cán bộ, công chức nhà nước mà của cả các cơ quan, tổ chức. Những hành vi trái pháp luật thường bị công dân phát hiện và báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật và  xử lý người vi phạm.

Khiếu nại là hoạt động nhằm bảo vệ hoặc khôi phục các quyền hoặc lợi ích của chính chủ thể khiếu nại khi bị vi phạm, do đó nếu các quyền này bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại sẽ dẫn đến khiếu nại.

Chính vì khiếu nại và tố cáo không giống nhau cho nên Pháp lệnh giải quyết khiếu nại, tố cáo, Luật khiếu nại, tố cáo trước đây và Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo hiện hành đã quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo khác với thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản giữa tố cáo và khiếu nại là:

Về chủ thể: Chủ thể thực hiện quyền tố cáo theo quy định trong Luật tố cáo chỉ là công dân. Như vậy, khác với khiếu nại, chủ thể khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại. Việc thực hiện quyền tố cáo chỉ quy định cho đối tượng là cá nhân nhằm cá thể hóa trách nhiệm của người tố cáo, nếu có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Về đối tượng: Đối tượng bị khiếu nại gồm quyết định hành chính, hànhvi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, còn đối tượng của tố cáo rộng hơn, bao gồm mọi hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Bao gồm, hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Về mục đích: Cơ bản, mục đích của tố cáo là bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, trong khi đó khiếu nại nhằm bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của chính bản thân người tố cáo.

Chính vì sự khác nhau giữa đơn “khiếu nại” và đơn “tố cáo” như đã nêu trên, theo tôitrong quá trình phân loại, xử lý đơn, cán bộ tiếp nhận đơn cần căn cứ vào nội dung, bản chất sự việc nêu trong đơn để phân biệt các loại đơn, không chỉ căn cứ vào tiêu đề công dân ghi trên đơn để xử lý, trên tiêu đề công dân ghi là tố cáo nhưng nội dung lại là khiếu nại thì không được xử lý theo đơn tố cáo mà xử lý theo đơn khiếu nại hoặc ngược lại; trong trường hợp tiếp nhận đơn trực tiếp tại nơi tiếp công dân thì cán bộ tiếp công dân  phải phân tích rõ và yêu cầu công dân viết lại đơn sao cho nội dung phù hợp với tiêu đề để thuận lợi cho việc xử lý, giải quyết đơn.