Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch 2 gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh

Luyện từ và câu - Tuần 3 trang 12

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 1
  • Câu 2
Bài khác

Câu 1

Gạch dưới hình ảnh so sánh trong mỗi câu thơ, câu văn dưới đây. Viết lại từ chỉ sự so sánh.

Câu

Từ so sánh

a] Mắt hiền sáng tựa vì sao

Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.

b] Em yêu nhà em

Hàng xoan trước ngõ

Hoa xao xuyến nở

Như mây từng chùm.

c] Mùa đông

Trời là cái tủ lạnh

Mùa hè

Trời là cái bếp lò nung.

d] Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

Phương pháp giải:

Gợi ý:Em đọc kĩ các câu, tìm các hình ảnh so sánh và chỉ ra từ ngữ so sánh được sử dụng trong mỗi câu.

Lời giải chi tiết:

Câu

Từ so sánh

a] Mắt hiền sángtựavì sao

Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.

tựa

b] Em yêu nhà em

Hàng xoan trước ngõ

Hoa xao xuyến nở

Nhưmây từng chùm.

như

c]Mùa đông

Trờilàcái tủ lạnh

Mùa hè

Trờilàcái bếp lò nung.

là, là

d] Những đêm trăng sáng,dòng sônglàmột đường trăng lung linh dát vàng.

Câu 2

Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp.Nhớ viết hoa những chữ đầu câu.

Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi có lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát phẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.

Lời giải chi tiết:

Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng. Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát phẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng. Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Chính tả - Tuần 3 trang 13

    1. Điền vào chỗ trống ăc hoặc oăc :

  • Tập làm văn - Tuần 3 trang 14

    1. Viết từ 5 đến 7 câu chuẩn bị cho bài kể về gia đình em với một người bạn mới quen.

  • Chính tả - Tuần 3 trang 11

    1. a] Điền vào chỗ trống tr hoặc ch :

Quảng cáo
Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Tiếng Việt lớp 3 - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 3 có đáp án [Đề 1]

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 3 có đáp án [Đề 1]

Thời gian: 45 phút

Tải xuống

VỀ THĂM BÀ

Quảng cáo

Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ :

- Bà ơi!

Thanh bước xuống giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.

- Cháu đã về đấy ư ?

Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương.

- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu !

Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ.

Bà nhìn cháu, giục:

- Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!

Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.

[ Theo Thạch Lam ]

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Hình dáng của người bà được tả qua các chi tiết nào ?

A. Mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc đi vào, lưng đã còng.

B. Mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, mến yêu Thanh.

C. Mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, lưng đã còng.

Câu 2. Chi tiết nào dưới đây thể hiện tình cảm của bà đối với cháu ?

A. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.

B. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương.

C. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu.

Câu 3. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình ?

A. Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà.

B. Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.

C. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.

Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý chính của bài văn ?

A. Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu.

B. Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà, lòng biết ơn với người bà yêu quý và và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu.

C. Cái nóng ngày hè vô cùng độc hại khiến nhiều người khó chịu.

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:

Quảng cáo

a] tr hoặc ch

- che …ở /………………

- …ơ trụi /………………

- cách …ở /………….

-……ơ vơ /………….

b] ăc hoặc oăc

- dao s……/…………….

- lạ h ……//vietjack.com/……………

- dấu ng……kép /…………….

- mùi hăng h……/…………….

Câu 2. Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau, câu văn sau :

a]

Mặt trời nằm đáy vó

Như một chiếc đĩa nhôm

Nhấc vó : mặt trời lọt

Đáy vó : toàn những tôm.

[ Nguyễn Công Dương ]

b]

Nắng vườn trưa mênh mông

Bướm bay như lời hát

Con tàu là đất nước

Đưa ta tới bến xa …

[ Xuân Quỳnh ]

c] Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào vòi mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ như một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới.

[ Bùi Hiển ]

Câu 3. Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đặt 3 dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu.

Đêm mùa đông, trời mưa phùn gió lạnh thổi ào ào ngoài cửa sổ nằm trong nhà, Hồng lắng nghe tiếng mưa rơi em chỉ thương đàn gà phải co ro trong giá rét mùa đông.

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn [ khoảng 5 câu ] giới thiệu về những người trong gia đình em với cô giáo [ thầy giáo ] chủ nhiệm lớp.

Gợi ý : a] Gia đình em có mấy người, đó là những ai ?

b] Từng người trong gia đình em hiện đang làm việc gì, ở đâu ?

c] Tình cảm của em đối với những người trong gia đình ra sao ?

