Đo nồng độ oxy trong máu Apple Watch Series 5

Công nghệ đo lường chỉ số SpO2 không phải là công nghệ mới trên đồng hồ thông minh nhưng vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Là ông lớn trong lĩnh vực công nghệ, Apple đương nhiên không thể chậm trễ trong việc đưa tính năng này vào dòng smartwatch mới nhất của mình: Apple Watch Series 6. Tuy vậy trải nghiệm của người dùng lại đặt ra một dấu chấm hỏi lớn về mức độ hiệu quả của tính năng đo chỉ số SpO2 trên Apple Watch so với các thiết bị chuyên dụng, cụ thể như thế nào, hãy cùng Mac Insta đọc tiếp nhé!

SpO2 viết tắt của cụm từ “Saturation of peripheral oxygen” nghĩa là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi (hay còn gọi là nồng độ oxy trong máu, chỉ số oxy hóa máu). Việc theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong quá trình tập luyện thể thao cường độ cao hoặc với những người có sẵn bệnh lý như tim mạch, huyết áp, hen suyễn. Một số ứng dụng của việc áp dụng chỉ số SpO2 vào thực tế có thể kể đến như:

Khi tập luyện thể thao quá sức, chỉ số SpO2 sẽ sụt giảm báo hiệu lượng oxy hiện tại không đủ cung cấp cho các cơ quan, nếu tiếp duy trì cường độ vận động có thể gây chấn thương, thậm chí là đột quỵ

Khi đi leo núi, thám hiểm, càng lên cao áp suất không khí càng giảm, lượng oxy trong không khí càng thấp dẫn đến chỉ số SpO2 cũng sụt giảm. Bằng việc nhìn vào chỉ số này, bạn có thể quyết định có nên đi tiếp hay không.

Trong buổi ra mắt sản phẩm, đại diện Apple cũng nhấn mạnh vai trò của chỉ số SpO2, đặc biệt trong giai đoạn Covid-19 khiến nhiều người mắc các bệnh về phổi.

Đo nồng độ oxy trong máu Apple Watch Series 5
Công nghệ đo lường chỉ số SpO2

Tuy nhiên theo Geoffrey Fowler, chuyên gia công nghệ của trang Washington Post và là một trong những người đầu tiên sử dụng mẫu Watch Series 6 của Apple, tính năng đo SpO2 trên mẫu đồng hồ mới của Apple “hầu như vô dụng”.

“Lần đo đầu tiên, Apple Watch 6 hiển thị mức oxy trong máu của tôi là 88% – thấp đáng kinh ngạc, trong khi tôi sức khỏe tốt và không bị khó thở. Năm phút sau, tôi kiểm tra lại thì chỉ số SpO2 là 95%. Mỗi lần thử tiếp theo lại cho một kết quả khác nhau”, Geoffrey cho biết.

Thử nghiệm và so sánh với thiết bị đo SpO2 chuyên dụng của hãng Medline, Geoffrey cho biết đồng hồ của Apple thường cho độ chênh lệch 2 đến 3%, có lúc là 7%. Trong khi đo, người dùng Apple Watch 6 phải giữ đồng hồ trên cổ tay trong 15 giây, còn sản phẩm của Medline được kẹp vào ngón.

Đo nồng độ oxy trong máu Apple Watch Series 5
Công nghệ đo lường chỉ số SpO2

Cơ chế chung của các thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu là sử dụng cảm biến áp vào da. Ánh sáng từ cảm biến sẽ chiếu xuyên qua da để phát hiện màu sắc của máu, từ đó tính toán nồng độ oxy. Geoffrey đã thử trên một số người dùng với màu da khác nhau và đều cho kết quả chênh lệch so với máy đo chuyên dụng.

Apple không bình luận về nghi vấn cảm biến đo SpO2 trên Watch Series 6 bị lỗi. Hãng này sau đó gửi lại cho Geoffrey một chiếc Watch Series 6 khác kèm 8 chiếc dây đeo để thử nghiệm. Tuy nhiên, Geoffrey cho hay tình trạng chênh lệch kết quả đo vẫn diễn ra. Trong nhiều tình huống, đồng hồ của Apple còn báo “đo không thành công”.

Trên website sản phẩm, Apple ghi chú tính năng đo nồng độ oxy này không dùng cho mục đích y tế, mà chỉ dùng cho mục đích thể dục và theo dõi sức khỏe chung. Sản phẩm này cũng chưa được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc của Mỹ cấp chứng nhận, theo Washington Post.

Tính năng đo nồng độ oxy trong máu trên Apple Watch Series 6 hiện vẫn chưa được hỗ trợ tại Việt Nam, trong thời gian chờ đợi, hy vọng rằng nhà Táo khuyết sẽ tiếp thu các ý kiến và thực hiện những nâng cấp, chỉnh sửa cần thiết, để Apple Watch có thể trở thành trợ thủ đắc lực của con người trong việc bảo vệ sức khỏe, đặc biệt giữa tình hình đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới.

Thảm khảo thêm các phụ kiện khác sử dụng cho Apple Watch tại đây

Quý khách cần thêm thông tin, đừng ngần ngại liên hệ hotline hoặc inbox trực tiếp qua Facebook cho chúng tôi Tại đây

Apple đã ra mắt thêm tính năng đo nồng độ oxy trong máu trên Apple Watch Series 6 nhằm chăm sóc sức khỏe tim mạch cho người dùng một cách tối ưu nhất. Vậy cách đo nồng độ oxy trong máu SpO2 trên Apple Watch chính xác như thế nào? Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời bạn nhé.

Nồng độ oxy trong máu là gì?

