Điều trị viêm bao hoạt dịch cổ tay

  • Nghỉ ngơi và không vận động quá sức các khu vực tổn thương
  • Chườm đá để giảm sưng trong 48 giờ đầu sau khi xuất hiện triệu chứng.
  • Sau đó, bạn chườm ấm để máu lưu thông
  • Uống một loại thuốc không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc naproxen, để giảm đau và giảm viêm.

tập thể dục” width=”750″ height=”500″ srcset=”//cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2020/03/tap-the-duc-dephong-ngua-benh-tieu-hoa-1.jpg 750w, //cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2020/03/tap-the-duc-dephong-ngua-benh-tieu-hoa-1-300×200.jpg 300w, //cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2020/03/tap-the-duc-dephong-ngua-benh-tieu-hoa-1-90×60.jpg 90w, //cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2020/03/tap-the-duc-dephong-ngua-benh-tieu-hoa-1-45×30.jpg 45w, //cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2020/03/tap-the-duc-dephong-ngua-benh-tieu-hoa-1-701×467.jpg 701w” sizes=”[max-width: 750px] 100vw, 750px” />

Một số biện pháp có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh như:

  • Nâng đồ vật đúng cách
  • Thường xuyên nghỉ ngơi khi thực hiện các động tác lặp đi lặp lại
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Thường xuyên tập thể dục
  • Khởi động đúng cách trước khi chơi thể thao và bơi lội

Những loại thuốc người bệnh viêm khớp cần biết

Để hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm màng bao hoạt dịch khớp gối, cổ tay, cổ chân, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng khi mắc bệnh và cách điều trị viêm bao hoạt dịch theo y học hiện nay nhé.

1. Viêm màng bao hoạt dịch là gì?

Bao hoạt dịch còn được gọi là túi hoạt dịch, là miếng đệm nhỏ nằm phía trong bao khớp có chứa chất dịch để bôi trơn và nuôi dưỡng sụn khớp, làm hoạt động đệm giữa các xương, dây chằng và các cơ nằm gần khớp xương. Khi bao hoạt dịch bị nhiễm trùng sẽ làm chất hoạt dịch tăng lên gây ra tình trạng viêm bao hoạt dịch.

Những khớp thường bị viêm bao hoạt dịch là vai, khủy tay, hông, đầu gối, gót chân, gốc ngón chân cái. Những khớp vận động thường xuyên và lặp đi lặp lại nhiều lần một động tác cũng có nguy cơ bị viêm màng bao hoạt dịch.

Viêm màng bao hoạt dịch là căn bệnh xương khớp xảy ra khi bao hoạt dịch tại khớp bị viêm.

2. Nguyên nhân gây viêm màng bao hoạt dịch khớp gối, cổ tay, cổ chân

Những người bị mắc bệnh viêm bao hoạt dịch thường là do hoạt động một hay nhiều động tác thường xuyên và liên tục khiến các bao hoạt dịch quanh khớp bị kích thích và dễ bị viêm. Ví dụ, những người thường xuyên phải quỳ gối; tỳ khủy tay trong thời gian quá lâu hay sử dụng cổ tay, cánh tay, cổ chân để thực hiện hoạt động nào đó thường xuyên lâu ngày có thể bị viêm bao hoạt dịch.

- Khớp ở đầu gối và khủy tay thường có bao hoạt dịch nằm ngay dưới da nên nếu các khớp này bị chấn thương thì rất có thể khiến bao hoạt dịch bị nhiễm trùng và gây viêm nhiễm.

- Những người có nghề nghiệp bắt buộc hoặc có sở thích nào đó mà phải hoạt động một khớp thường xuyên cũng khiến khớp đó chịu nhiều áp lực, bao hoạt dịch cũng dễ trở nên tổn thương và gây ra tình trạng viêm màng bao hoạt dịch.

- Những người tuổi cao, xương khớp bị lão hóa mất đi độ chắc khỏe, trở nên suy yếu cũng rất dễ bị viêm bao hoạt dịch. Bên cạnh đó, các bệnh lý như gout, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường cũng là những nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch.

Khớp tay là một trong những khớp thường bị viêm bao hoạt dịch.

3. Các triệu chứng của bệnh viêm màng bao hoạt dịch

Biểu hiện khi mắc viêm bao hoạt dịch khớp là người bệnh đau và nhức trong các khớp bị viêm bao hoạt dịch. Bị cứng ở các khớp thường bị viêm bao hoạt dịch như khớp đầu gối, khớp cổ tay, cổ chân. Khớp bị sưng đỏ, bầm tím hoặc phát ban tại vùng khớp bị viêm. Khi nhấn vào khớp bị viêm bao hoạt dịch thấy rất đau hoặc di chuyển nhẹ cũng có thể gây đau nhiều.

Đặc điểm của bệnh là cơn đau khớp có thể kéo dài đến 2 tuần. Khi vận động nhẹ hoặc thực hiện các bài tập thể dục cũng gây đau chói. Một số trường hợp, người bệnh ngoài đau còn kèm theo sốt.