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

Quảng cáo
Câu 1 2 3 4
Đáp án C A C B

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:

a] tr hoặc ch

- che chở.

- trơ trụi.

- cách trở.

- chơ vơ.

b] ăc hoặc oăc

- dao sắc.

- lạ hoắc.

- dấu ngoặc kép.

- mùi hăng hắc.

Câu 2. Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau, câu văn sau :

a]

Mặt trời nằm đáy vó

Như một chiếc đĩa nhôm

Nhấc vó : mặt trời lọt

Đáy vó : toàn những tôm.

[ Nguyễn Công Dương ]

b]

Nắng vườn trưa mênh mông

Bướm bay như lời hát

Con tàu là đất nước

Đưa ta tới bến xa …

[ Xuân Quỳnh ]

c] Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào vòi mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ như một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới.

[ Bùi Hiển ]

Câu 3.

+ Đêm mùa đông, trời mưa phùn.

+ Gió lạnh thổi ào ào ngoài cửa sổ.

+ Nằm trong nhà, Hồng lắng nghe tiếng mưa rơi.

+ Em chỉ thương đàn gà phải co ro trong giá rét mùa đông.

Câu 4.

Gia đình em gồm bốn người: bố mẹ, chị gái và em. Bố em đã ngoài năm mươi tuổi, là một kỹ sư chế tạo máy, hiện đang công tác ở thành phố Hà Nội. Mẹ em là một bác sĩ nha khoa công tác ở bệnh viện Thu Cúc. Chị gái em hiện là sinh viên năm thứ hai của trường Sư Phạm. Còn em, đứa con út trong gia đình đang học lớp Ba trường Tiểu học Dịch Vọng A. Em rất yêu gia đình mình, bởi em được sống trong vòng tay âu yếm của bố mẹ và tình thương của chị gái.

Tải xuống

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 có đáp án [Đề 1]

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 có đáp án [Đề 1]

Thời gian: 45 phút

Tải xuống

LỜI KHUYÊN CỦA BỐ

Quảng cáo

Con yêu quý của bố

Học quả là khó khăn gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả. Cả đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi ngay vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học ...

Con hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt trong sự dã man.

Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia ! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường ! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.

[ Theo A-mi-xi ]

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Người bố khuyên con nghĩ đến tấm gương học tập của những ai ?

A. Người thợ, người lính ở thao trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc.

B. Người thợ, người lính ở chiến trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc.

C. Người thợ, người nông dân trên đồng, em nhỏ bị câm hoặc điếc.

Câu 2. Người bố đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào để nói về việc học tập ?

A. Sách vở là chiến trường, lớp học là vũ khí, sự ngu dốt là thù địch.

B. Sách vở là vũ khí, lớp học là thao trường, sự ngu dốt là thù địch.

C. Sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch.

Câu 3. Người bố mong con mình là người “chiến sĩ” có những phẩm chất gì ?

A. Can đảm, luôn luôn cố gắng, hăng say và phấn khởi.

B. Can đảm, luôn luôn cố gắng, không bao giờ hèn nhát.

C. Can đảm, luôn thích đi học, không bao giờ hèn nhát.

Câu 4. Theo em, vì sao người bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi ?

A. Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tinh thần phấn khởi, vui tươi.

B. Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tìm thấy niềm vui trong lao động.

C. Vì bố muốn con tự giác, hăng say học tập và phấn khởi với nhiều điểm cao.

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :

a] l hoặc n

- ...úa...ếp/.............

-.....e.....ói/............

-.....o.....ắng/.............

-......ời....ói/..............

b] en hoặc eng

- giấy kh...//vietjack.com/............

- cái x.......//vietjack.com/.............

- thổi kh.......//vietjack.com/.............

- đánh k.......//vietjack.com/..............

Câu 2. Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau :

a]

– Con yêu mẹ bằng trường học

Cả ngày con ở đấy thôi

Lúc con học, lúc con chơi

Là con cũng đều có mẹ.

[ Xuân Quỳnh ]

b]

Con mong mẹ khỏe dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con .

[ Trần Đăng Khoa ]

c]

Công cha cao hơn núi

Nghĩa mẹ dài hơn sông

Suốt đời em ghi nhớ

Khắc sâu tận đáy lòng.

