Dòng cắt định mức của máy cắt là gì năm 2024

Đây là một thiết bị điện được sử dụng nhằm đảm nhận vai trò chuyển đổi và điều khiển cũng như bảo vệ mạch điện cùng các thiết bị điện được an toàn khỏi các sự cố điện xảy ra. Đây là thuật ngữ chung để chỉ các thiết bi chuyển mạch. Ví dụ như: Aptomat cài (MCB), Aptomat chống giật, Aptomat chống rò, Aptomat khối (MCCB), Aptomat tép, Bộ khởi động cơ, Cầu dao cách ly, Cầu dao đảo chiều, Cầu dao hở, ELCB, Khởi động từ, Máy cắt chân không (VCB), Máy cắt không khí, Rơ le điện tử, Rơ le nhiệt, Tụ bù cho khởi từ, Tiếp điểm phụ cho khởi động từ LS và phụ kiện của chúng.

Các thiết bị này sẽ được kết nối với nhau để truyền tải và thực hiện việc phân phối cũng như chuyển đổi điện năng một cách hiệu quả trong hệ thống mạch điện. Các thiết bị này sẽ thực hiện việc mở và đóng mạch điện. Khi đó, các thiết bị điện trong mạch sẽ có 1 thiết bị chuyển mạch đảm nhận vai trò bảo vệ chung chính là các thiết bị đóng cắt

Hiện nay, thị trường có rất nhiều loại thiết bị thực hiện nhiệm vụ chuyển mạch khác nhau. Vì vậy, thuật ngữ thiết bị đóng cắt được sử dụng chung cho nhiều loại thiết bị điện có hoạt động liên quan đến việc chuyển mạch hay điều khiển cũng như bảo vệ các thiết bị điện trong một mạch điện.

II. Phân loại các thiết bị đóng cắt

  1. Aptomat cài (MCB – Miniature Circuit Breaker)

Thiết bị ngắt mạch thu nhỏ. Chức năng chính của MCB là tự động chuyển mạch, tức là để mở mạch (đã được kết nối với nó) khi dòng điện đi qua MCB vượt quá giá trị mà nó được đặt. MCB có thể thao tác thủ công BẬT và TẮT tương tự như công tắc thông thường khi cần thiết. Chúng được thiết kế để hoạt động dưới 2,5 mili giây trong các sự cố ngắn mạch và 2 giây đến 2 phút trong trường hợp quá tải (tùy thuộc vào mức độ dòng điện).

Dòng cắt định mức của máy cắt là gì năm 2024

MCB cài của hãng HYUNDAI > Xem sản phẩm tại đây

  1. Aptomat chống giật – Aptomat chống rò:

Aptomat chống giật còn có tên gọi khác là Át chống giật, CB chống giật, Aptomat chống dòng rò, Cầu dao chống dòng rò... Cũng tương tự như Aptomat thường, Aptomat chống giật có các loại sau: Aptomat chống giật dạng tép RCCB (Residual Current Circuit Breaker). Aptomat chống giật dạng tép có bảo vệ quá tải RCBO (Residual Circuit Breaker with Overcurrent protection). Aptomat chống giật dạng khối có bảo vệ quá tải ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker). Aptomat chống giật (CB chống giật) có chức năng ngắt điện khi có dòng điện rò xuống đất hay có người bị điện giật. Ngoài ra Aptomat chống giật ELCB, RCBO còn có chức năng bảo vệ quá tải tương tự như aptomat thường. Trong khi đó RCCB chỉ có chức năng chống dòng rò, cần phải kết hợp với MCB để bảo vệ quá tải. RCCB + MCB = RCBO.

Dòng cắt định mức của máy cắt là gì năm 2024

Aptomat chống giật dạng tép RCCB (Residual Current Circuit Breaker) của hãng LS > Xem sản phẩm tại đây

  1. Aptomat khối (MCCB - Moulded Case Circuit Breaker)

Hay còn gọi là aptomat vỏ đúc là một loại thiết bị bảo vệ điện được sử dụng để bảo vệ mạch điện khỏi dòng điện quá mức, có thể gây quá tải hoặc ngắn mạch. MCCB thường có dòng cắt định mức, dòng cắt ngắn mạch lớn.

Aptomat khối (MCCB) được phân loại theo các tiêu chí như sau:

Theo số cực: 2 cực (2P), 3 cực (3P), 4 cực (4P) Theo dòng điện: 10A, 15A, 20A, 30A, 40A, 50A, 60A, 75A, 100A, 125A, 150A, 175A, 200A, 225A, 250A, 300A, 350A, 400A, 500A, 630A, 700A, 800A... Theo dòng ngắn mạch: 18kA, 22kA, 30kA, 35kA, 42kA, 50kA, 65kA...

Dòng cắt định mức của máy cắt là gì năm 2024

MCCB dòng LS > Xem sản phẩm tại đây

  1. Bộ khởi động cơ (Motor starter)

Là loại thiết bị dùng để khởi động, ngừng hoạt động của động cơ và bảo vệ chuyên dụng cho động cơ. Có chức năng giúp động cơ vận hành non tải lâu dài, tăng tuổi thọ cho động cơ. Với tính năng được tích hợp relay nhiệt bảo vệ quá tải, ngắn mach và bảo vệ mất pha nhỏ gọn nên được sử dụng rất rộng rãi cho trong hệ thống điều khiển công nghiệp.

Chức năng của nó khá giống với rơ le nhưng điểm khác biệt là nó ngoài vai trò Bật/Tắt động cơ thì còn đảm nhận việc bảo vệ động cơ khi có tình trạng quá dòng hay điện áp thấp.