4. Chẩn đoán viêm bao hoạt dịch khớp gối, cổ tay, cổ chân

Khi nghi ngờ người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám. Để chẩn đoán bệnh viêm bao hoạt dịch, các bác sĩ thường dựa trên tình trạng bệnh sử và khám trực tiếp trên người bệnh. Nếu cần, bệnh nhân có thể thực hiện thêm các kiểm tra như:

Chụp Xquang, cộng hưởng từ [MRI] hoặc siêu âm: Để loại trừ các nguyên nhân gây bệnh. Xét nghiệm máu hoặc phân tích dịch viêm: Xác định nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch và gây đau khớp.

Thuốc Corticosteroid cũng được bác sĩ tiêm vào bao hoạt dịch để giảm viêm và giảm đau.

5. Điều trị viêm màng bao hoạt dịch

Bước đầu tiên trong việc điều trị viêm bao hoạt dịch thường là băng khớp, cho người bệnh nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau để khắc phục. Các thuốc uống được sử dụng điều trị là thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, kháng viêm không Steroid.

- Các thuốc chữa viêm bao hoạt dịch Ibuprofen như Advil, Motrin hay Naproxen thường được sử dụng để giảm đau và chống viêm đối với trường hợp viêm bao hoạt dịch.

- Vật lý trị liệu cũng được bác sĩ xem xét và áp dụng điều trị viêm bao hoạt dịch với các bài tập trị liệu hoặc bài tập tăng cường cơ bắp tại các khớp bị tổn thương để hạn chế cơn đau.

- Thuốc Corticosteroid cũng được bác sĩ tiêm vào bao hoạt dịch để giảm viêm và giảm đau trong nhiều trường hợp.

Thuốc uống được sử dụng điều trị viêm bao hoạt dịch là thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid.

- Nếu các phương pháp và cách chữa viêm bao hoạt dịch bằng thuốc và vật lý trị liệu không đem đến hiệu quả thì phẫu thuật thoát dịch có thể sẽ được bác sĩ xem xét. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp cần thiết và tối ưu nhất.

Tóm lại: Trên đây là những kiến thức về bệnh lý viêm màng bao hoạt dịch khớp gối, cổ tay, cổ chân, mọi người có thể tham khảo để nhận biết căn bệnh này kịp thời. Bất cứ căn bệnh nào cũng vậy, đặc biệt là đối với những bệnh về xương khớp như viêm bao hoạt dịch, việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh sẽ giúp quá trình điều trị được hiệu quả, nhờ vậy mà khả năng chữa khỏi bệnh sẽ cao hơn, giúp người bệnh có thể hồi phục và trở lại sinh hoạt bình thường.

Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:

Vận động để giữ sức khỏe trong mùa dịch COVID-19


Viêm bao hoạt dịch là tình trạng viêm những túi chứa chất lỏng bao quanh xương, cơ và gân của khớp. Các túi này có thể bị viêm do áp lực, chấn thương hoặc chuyển động lặp đi lặp lại. Khi bao hoạt dịch bị viêm sẽ gây ra tình trạng đau đớn.

Viêm bao hoạt dịch có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào, nhưng khuỷu tay, vai, đầu gối và hông là những vị trí dễ xảy ra nhất. Nằm nghiêng hoặc quỳ trên bề mặt cứng lâu có thể dẫn đến chấn thương do áp lực ở khuỷu tay hoặc đầu gối. Ngồi trên bề mặt cứng trong thời gian dài có thể khiến các khớp háng bị viêm...

2. Các triệu chứng của bệnh viêm bao hoạt dịch

Các triệu chứng chính của viêm bao hoạt dịch là đau và cứng khớp bị ảnh hưởng. Khớp có thể đỏ hoặc sưng.

Trong một số trường hợp, viêm bao hoạt dịch là do nhiễm trùng. Viêm bao hoạt dịch có nhiều khả năng phát triển ở những người bị viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh tuyến giáp, tiểu đường hoặc bệnh gout.

3. Nguyên nhân nào gây viêm bao hoạt dịch?

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm bao hoạt dịch là do áp lực và chấn thương lặp đi lặp lại. Những người có nguy cơ mắc bệnh viêm bao hoạt dịch cao nhất là những người ở độ tuổi trung niên mắc các bệnh mạn tính như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, bệnh tuyến giáp, hoặc bệnh tiểu đường.

Những công việc đòi hỏi các cử động lặp đi lặp lại, như chơi nhạc cụ, làm mộc, gõ bàn phím… có thể dẫn đến viêm bao hoạt dịch. Nguyên nhân ít phổ biến hơn của viêm bao hoạt dịch là do nhiễm trùng, đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm và đau khớp.

Viêm bao hoạt dịch có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào.