[ Lý Hải Như ]

Câu 3. Gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau và tìm từ so sánh có thể thay thế cho dấu hai chấm trong dòng thơ cuối [ Viết vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu trả lời ]

Quảng cáo

Em nhặt ốc, hến

Em đơm cơm nào,

Cơm là cát biển

Đũa : nhánh phi lao.

[ Lữ Huy Nguyên ]

Dấu hai chấm trong dòng thơ cuối có thể thay thế bằng từ so sánh :

.......................................................................................................................

Câu 4. Em hãy ghi lại những dự kiến về nội dung trao đổi trong cuộc họp tổ bàn về việc xây dựng môi trường học tập thân thiện ở tổ em.

Gợi ý :

a] Mục đích của cuộc họp tổ là gì ?

b] Tình hình học tập đầu năm của tổ ra sao [ chú ý về tinh thần học tập và kết quả đạt được ở các môn học của các bạn trong tổ ]. Nêu nguyên nhân và cách khắc phục [ nếu có hạn chế, khuyết điểm ]

c] Phân công công việc [ trách nhiệm ] của từng thành viên trong tổ.

Câu 1 2 3 4
Đáp án A C B A

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :

a] l hoặc n

- lúa nếp

- le lói - lo lắng

- lời nói

b] en hoặc eng

- giấy khen

- cái xẻng

- thổi khèn

- đánh kẻng

Câu 2. Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau :

a]

– Con yêu mẹ bằng trường học

Cả ngày con ở đấy thôi

Lúc con học, lúc con chơi

Là con cũng đều có mẹ.

[ Xuân Quỳnh ]

b]

Con mong mẹ khỏe dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con .

[ Trần Đăng Khoa ]

c]

Công cha cao hơn núi

Nghĩa mẹ dài hơn sông

Suốt đời em ghi nhớ

Khắc sâu tận đáy lòng.

[ Lý Hải Như ]

Câu 3. Gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau và tìm từ so sánh có thể thay thế cho dấu hai chấm trong dòng thơ cuối [Viết vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu trả lời ]

Em nhặt ốc, hến

Em đơm cơm nào,

Cơm là cát biển

Đũa : nhánh phi lao.

[ Lữ Huy Nguyên ]

Dấu hai chấm trong dòng thơ cuối có thể thay thế bằng từ so sánh : như, tựa, là, giống.

Câu 4. Em hãy ghi lại những dự kiến về nội dung trao đổi trong cuộc họp tổ bàn về việc xây dựng môi trường học tập thân thiện ở tổ em.

Quảng cáo

a] Lí do và mục đích cuộc họp:

Thưa các bạn! Hôm nay, tôi triệu tập cuộc họp tổ, bàn về việc xây dựng môi trường học tập thân thiện, nhằm đưa tổ ta trở thành một tổ dẫn đầu về chất lượng học tập, không còn bạn nào bị yếu kém nữa.

b] Tình hình chất lượng học tập của cả tổ ta hiện nay:

Từ đầu năm đến nay, trong sổ theo dõi chất lượng học tập của tổ mà tôi có được thì bạn Hà có ba bài môn Tiếng Việt bị điểm bốn và hai bài môn Toán bị điểm ba. Các môn còn lại tuy trên điểm trung bình nhưng không cao lắm. Các bạn khác trong tổ đều đạt khá giỏi trở lên.

c] Nguyên nhân:

Là từ đầu năm đến nay, mạnh ai nấy học. Chúng ta chưa có sự quan tâm đến nhau. Vì vậy, tôi đề nghị các bạn hãy bàn bạc thảo luận xem có cách gì giúp đỡ cho bạn Hà, để bạn ấy học tốt hơn không? Mong các bạn có nhiều ý kiến đóng góp!.

d] Biện pháp giúp đỡ:

Sau khi tổ thảo luận, tổ trưởng tập hợp và đi đến thống nhất các biện pháp như sau:

+ Tăng cường học nhóm chủ yếu giải các bài tập môn Toán và Tiếng Việt.

+ Đến lớp trước 15 phút để truy bài.

+ Mỗi tuần tiến hành học nhóm 3 buổi: từ 14 giờ đến 16 giờ ngày thứ 3, 4, 5.

+ Nhóm của Hà, khi học nhóm, được tăng cường thêm 3 bạn cho 3 buổi [bạn Hoa ngày thứ 3, bạn Hùng ngày thứ 4 và tối ngày thứ 5].

+ Trước các buổi học 15 phút, tổ trưởng cùng bạn Hà truy bài cho nhau. Còn các bạn khác ghép theo từng cặp một để truy bài.

Tải xuống

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề