Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 1

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG TIẾT DẠY MÔN TIẾNG VIỆT

Trong năm học 2018- 2019 dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường Trường Tiểu học đã tổ chức các tiết dạy chuyên đề nhằm chia sẻ, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm qua tiết dạy.

Giáo viên đã sử dụng rất nhiều phương pháp dạy học tích cực và đổi mới vận dụng hiệu quả trong tiết dạy môn Tiếng Việt lớp 4 do cô giáo Đào Thị Thơm thực hiện, tiết học sôi nổi ngay từ đầu qua phần khởi động đã giúp phát huy tối đa tính tích cực, sự sôi nổi của học sinh trong hoạt động học.            


          Trong tiết dạy “Bài 29A: Qùa tặng của thiên nhiên” với mục tiêu đọc- hiểu bài tập đọc “ Đường đi Sa Pa”, học sinh đã tích cực, chủ động, tự tin trong quá trình học tập cùng bạn trong nhóm nhằm khám phá, tìm tòi, đưa ra các cách đọc bài trôi chảy, diễn cảm và tìm hiểu nội dung kiến thức bài tập đọc một cách chủ động. Tiết học đều nhẹ nhàng, sôi nổi nhưng thu được hiệu quả cao.Hình ảnh cô giáo Đào Thị Thơm trong tiết dạy thao giảng Tiếng Việt lớp 4

Sau tiết dạy, các đồng chí giáo viên cùng nhau đóng góp ý kiến tiết dạy nhằm học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của phân môn, từ đó khi thiết kế bài học phải chuẩn bị các phương án khác nhau để tiết học gây hứng thú và đạt kết quả tốt nhất.

Tác giả:Đào Thị Thơm

Những giờ học hào hứng

Giờ học Âm nhạc lớp 1, Trường Tiểu học Tràng An [Hà Nội] khá sôi nổi khi cô giáo đệm đàn, học sinh hát. Đạo cụ của giờ học gồm có trống, hoa giấy, bộ gõ… Từng nhóm học sinh giơ tay lên biểu diễn trên nền nhạc của giáo viên. Để tạo sự vui nhộn, hào hứng cho học sinh, giáo viên cho phép các em ngẫu hứng múa minh họa.

Bà Trần Thị Bích Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An, nói rằng, giáo viên phải tích cực đổi mới kỹ thuật dạy học; Mỗi tuần, tổ giáo viên lớp 1 đều tổ chức sinh hoạt chuyên môn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Trường phân mỗi giáo viên phụ trách chuyên môn sâu 1 môn học cụ thể để chia sẻ phương pháp dạy học hay về môn đó. Theo bà Liên, SGK lớp 1 phải sau một năm mới rút ra được kinh nghiệm. “Tuy nhiên, cái khó hiện nay là đồ dùng, thiết bị dạy học cho cả cô và trò đều chưa có. Ngoài tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên phải tự chế tạo đồ dùng nên vất vả hơn”, bà nói.

Cô Nguyễn Thị Khánh Ly, giáo viên Trường Tiểu học Ngọc Khánh [Hà Nội], cho rằng, liên tục đổi mới phương pháp dạy học để học sinh luôn hứng thú. Ví dụ, trong các giờ học Tiếng Việt, học sinh lên bảng tập đóng vai, hóa thân vào các nhân vật trong truyện. Sau đó, mới dẫn dắt học sinh đi đến việc tìm tiếng, vần, từ mới trong bài học. Cuối giờ, biết học sinh rất thích tô màu, cô giáo cho các em vẽ tranh tư duy và tô màu sắc tùy hứng. Qua đó, học sinh học âm - vần rất vui vẻ.

Ông Trần Huy Hợi, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Tân [Hà Tĩnh], cho biết, sau gần nửa năm dạy SGK mới, giáo viên cần phải nỗ lực hơn nhưng cũng đã “vào guồng”, chuẩn kiến thức, kỹ năng học sinh đều đạt được. “Nếu trước đây, cô đọc trò viết, cô nói trò nghe thì dạy học theo phương pháp mới, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi mở để khuyến khích học sinh chủ động tự học, tự làm từ đó lĩnh hội kiến thức”, ông Hợi nói.

Giáo viên được quyền linh hoạt

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD&ĐT, cho biết, phương pháp dạy học tích cực được Bộ hướng dẫn các cơ sở giáo dục áp dụng nhiều năm nay, và được áp dụng triệt để trong chương trình, SGK mới.

Nguyên tắc của đổi mới phương pháp dạy học là thầy cô phải giao nhiệm vụ rõ ràng cho học sinh và được quyền áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy. “Giáo viên đóng vai trò quan sát, hỗ trợ những vướng mắc, khó khăn của học sinh để giúp các em hoàn thành nhiệm vụ. Dần dần, học sinh sẽ được hình thành thói quen và lĩnh hội kiến thức cũng như có thể áp dụng kiến thức vào thực tế”, ông Thành nói.

Ông Thành cho rằng, phương pháp dạy học này sẽ có hiệu quả hơn khi vận dụng hình thức khen thưởng, động viên học sinh. Theo ông trong đổi mới phương pháp dạy học, phụ huynh đóng vai trò quan trọng, giúp hướng dẫn các con có thể áp dụng kiến thức học vào thực tiễn, không nên làm thay con.

Theo Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Tân, giáo viên trẻ nhanh nhạy nên đổi mới rất nhanh, giáo viên nhiều tuổi buộc phải nỗ lực hơn. Với phương pháp tổ chức dạy học linh hoạt, đổi mới trong từng tiết, từng bài, từng môn cụ thể, cường độ làm việc của giáo viên lớn hơn. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu, giáo viên lên kho dữ liệu dạy học tải các hình ảnh về trình chiếu, nên không phải viết bảng nhiều. Nhờ đó, giáo viên có thêm thời gian kiểm tra, hướng dẫn học sinh…

Môn Tiếng Việt là môn học rất quan trọng đối với các em học sinh nói chung và các em học sinh lớp 1 nói riêng. Cũng như tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục  trong trường phổ thông, môn Tiếng việt lớp 1 góp  phần hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương: có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với cội nguồn, yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh: có hứng thú học tập, ham thích lao động, thật thà ngay thẳng trong học tập và đời sống, có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình xã hội và môi trường xung quanh. Để giúp tất cả các đồng chí giáo viên trong tổ nắm bắt chắc phương pháp dạy môn tiếng việt sâu hơn nhà trường đã chỉ đạo giáo viên khối 1 dạy chuyên đề riêng và phân công cô giáo Ngyễn Thị Hiền, tổ trưởng tổ 1 tiếp tục dạy môn tiếng việt Bài 34: ân ât.

Mở đầu tiết học, giáo viên cho các em ôn lại bài cũ bằng bốn từ "Củ sắn,thằn lằn ,bắt cá,nhặt rau". Tôi thấy các em đọc bài cũ rất tốt. Qua đó giáo viên dẫn dắt các em vào hoạt động khám phá vần "ân" rất tự tin với hình thức cho học sinh quan sát hình ảnh "cái cân" để giúp các em tìm ra từ mới là từ "cái cân". Các em tìm và đọc từ mới rất tốt, cô giáo dẫn các em đi tìm tiếng mới, vần mới, các em rất ham thích.

                                            Học sinh tích cực thực hiện nhiệm vụ của giáo viên

        Qua hoạt động bài mới các em đọc rất tốt và nắm bài rất chắc. Côgiáo muốn khắc sâu được kiến thức cho các em đã mở rộng vốn từ cho các em tìm các tiếng mới chứa vần "ân"; ở hoạt động này tôi nhận thấy hiệu quả rất cao, các em làm rất tốt.

Hình ảnh học sinh tìm tiếng chứa vần mới tốt

        Sang đến phần vần "ât" tôi nhận thấy các em đã giảm hưng phấn hơn, tôi nghĩ là do đặc thù của học sinh lớp bé, các em ngồi trong lớp quá lâu thấy nản, giảm sự tập trung vào bài nhưng cô giáo đã biết lôi kéo học sinh trở lại trạng phấn khích ban đầu bằng hình thức cho tất cả các em đứng dạy tập các động tác thể dục và lôi kéo các em quay trở lại học tập. Lúc này các em đã tiếp tục vào học tập nhưng vẫn không được như lúc đầu,tuy nhiên giáo viên yêu cầu các em tìm tiếng chứa vần ât các em vẫn hiểu và tìm được.

Hoạt động tiếp theo sang phần luyện đọc từ học sinh lại quay trở lại trạng thái hứng thú ban đầu. Học sinh tìm được từ mới và đọc trôi chảy bài.

Học sinh tích cực xây dựng bài

Sau khi được dự giờ xong, giáo viên trong khối đã cùng nhau đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm về tiết học. Tại đây các đồng chí giáo viên cũng chia sẻ rất tích cực. Rất nhiều ý kiến đưa ra  để trao đổi nhưng ai cũng nhận ra rằng hiệu quả của việc áp dụng phương pháp này vào dạy học ở các môn học ở tiểu học  là rất thiết thực. Bản thân tôi thì  rất thích vì trong tiết học tôi thấy học sinh rất hứng thú, tích cực. Cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Hiền đã dạy thể nghiệm cho chúng tôi dự và  học tập được nhiều kinh nghiệm từ đồng chí Hiền như cách quản lý lớp, các kí hiệu riêng đối với các em và khi học sinh giảm hưng phấn giáo viên biết dừng lại tập thể dục cho thay đổi không khí lớp học.

Hình ảnh các cô phân tích tiết dạy sau khi dự giờ tiết dạy thể nghiệm

Sau mỗi tiết dự giờ tôi cũng rút ra được kinh nghiệm riêng cho mình , tự rút ra được cho mình bài học khi dạy học theo hướng  nghiên cứu bài học theo định hướng phát triển năng lực của người học, phát huy  tính  tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tôi nhận thấy mình phải đi dự giờ thăm lớp nhiều để bồi dưỡng thêm năng lực chuyên môn cho mình ngày càng tốt hơn.

Video liên quan

Chủ Đề