4. Thuốc trị viêm bao hoạt dịch

Đối với hầu hết các trường hợp viêm bao hoạt dịch, thuốc sẽ được sử dụng để giảm đau và sưng tấy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm bao hoạt dịch phải được điều trị bằng thuốc kháng sinh để hết nhiễm trùng.

4.1 Thuốc chống viêm không steroid [NSAID]

NSAID làm giảm sưng viêm bao hoạt dịch và giảm đau. Các NSAID đường uống không kê đơn như ibuprofen hoặc naproxen điều trị hiệu quả phần lớn các trường hợp viêm bao hoạt dịch. Vì NSAID cản trở quá trình đông máu nên chúng có thể không thích hợp với một số bệnh nhân. Thay vào đó, đơn thuốc celecoxib, một NSAID không ảnh hưởng đến quá trình đông máu, có thể được kê đơn. Thuốc acetaminophen không kê đơn sẽ giảm đau hiệu quả nhưng không làm giảm tình trạng viêm.

Điều trị kịp thời đợt viêm bao hoạt dịch cấp tính là rất quan trọng để tránh phát triển thành viêm khớp mạn tính.

4.2 Corticosteroid

Viêm bao hoạt dịch sâu có thể cần được điều trị bằng tiêm corticosteroid như methylprednisolone hoặc cortisone để giảm sưng nhanh chóng và giảm đau. Trước khi tiêm corticosteroid, bác sĩ có thể hút bớt dịch ra khỏi bao để giảm sưng.

4.3 Thuốc kháng sinh

Hầu hết các loại thuốc điều trị viêm bao hoạt dịch đều làm giảm đau và sưng tấy, nhưng viêm bao hoạt dịch có nhiều nguyên nhân trong đó có nhiễm vi khuẩn. Nếu do vi khuẩn cần dùng thuốc kháng sinh.

Tuy nhiên, kháng sinh đường uống không thể điều trị đầy đủ viêm bao hoạt dịch nhiễm trùng ở 1/3 đến 1/2 số trường hợp, vì vậy bệnh nhân có thể phải nhập viện và dùng kháng sinh đường tĩnh mạch.

Các vấn đề khác, chẳng hạn như viêm gân hoặc rách cơ, cũng có thể liên quan đến viêm bao hoạt dịch. Do đó, tùy vào biểu hiện bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất với tình trạng bệnh.

Những công việc đòi hỏi các cử động lặp đi lặp lại, như chơi nhạc cụ, gõ bàn phím có thể dẫn đến viêm bao hoạt dịch.

5. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc

Có một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc trị viêm bao hoạt dịch.

- NSAID cản trở khả năng hình thành cục máu đông của cơ thể, do đó, các tác dụng phụ thường gặp nhất liên quan đến vấn đề chảy máu. Một số vấn đề về đường tiêu hóa thường gặp với NSAID bao gồm các vấn đề về dạ dày, đau bụng, loét và xuất huyết tiêu hóa.

- Hầu hết những người được tiêm corticosteroid để điều trị viêm bao hoạt dịch sẽ bị phản ứng tại chỗ tiêm như đau và đỏ. Tuy nhiên, điều trị thường bao gồm một mũi tiêm liều thấp, khu trú cao, đơn lẻ, do đó, các tác dụng phụ thường gặp sẽ được giảm thiểu.

Thực phẩm bổ sung sẽ không giúp cải thiện tình trạng viêm bao hoạt dịch, nhưng chúng có thể giúp giảm triệu chứng bằng cách giúp giảm sưng. Các axit béo thiết yếu [axit béo omega-3 và omega-6], trà xanh và nghệ nằm trong danh sách các chất bổ sung có đặc tính chống viêm.

- Thuốc kháng sinh thường gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa như đau dạ dày, tiêu chảy, chán ăn và khó chịu ở dạ dày. Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng nhất với thuốc kháng sinh là khả năng xảy ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng và thậm chí đe dọa tính mạng.

Vì vậy, khi sử dụng thuốc, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe để biết các tác dụng phụ có thể xảy ra và tương tác thuốc dựa trên tình hình cụ thể của người bệnh.

6. Những thực phẩm nào người bệnh cần hạn chế?

Viêm bao hoạt dịch không phải là một tình trạng liên quan đến chế độ ăn uống, mà là do chấn thương, nhiễm trùng hoặc các tình trạng như viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, theo nguyên tắc chung, các tình trạng như viêm bao hoạt dịch liên quan đến sưng tấy nên hạn chế ăn nhiều thực phẩm chế biến hoặc đường.

Hầu hết các trường hợp viêm bao hoạt dịch cấp tính được cải thiện khi nghỉ ngơi và sử dụng thuốc. Nếu có thắc mắc về các loại thuốc dùng để điều trị viêm bao hoạt dịch, cần trao đổi với chuyên gia y tế.

Mời xem thêm video đang được quan tâm:

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

DS. Lê Thanh Hoà

Video liên quan

Chủ Đề