Gdp của ấn độ năm 2005 là bao nhiêu tiền năm 2024

- Công nghiệp và xây dựng giá trị tăng thêm 10,2%/năm, công nghiệp tăng 16%/năm (kế hoạch 13,1%), xây dựng tăng 10,7%.

- Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 7,6%/năm (kế hoạch 7,5%)

2. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

- Về cơ cấu ngành: Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng từ 36,7% (năm 2000) lên 41% (năm 2005) (kế hoạch 38 - 39%); tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 24,5% xuống còn 20,9% (kế hoạch 20 - 21%); tỷ trọng dịch vụ 38,1% (kế hoạch 41- 42%).

- Cơ cấu kinh tế vùng đã có bước điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng.

- Cơ cấu lao động có sự chuyển đổi tích cực: tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp và xây dựng trong tổng số lao động xã hội tăng từ 12,1% (năm 2000) lên 17,9% (năm 2005); lao động trong các ngành dịch vụ tăng từ 19,7% lên 25,3%; lao động trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 68,2% xuống 56,8%; lao động đã qua đào tạo tăng từ 20% (năm 2000) lên 25% (năm 2005).

- Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 38,4% GDP; kinh tế dân doanh chiếm 45,7% GDP (trong đó kinh tế hợp tác và hợp tác xã đóng góp 6,8% GDP); kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 15,9% GDP.

3. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá nhanh.

Vốn đầu tư toàn xã hội tăng vượt mức dự kiến hơn 30% so với kế hoạch (gấp hai lần so với 5 năm trước); vốn đầu tư trong nước chiếm 72% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

4. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được xây dựng bước đầu, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định:

- Quỹ tiết kiệm tăng bình quân khoảng 9%/năm; quỹ tiêu dùng tăng 7%/năm.

- Thu ngân sách tăng hơn 18%/năm; tỷ lệ GDP huy động vào ngân sách bình quân đạt 23,8%/năm. Tổng chi ngân sách Nhà nước tăng hơn 18%/năm.

5. Hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại có bước tiến mới rất quan trọng:

- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 5 năm đạt hơn 110,6 tỷ USD, tăng 17,5%/năm (kế hoạch 16%/năm).

- Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 5 năm khoảng 130 tỷ USD, tăng 19%/năm.

- Vốn đầu tư nước ngoài tăng khá, tổng giá trị vốn ODA trong 5 năm qua đạt khoảng 15 tỷ USD (vốn giải ngân đạt 7,7 tỷ USD); tổng mức vốn FDI đăng ký đạt gần 20 tỷ USD (vượt hơn 33% so với kế hoạch); tổng vốn thực hiện 14,3 tỷ USD (vượt 30% so với kế hoạch).

6. Giáo dục và đào tạo có bước phát triển khá:

- Ðến hết năm 2005, có 31 tỉnh đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học ở bậc tiểu học đạt 97,5%.

- Số học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 19,2%/năm, dạy nghề dài hạn tăng 12%/năm và sinh viên đại học, cao đẳng tăng 8,4%/năm.

7. Khoa học-công nghệ có tiến bộ.

8. Văn hóa - xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tích cực, chỉ số phát triển con người được nâng lên.

- Trong 5 năm tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động.

- Ðến cuối năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo còn 7% (kế hoạch là 10%, theo tiêu chuẩn Việt Nam cho giai đoạn 2001-2005).

- Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam từ 68 tuổi năm 1999 đã nâng lên 71,3 tuổi vào năm 2005.

9. Ðại đoàn kết toàn dân tộc vì sự nghiệp phát triển đất nước tiếp tục được tăng cường.

10. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại được mở rộng, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội.

Ấn Độ theo thể chế Liên bang, dân chủ đại nghị. Quốc hội gồm 2 viện: Hạ viện với 545 nghị sĩ với nhiệm kỳ 5 năm và Thượng viện với 250 thượng nghị sĩ, bầu 1 lần và cứ 2 năm bầu lại 1/3 số nghị sĩ.

Kể từ khi giành được độc lập (năm 1947) đến nay, nhân dân ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. ấn Độ đã thực hiện thành công “Cuộc cách mạng xanh” từ giữa những năm 60 thế kỷ trước, biến nước này từ nước nông nghiệp lạc hậu, thiếu lương thực thành nước xuất khẩu lương thực đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo, đưa sản lượng lương thực từ 52 triệu tấn lên khoảng 300 triệu tấn năm 2005. Cuộc “cách mạng trắng” tập trung chủ yếu vào phát triển đàn trâu, bò và dê sữa để cung cấp nguồn sữa chất lượng cao phục vụ người tiêu dùng. Tiếp theo là cuộc “Cách mạng chất xám” vào giữa những năm 90 thế kỷ XX, đã đưa ấn Độ trở thành siêu cường phần mềm máy tính trên thế giới với xuất khẩu phần mềm với xuất khẩu tăng trưởng 50%/năm, 62% trong tổng doanh thu xuất khẩu phần mềm của ấn Độ là sang Mỹ, 24% sang châu Âu, kim ngạch kinh doanh phần mềm công nghệ thông tin và dịch vụ chiếm trên 2% GDP của ấn Độ, các sản phẩm công nghệ thông tin chiếm 30% thị trường phần mềm thế giới…

Từ năm 1991, Chính phủ ấn Độ đã tiến hành cải cách kinh tế, đề ra chiến lược cải cách mới với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, hướng về xuất khẩu, cải cách nông thôn, phát triển nông nghiệp và kết cấu hạ tầng, khuyến khích đầu tư nước ngoài, bảo đảm giáo dục và chăm sóc y tế cơ bản cho mọi người dân. Cho đến nay, công cuộc cải cách kinh tế đã đem lại cho nền kinh tế ấn Độ bước phát triển đáng khích lệ: GDP tăng trưởng nhanh chóng, bình quân hàng năm tăng 6,5%/năm, dự trữ ngoại tệ đạt trên 100 tỷ USD. Những năm gần đây, GDP đã đạt 490 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 8%/năm. ấn Độ đã xây dựng được hệ thống các ngành công nghiệp cơ bản, đa dạng, có khả năng trang bị cho hầu hết các ngành kinh tế quốc dân. Ngày nay, ấn Độ đứng đầu thế giới về sản lượng mía đường, đứng thứ hai về sản lượng sữa, có một thị trường vốn sôi động 143 tỷ USD với 23 sở giao dịch, 9.000 công ty, hơn 600 liên doanh hoạt động tại 75 nước, có sức hấp dẫn lớn đối với giới đầu tư quốc tế. Bên cạnh đó, ấn Độ đang không ngừng mở rộng các mối quan hệ quốc tế cũng như không gian chiến lược, ngày càng giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Tiến trình hiện đại hóa quốc phòng của ấn Độ cũng từng bước được đẩy mạnh, hiện đại hóa.

Tại hội nghị thượng đỉnh về nền kinh tế ấn Độ do Diễn đàn kinh tế thế giới và Liên minh các ngành Công nghiệp ấn Độ tổ chức tháng 12 năm 2005, Thủ tướng ấn Độ Manmohan Shingh cho biết, với sự phối hợp đồng bộ của các chính sách, những biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp…, hy vọng tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này trong những năm tới sẽ đạt 10%/năm và ấn Độ sẽ trở thành một siêu cường kinh tế.

Quan hệ hợp tác Việt Nam - ấn Độ

Về chính trị: Đối với khu vực châu á - Thái Bình Dương, ấn Độ đã thực hiện chính sách hướng Đông, với mục đích tăng cường quan hệ nhiều mặt với các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN), trong đó, ấn Độ rất coi trọng và ưu tiên củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống, gắn bó và tin cậy với Việt Nam. Trên thực tế, trong hơn 50 năm qua, tất cả các đoàn lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đều đã sang thăm ấn Độ và đáp lại, tất cả các vị Thủ tướng và các vị lãnh đạo cao cấp của ấn Độ cũng đã sang thăm Việt Nam. Các chuyến thăm này đã làm cho quan hệ gắn bó, tin cậy giữa hai nước ngày càng phát triển.

Về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư: Từ những năm 90 của thế kỷ XX đã chứng kiến sự phát triển mạnh về quan hệ kinh tế giữa hai nước. Từ năm 1997, hai nước đã ký và gia hạn một loạt hiệp định cũ như: Hiệp định hợp tác kinh tế-thương mại; Hiệp định ấn Độ cung cấp tín dụng mới cho Việt Nam; Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ… Đặc biệt phải kể đến việc ký kết Hiệp định giữa Petro Việt Nam và Hội đồng Dầu và Khí tự nhiên của ấn Độ với hai đối tác nước ngoài để khai thác khí tự nhiên ở khu vực ngoài khơi phía Nam, gần Vũng Tầu. Trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng từ 200 triệu USD (năm 2000) lên trên 500 triệu USD (năm 2004), trong đó, ấn Độ xuất sang Việt Nam là chính, bao gồm các mặt hàng như: Cao su, nhựa, thép, máy móc, sợi bông, dược phẩm… Xuất khẩu của Việt Nam sang ấn Độ chiếm tỷ trọng nhỏ, bao gồm các mặt hàng: Điện tử, chè, cao su, giấy, sợi tơ tằm… Ngoài các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như nông-lâm sản, Việt Nam đang đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường ấn Độ các mặt hàng: Thủ công mỹ nghệ, đồ gốm, than đá và dầu thô, đồng thời Việt Nam tiếp tục sử dụng tín dụng ưu đãi của ấn Độ để nhập khẩu máy móc, thiết bị, săm lốp ô tô, dược phẩm…

ấn Độ là nước đầu tư rất sớm vào Việt Nam trong các lĩnh vực: Khai thác dầu khí, chế biến nông - lâm sản, giống cây trồng, chế tạo thiết bị tải điện, sản xuất tân dược. Các công ty ấn Độ đã hợp tác với các công ty Việt Nam thành lập các liên doanh như: Liên doanh dầu khí Nam Côn Sơn, Liên doanh chăn nuôi dê sữa, liên doanh sản xuất giống ngô lai Bioseed ở Hà Tây... rất thành công, đã cung cấp nhiều giống ngô cho nhiều địa phương của Việt Nam. Riêng Liên doanh dầu khí Nam Côn Sơn với tổng số vốn là 238 triệu USD là liên doanh lớn nhất, thành công nhất của ấn Độ ở nước ngoài. Ngoài ra, các công ty của ấn Độ như Nagarijuma, KCP, Rajsheer đã đầu tư 100% vốn để xây dựng nhà máy đường tại các tỉnh của Việt Nam như: Trà Vinh, Long An, Phú Yên… Từ năm 2000, ấn Độ đã thành lập Trung tâm đào tạo hạt nhân để phát triển hợp tác với Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tại tỉnh Bà rịa – Vũng Tầu và ký thoả thuận hợp tác năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình... Hiện ấn Độ đang tìm kiếm khả năng, đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực: khai khoáng, công nghệ tin học, cung cấp dịch vụ cho các dự án xây dựng bằng vốn nước ngoài.