SpO2 viết tắt của cụm từ "Saturation of peripheral oxygen"  là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Hiểu cách khác, SpO2 chính là  tỷ lệ hemoglobin oxy hóa (hemoglobin có chứa oxy) so với tổng lượng hemoglobin trong máu (oxy hóa và không oxy hóa hemoglobin).

Người ta vẫn thường ví von SpO2 được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, bên cạnh 4 dấu hiệu khác là mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở.

>> Xem thêm: SpO2 là gì? Tại sao cần thường xuyên theo dõi chỉ số SpO2?

Làm thế nào để đo oxy trong máu trên Apple Watch?

Để đo nồng độ oxy trong máu (SpO2), bạn cần đảm bảo các yếu tố sau đây:

  • Đảm bảo rằng ứng dụng Blood Oxygen có sẵn ở quốc gia hoặc vùng lãnh thổ bạn đang sống. Bạn có thể xem trong quá trình thiết lập.
  • Cập nhật điện thoại lên phiên bản iOS mới nhất (từ iPhone 6s trở lên).
  • Cập nhật Apple Watch Series 6 lên phiên bản watchOS 7 mới nhất.
  • Ứng dụng Blood Oxygen sẽ không có sẵn cho người dùng dưới 18 tuổi. Bạn cần xác nhận hoặc thiết lập tuổi trong Hồ sơ Y tế của mình.

Hướng dẫn cài đặt ứng dụng Blood Oxygen để đo nồng độ oxy trong máu trên Apple Watch

  • Trên iPhone, bạn mở ứng dụng Sức khỏe (Health).
  • Bạn làm theo các bước trên màn hình. Nếu bạn không thấy hướng dẫn cài đặt này, bấm vào tab Duyệt (Browse), sau đó chọn Hô hấp (Respiratory) > Oxy trong máu (Blood Oxygen) > Cài đặt Blood Oxygen.
  • Sau khi hoàn thành cài đặt, bạn mở ứng dụng Blood Oxygen trên Apple Watch để đo nồng độ oxy trong máu.
  • Nếu bạn không thấy ứng dụng Blood Oxygen trên Apple Watch, bạn có thể tìm kiếm trong App Store của Apple Watch và tải xuống.

Lưu ý:

Ứng dụng Blood Oxygen được cài đặt trong quá trình thiết lập ở ứng dụng Sức khỏe. Nếu bạn đã xóa ứng dụng Blood Oxygen thì có thể tải lại từ App Store trên Apple Watch nếu đã hoàn tất quá trình thiết lập ứng dụng.

Với ứng dụng Blood Oxygen, bạn có thể đo mức độ oxy trong máu bất cứ lúc nào:

  • Bước 1: Đảm bảo Apple Watch được đeo thoải mái trên cổ tay của bạn.
  • Bước 2: Mở ứng dụng Blood Oxygen trên Apple Watch.
  • Bước 3: Giữ nguyên cổ tay thẳng, Apple Watch hướng về phía trên.
  • Bước 4: Bấm Bắt đầu (Start), giữ tay không động đậy khoảng 15 giây.
  • Bước 5: Sau đó, bạn chờ một chút, thời gian đo sẽ mất khoảng 15 giây. Cuối cùng, bạn sẽ nhận được kết quả.
  • Bước 6: Bạn chọn Xong (Done) là kết thúc quá trình đo.

Lưu ý:

  • Để có được kết quả đo chính xác nhất, bạn cần đặt tay của mình lên bàn hoặc một mặt phẳng nào đó khi đo, giữ tay ổn định nhất có thể. Ngoài ra, Apple Watch không nên đeo quá chật. Dây đeo phải chắc chắn nhưng vẫn giữ được sự thoải mái, đồng thời mặt sau của đồng hồ chạm vào cổ tay.
  • Các phép đo trong ứng dụng Blood Oxygen không nhằm mục đích sử dụng y tế, bao gồm tự chẩn đoán hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ và chỉ được thiết kế cho các mục đích thể dục và sức khỏe chung.
  • Ứng dụng Blood Oxygen được thiết kế dành cho người dùng từ ít nhất 18 tuổi.

Một số yếu tố làm ảnh hưởng kết quả đo oxy trong máu Apple Watch

Dưới đây là một số yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả đo oxy trong máu trên Apple Watch:

  • Nếu nhịp tim của bạn quá cao (trên 150 bpm) khi đang trong trạng thái nghỉ ngơi, bạn sẽ không thể đo lượng oxy trong máu thành công.
  • Chuyển động cũng là một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng đo thành công. Một số tư thế, chẳng hạn như cánh tay buông thõng bên hông hoặc nắm chặt tay cũng sẽ dẫn đến kết quả đo không thành công.
  • Sự tưới máu qua da (hoặc lượng máu chảy qua da của bạn) cũng có thể làm ảnh hưởng đến các phép đo SpO2 trên Apple Watch. Sự tưới máu trên da thay đổi đáng kể ở mỗi người và cũng có thể bị tác động bởi môi trường. Ví dụ: Nếu bạn đang ở ngoài trời lạnh, lượng máu qua da ở cổ tay của bạn có thể quá thấp để cảm biến hoạt động với ứng dụng Blood Oxygen có thể đo được.
  • Ngoài ra, những thay đổi vĩnh viễn hoặc tạm thời trên da của bạn, ví dụ như các hình xăm, cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả đo. Mực, hoa văn và độ bão hòa của một số hình xăm có thể chặn ánh sáng từ cảm biến, khiến ứng dụng khó đo được mức độ oxy trong máu.

Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được cách đo nồng độ oxy trong máu SpO2 trên Apple Watch chính xác nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Nếu có nhu cầu trang bị Apple Watch chính hãng, chất lượng, bạn vui lòng tham khảo và đặt mua tại website META.vn hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline bên dưới.

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Tham khảo thêm: