Em làm thế nào để không mắc bệnh béo phì

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Bệnh béo phì đang tǎng lên với tốc độ báo động, đây thực sự là mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai làm giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của con người kéo theo đó là một loạt hệ lụy về các bệnh khác như: Cao huyết áp, suy tim, đái tháo đường, ung thư...

Thừa cân và béo phì được WHO- tổ chức y tế thế giới định nghĩa là sự tích tụ chất béo bất thường hoặc quá mức có thể làm giảm sức khỏe.

Chỉ số khối cơ thể [BMI] là một chỉ số đơn giản về cân nặng theo chiều cao thường được sử dụng để phân loại thừa cân và béo phì ở người trưởng thành.

1.1 Đối với người lớn

Thừa cân là chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 25 và béo phì là chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 30.

1.2 Đối với trẻ em

Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: Thừa cân là cân nặng theo chiều cao lớn hơn 2 độ lệch chuẩn trên trung bình. Tiêu chuẩn tăng trưởng trẻ em của WHO; và béo phì là cân nặng theo chiều cao lớn hơn 3 độ lệch chuẩn trên trung bình Tiêu chuẩn tăng trưởng trẻ em của WHO.

Trẻ em từ 5 - 18 tuổi: Thừa cân là BMI theo tuổi lớn hơn 1 độ lệch chuẩn trên trung bình tham chiếu tăng trưởng của WHO; và béo phì lớn hơn 2 độ lệch chuẩn trên trung bình trên tham chiếu tăng trưởng của WHO.

Bệnh béo phì ở trẻ em

Sự thay đổi trọng lượng cơ thể cho thấy nếu năng lượng đưa vào lớn hơn năng lượng tiêu thụ thì sự tăng cân sẽ xuất hiện.

2.1 Bệnh béo phì có tính chất gia đình

Những nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh béo phì có sự xuất hiện của gen di truyền [ di truyền đa gen]. Cha và mẹ bị bệnh béo phì thì có đến 80% nguy cơ con bị béo phì. Chỉ có khoảng 7% người bệnh béo phì trong khi bố mẹ bình thường.

Ngoài ra, việc ít vận động đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xuất hiện béo phì, sự phát triển khoa học, sự tiến bộ trong kỹ thuật thông tin và giao thông làm cho con người càng ít vận động. Trẻ em tăng cân nhanh một phần có vai trò của phương tiện nghe nhìn: tivi,, game và ngay cả trường học cũng ít quan tâm tới môn học hoạt động thể lực.

2.2 Do thần kinh nội tiết

  • Vùng dưới đồi: Gây béo phì khi bị tổn thương, bệnh ít gặp.
  • Đa nang buồng trứng: Đa nang buồng trứng gây rối loạn kinh nguyệt, tăng huyết áp, tăng androgen, kháng insulin và béo phì gặp 50% bệnh nhân
  • Cường vỏ thượng thận [H.C Cushing].
  • Suy giáp: Suy giáp làm rối loạn chuyển hoá nước điện giải, làm giảm Natri và giữ nước gây tăng cân, điều này hoàn toàn khác với tăng cân do béo.

Bệnh lý tuyến giáp gây béo phì

  • U tuỵ nội tiết [insulinoma]: Do tăng insulin gây hạ đường huyết và bệnh nhân phải ăn nhiều dẫn tới tăng cân.
  • Hội chứng phì sinh dục [Babinski – Froehlich].

Những bệnh nhân bị rối loạn nội tiết và chuyển hóa như: U vỏ thượng thận, mãn kinh, rối loạn chuyển hóa đường, rối loạn mỡ máu [ lipid]...v.v sẽ kích thích tạo mô mỡ. Sự hình thành mô mỡ trong cơ thể khiến cho sự gia tăng nhu cầu về chất đường, kéo theo gia tăng nhu cầu Insulin, sự gia tăng hai chất này lại kích thích tạo mô mỡ và hình thành một vòng xoắn bệnh lý rất khó điều trị.

Đột biến gen sản xuất Leptin hoặc đột biến Receptor của Leptin.

Đột biến gen khác:

  • Gen tổng hợp POMC.
  • Gen sản xuất Prohormone convertase – 1 [PC – 1]
  • Me – 4 Receptor.
  • PPAR – 2 [Peroxisome Proliferator Activator – receptor 2 ].

Bệnh béo phì do yếu tố gen gây ra

BMI tăng là một yếu tố nguy cơ chính đối với các bệnh không truyền nhiễm như:

  • Bệnh tim mạch [chủ yếu là bệnh tim và đột quỵ], là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong năm 2012;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Rối loạn cơ xương khớp [đặc biệt là viêm xương khớp - một bệnh thoái hóa khớp rất cao];
  • Một số bệnh ung thư [bao gồm nội mạc tử cung, vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt, gan, sỏi mật, thận và đại tràng].

Thừa cân ở trẻ em có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh béo phì, tử vong sớm và tàn tật ở tuổi trưởng thành cao hơn. Nhưng ngoài việc tăng nguy cơ trong tương lai, trẻ béo phì còn gặp khó khăn về hô hấp, tăng nguy cơ gãy xương, tăng huyết áp, các dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch, kháng insulin và ảnh hưởng tâm lý.

Thừa cân và béo phì, cũng như các bệnh liên quan phần lớn có thể phòng ngừa được bằng cách chọn lựa thực phẩm lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên là lựa chọn dễ dàng nhất [lựa chọn dễ tiếp cận nhất, có sẵn và giá cả phải chăng], do đó ngăn ngừa thừa cân và béo phì.

Ở cấp độ cá nhân, mọi người có thể:

  • Hạn chế lượng năng lượng nạp vào từ tổng lượng chất béo và đường;
  • Tăng khẩu phần trái cây và rau quả, cũng như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt;
  • Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên [60 phút mỗi ngày cho trẻ em và 150 phút trải đều trong tuần cho người lớn].

Tham gia các hoạt động thể chất giúp giảm tình trạng bệnh béo phì

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Phương pháp điều trị béo phì

XEM THÊM:

Bệnh béo phì đang gia tăng với tốc độ đáng báo động.

Theo Hindustan Times, béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ một lượng mỡ thừa. Bên cạnh việc làm mất thẩm mỹ, béo phì còn dẫn đến các nguy cơ sức khỏe khác như: Bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư... Ngày nay, tỷ lệ người béo phì và thừa cân ở nhiều quốc gia trên thế giới đang gia tăng ở mức đáng báo động.

Trong một cuộc phỏng vấn với HT Lifestyle, Sudarshan S, bác sỹ gia đình, Medall Healthcare [Ấn Độ] cho biết, béo phì có thể ngăn ngừa nếu bạn tuân thủ lối sống phù hợp và thực hiện một chế độ ăn lành mạnh. Tất nhiên, hiện nay đã có những phương pháp điều trị can thiệp y tế như: Thuốc, phẫu thuật... để trị béo phì. Thế nhưng nếu việc thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện và ngăn ngừa bệnh thì bạn nên chọn "chiến đấu" với béo phì một cách tự nhiên.

Tiến sỹ Sudarshan S cũng lưu ý 5 thay đổi lối sống nên được kết hợp trong cuộc sống hàng ngày để đẩy lùi béo phì như sau:

Ăn thực phẩm lành mạnh

Nên tránh các loại thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế, đường và thực phẩm chiên rán. Thay vào đó, bạn hãy thêm nhiều rau lá xanh vào chế độ ăn để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Tập thể dục

Bạn nên dành tối thiểu 45 phút mỗi ngày để tập thể dục. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp săn chắc cơ bắp và nó có tác dụng tích cực trong việc giảm mỡ bụng. Kết hợp các bài tập cardio và tập tạ là một cách tốt để giảm trọng lượng cơ thể.

Tránh hút thuốc, uống rượu

Hút thuốc và uống nhiều rượu đều mang lại những tác động xấu nghiêm trọng cho cơ thể. Rượu ảnh hưởng trực tiếp đến gan, trong khi hút thuốc làm tăng thêm các biến chứng đã có liên quan đến béo phì như: Bệnh tim mạch và ung thư.

Ngủ đủ giấc [7-8 giờ/ngày]

Để đạt được trạng thái cân bằng trao đổi chất và hoạt động tốt hàng ngày, cơ thể bạn cần ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi để tái nạp năng lượng.

Tránh căng thẳng

Căng thẳng dẫn đến chứng ăn uống vô độ - là một rối loạn ăn uống nghiêm trọng, trong đó người mắc thường xuyên ăn một lượng thức ăn lớn bất thường và cảm thấy không thể ngừng ăn. Tiến sỹ Sudarsha khuyên bạn có thể tập thiền và yoga để cải thiện chứng căng thẳng.

Công thức tính chỉ số BMI [chỉ số khối lượng cơ thể]: chỉ dựa vào 2 chỉ số là chiều cao và cân nặng.

BMI = Cân nặng/[chiều cao x chiều cao].

Trong đó, chiều cao tính bằng m, cân nặng tính bằng kg.

Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên và người tập thể hình.

Dựa vào thang phân loại của IDI & WPRO dành cho người châu Á [Bảng 1] thì BMI lý tưởng của người Việt Nam là từ 18,5 đến 22,9.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm thế nào để trẻ béo phì giảm cân và vẫn đủ dinh dưỡng phát triển chiều cao?

Lê Tuyết - Theo suckhoecong

Tình trạng béo phì không còn hiếm gặp như trong quá khứ và theo các chuyên gia, số người mắc bệnh béo phì hiện nay chiếm con số đáng kinh ngạc. Nó không chỉ ảnh hưởng tới ngoại hình thẩm mỹ mà còn là sức khỏe thể chất và tinh thần. Vậy làm thế nào để xác định bản thân có đang gặp phải tình trạng này hay không và các biện pháp phòng ngừa như thế nào sẽ được giải đáp trong bài chia sẻ dưới đây.

Béo phì là bệnh gì?

Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa thừa cân béo phì là tình trạng cơ thể tích lũy mỡ thừa quá mức tại một số vùng trên cơ thể và gây nên những tác động tiêu cực tới sức khỏe. Trong cơ thể của mỗi người, mỡ đóng vai trò lưu trữ năng lượng, hấp thụ những chấn động và giữ nhiệt cho toàn bộ các cơ quả.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà trọng lượng cơ thể gia tăng hơn so với chuẩn và xuất hiện tình trạng dư thừa quá mức mỡ. Điều này đã khiến cho cơ thể đánh mất đi sự cân bằng cần thiết.

Chỉ số BMI là thước đo tình trạng thừa cân béo phì chuẩn xác nhất

Bệnh béo phì được xác định và phân loại dựa trên chỉ số BMI của cơ thể. Chiều cao tính theo mét và trọng lượng tính theo kg là hai yếu tố để tính toán được chỉ số cơ thể này. Chỉ số BMI có mối liên hệ chặt chẽ tới tổng số lượng mỡ phân bố trong cơ thể của người trưởng thành và không áp dụng với phụ nữ mang thai. Theo chuẩn của tổ chức Y tế thế giới, chỉ số BMI trong khoảng từ 25 tới 29,9 được đánh giá là bình thường. Đối với bệnh nhân béo phì, chỉ số cơ thể này sẽ cao trên 30. Và người bệnh cần có những biện pháp để cải thiện tình trạng sức khỏe trước khi đối mặt với trường hợp xấu hơn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì

Nhiều người cho rằng béo phì là do việc ăn uống quá nhiều đồ dầu mỡ hay chất ngọt. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học thù nguyên nhân gây nên béo phì rất đa dạng. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến mà nhiều người phạm phải.

Ít vận động

Do tính chất công việc như nhân viên văn phòng phải thường xuyên ngồi 1 chỗ, ít vận động. Kết hợp cùng việc lười vận động, lười tập luyện thể thao nên cơ thể đốt cháy lượng calo ít.

Điều đó dẫn đến sự mất căn bằng trong việc nạp vào và sử dụng năng lượng. Tính trạng này kéo dài sẽ dẫn đến việc hình thành và tích tụ mỡ thừa trong cơ thể.

Yếu tố di truyền

Đây là một trong những nguyên nhân có thể khiến nhiều người bất ngờ nhưng lại được xếp là một trong những nhân tố chính gây nên tình trạng thừa cân. Có không ít người mang trong mình nhóm gen kích thích ngon miệng, nhóm gen điều hòa chuyển hóa hay nhóm gen liên quan đến tiêu hao năng lượng. Đây đều là những tác nhân khiến trọng lượng cơ thể tăng khó kiểm soát. Những người thừa cân do di truyền trao đổi chất chậm và rất khó để cải thiện cân nặng.

Di truyền là một trong những nguyên nhân hàng đầu của béo phì

Nguyên nhân từ sức khỏe của cơ thể con người

Một số người phải đối mặt với bệnh thừa cân béo phì do chính tình trạng sức khỏe hiện tại. Ở những người béo phì, một số hormone có thể kể đến như insulin hay leptin hoạt động kém hiệu quả khiến cho cơ thể tích mỡ ngày càng nhiều. Tình trạng kháng leptin dẫn đến cơ thể luôn thèm ăn và dự trữ chất béo nhiều hơn gây ra béo phì.

Yếu tố tâm lý

Có thể nhiều người chưa biết, căng thẳng hay lo âu kéo dài là thủ phạm trực tiếp của tình trạng thừa cân béo phì. Đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện và chứng minh được sự liên quan chặt chẽ của yếu tố tâm lý với tăng cần. Cùng một chế độ ăn nhưng những người hay buồn bã lo âu sẽ có nguy cơ béo phì gấp đôi với người luôn vui vẻ lạc quan.

Thói quen sinh hoạt, ăn uống không điều độ

Thói quen sinh hoạt và ăn uống không điều độ

Đây được xem là sự mất cân bằng giữa năng lượng nạp vào cơ thể và năng lượng tiêu hoa. Khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng và vượt quá nhu cầu cơ thể khiến cho năng lượng dư thừa chuyển hóa thành mỡ tích tụ trong các cơ quan. Cuộc sống bận rộn khiến cho mọi người không có được lối sống thực sự khoa học khiến cho tình trạng béo phì ngày một nghiêm trọng hơn.

Béo phì sau khi mang thai

Phụ nữ khi mang thai có sự thay đổi lớn về nội tiết tố. Cùng với đó là đòi hỏi tăng cân cho sự phát triển của thai nhi. Cùng với đó là chế độ dinh dưỡng để cho con bú và sự hạn chế vận động khiến phụ nữ sau mang thai rất dễ thừa cân, béo phì nếu không có chế độ vận động, tập luyện khoa học.

Tác hại và những biến chứng nguy hiểm của bệnh béo phì

Béo phì không chỉ khiến cơ thể nặng nề, khó di chuyển, ảnh hưởng đến vóc dáng, thẩm mỹ của cơ thể. Tác hại của bệnh béo phì còn ảnh hưởng rất lớn lên vấn đề về sức khỏe. Tác hại và những biến chứng nguy hiểm của bệnh phì ngày càng nhiều, to lớn hơn và tần suất xuất hiện cũng nhiều hơn.

Một số tác hại của bệnh béo phì có thể được kể đến như:

Gây ra các bệnh lý tiêu hóa

Mỡ thừa bám vào các thành mạch, các lớp niêm mạc trong các cơ quan tiêu hóa gây ra nhiều bệnh lý: táo bón, trĩ, sỏi mật,…Và các bệnh khác về đường gan mật như sỏi mật, gan nhiễm mỡ và nặng hơn có thể dẫn đến xơ gan,…

Tác động xấu đến hệ tim mạch

Mỡ thừa có thể gây xơ vữa động mạch

Lượng mỡ dư thừa trong các hệ mạch máu có thể gây nên tình trạng hẹp động mạch, các mảng xơ vữa,…Ngoài ra, lòng mạch bị hẹp hay mỡ thừa bao quanh tổ chức tim đòi hỏi tim phải hoạt động nhiều hơn.

Lâu ngày ảnh hưởng xấu đến hoạt động gây quá tải có thể dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ,…Đây là tác hại của bệnh béo phì ảnh hưởng to lớn nhất đến tính mạng con người.

Béo phì liên quan mật thiết với tiểu đường type 2

Béo phì làm cho hormone insulin giảm hiệu quả trong việc giúp cơ thể hấp thu đường. Tụy phải đáp ứng tăng tiết insulin, và nếu cứ kéo dài hoạt động của tụy sẽ giảm sút khiến cơ thể dễ dàng mắc bệnh tiểu đường type 2.

Dễ gặp các vấn đề về xương khớp

Trọng lượng cơ thể tăng mạnh làm các cơ, xương và hệ thống khớp phải chịu lực nhiều hơn. Người béo phì dễ gặp phải các căn bệnh ở khớp gối, cột sống cũng như các tổn hại ở các sụn khớp, dây chằng,…Các bệnh thoái hóa khớp, loãng xương cũng là nguy cơ từ bệnh béo phì gây ra.

Ngoài ra, ở người béo phì, việc đào thải axit uric giảm đi rất nhiều. Ngược lại lại kích thích việc tổng hợp axit uric làm nguy cơ mắc bệnh GOUT tăng lên rõ rệt.

Dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp

Những người mắc bệnh béo phì, nhất là ở trẻ em, nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp rất cao do hẹp đường thở, khó thở, viêm họng,…Và rất dễ mắc phải tình trạng ngáy to.

Béo phì gây vô sinh và các biến chứng khi mang thai ở phụ nữ

Khoa học đã chứng minh, béo phì làm giảm đến 50% lượng testosterone ở nam giới dẫn đến rối loạn cương dương, giảm ham muốn và nặng hơn có thể gây vô sinh. Ở nữ giới, tình trang này có thể làm giảm chức năng buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, khó thụ thai,…Ngoài ra, khi mang thai người phụ nữ có thể gặp nhiều biến chứng thai kỳ như sinh non, sẩy thai, tiền sản giật,…

Tác động xấu đến hành vi và tâm lý, suy giảm trí nhớ

Việc tăng cân, thừa cân, béo phì khiến cho người bệnh luôn tự ti, ngại tiếp xúc với đám đông và trong giao tiếp. Và đặc biệt, người béo phì có đến 55% có thể mắc bệnh trầm cảm. Bên cạnh đó, tình trạng suy giảm trí nhớ cũng cao hơn so với người bình thường.

Cách phòng chống bệnh béo phì

Thừa cân béo phì mang đến những bất tiện trong cuộc sống và nguy cơ suy giảm sức khỏe về lâu dài. Người bệnh cần có những hành động thực chất để cải thiện bản thân. Dưới đây là một số lời khuyên đến từ chuyên gia.

Luyện tập thể dục tăng cường sức khỏe

Một lối sống ít vận động sẽ không thể đốt cháy lượng calo dư thừa mỗi ngày và tập thể dục là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa tăng cân. Thời gian lý tưởng để luyện tập mỗi ngày là khoảng 30 phút với các bài tập có cường độ phù hợp. Người tập cần duy trì luyện tập mỗi ngày để có được hiệu quả bền vững nhất.

Luyện tập thể thao để duy trì cân nặng lý tưởng

Lên chế độ ăn với lượng calo phù hợp

Bên cạnh luyện tập chăm chỉ, chế độ ăn có tác động lớn tới quá trình giảm cân và duy trì cân nặng của mỗi người. Việc ăn uống hợp lý và điều độ sẽ khiến cơ thể không xuất hiện cảm giác thèm ăn. Những đồ ăn chứa lượng chất béo lớn hay độ đường cao nên hạn chế đến mức tối đa. Các chuyên gia khuyên rằng nên lựa chọn nhiều loại thức ăn để đang dạng thực đơn và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng stress

Yếu tố tâm lý luôn là mấu chốt giải quyết các vấn đề về sức khỏe. Đừng để việc quá cân trở thành gánh nặng mà hãy nghĩ đến cách thức để giải quyết hiệu quả nhất. Tinh thần thoải mái sẽ khiến mọi người suy nghĩ tích cực và vui vẻ hơn. Từ đó, tình trạng sức khỏe được cải thiện trông thấy và béo phì không còn là nỗi lo lắng trực chờ nữa.

Hạn chế căng thẳng và xây dựng lối sống tích cực

Béo phì là căn bệnh rất được quan tâm hiện nay. Chính thói quen sinh hoạt, áp lực công việc và nhịp độ sống đã làm căn bệnh này càng phổ biến hơn. Các tác hại của bệnh béo phì đang báo động đến sức khỏe và tuổi thọ của con người. Hãy rèn luyện cơ thể, chế độ ăn khoa học để giữ cơ thể luôn có trọng lượng phù hợp cho sức khỏe và đời sống hoàn hảo nhất. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ qua hotline hoặc truy cập qua website Bossmassage.

Video liên quan

Chủ Đề