Giải Vở bài tập và Thực hành Địa Lí 9

Tuyển tập các bài giải vở bài tập Địa Lí lớp 9 hay, ngắn nhất, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách Vở bài tập Địa Lí lớp 9 giúp bạn củng cố kiến thức, biết cách làm bài tập môn Địa Lí lớp 9.

Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Bài 1 trang 5 vở bài tập Địa lí 9: Đánh dấu [X] vào ý đúng

Lời giải:

Số lượng các dân tộc cùng chung sống trên đất nước ta là:

A. 46
B. 64
X C. 54
D. 52

[giải thích: bài 1 phần I trang 3 SGK Địa lí lớp 9]

Bài 2 trang 5 vở bài tập Địa lí 9: Gạch bỏ ý sai trong câu sau: Mỗi dân tộc ở nước ta có những nét văn hóa riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phương thức sản xuất, quần cư, phong tục, tập quán,…

Lời giải:

Ý gạch bỏ trong câu là: phương thức sản xuất.

Bài 3 trang 5 vở bài tập Địa lí 9: Nối các ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp.

Lời giải:

Bài 4 trang 6 vở bài tập Địa lí 9: Điền một số dân tộc ít người ở nước ta vào bảng sau sao cho phù hợp

Địa bàn cư trú chủ yếu Tên dân tộc
Trung du và miền núi Bắc Bộ - Vùng thấp Tả ngạn sông Hồng ………
Hữu ngạn sông Hồng ………
- Các sườn núi 700-1000m ………
- Vùng núi cao ………
Trường Sơn – Tây Nguyên - Đắk Lắk ………
- Kom Tum và Gia Lai ………
- Lâm Đồng ………
Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ - Các đồng bằng ………
- Các đô thị ………

Lời giải:

Địa bàn cư trú chủ yếu Tên dân tộc
Trung du và miền núi Bắc Bộ - Vùng thấp Tả ngạn sông Hồng Người Tày, Nùng
Hữu ngạn sông Hồng Người Thái, Mường
- Các sườn núi 700-1000m Người Dao
- Vùng núi cao Người Mông
Trường Sơn – Tây Nguyên - Đắk Lắk Người Ê-đê
- Kom Tum và Gia Lai Người Gia-rai
- Lâm Đồng Người Cơ-ho
Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ - Các đồng bằng Người Chăm, Khơ-me
- Các đô thị Người Hoa

Bài 5 trang 6 vở bài tập Địa lí 9:Sự thay đổi lối sống của các đồng bào vùng cao, từ “du canh , du cư” chuyển sang “định canh, định cư” đã đem lại những kết quả lớn nào?

Lời giải:

Sự thay đổi lối sống của các đồng bào vùng cao, từ “du canh, du cư” chuyển sang “định canh, định cư” đã đem lại những kết quả lớn:

- Đời sống được nâng lên.

- Góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con vùng cao.

- Môi trường sống cải thiện.

- Tránh tình trạng chặt phá rừng bừa bãi.

Bài 2: Dân số và gia tăng dân số

Bài 1 trang 7 vở bài tập Địa lí 9: Cho biểu đồ sau

Biểu đồ biến đổi dân số nước ta

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng:

A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh nhưng dân số vẫn tăng.

B. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh nhưng vẫn còn rất cao nên số dân tăng lên rất nhanh.

C. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên không thay đổi qua các năm nhưng số dân vẫn thay đổi.

D. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và số dân liên tục tăng.

Lời giải:

Nhận xét đúng:

A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh nhưng dân số vẫn tăng.

[giải thích: bài 2, phần II, trang 8 SGK Địa lí 9]

Bài 2 trang 8 vở bài tập Địa lí 9: Đánh dấu [X] vào ý đúng

Lời giải:

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng là do

A. công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình có nhiều hạn chế.
XB. nước ta có số dân đông.
C. tỉ suất sinh của nước ta còn cao.
D. tất cả đều sai.

[giải thích: bài 2, phần II, trang 8 SGK Địa lí 9]

Bài 3 trang 8 vở bài tập Địa lí 9: Ghi các nhóm tuổi vào bảng sau, sao cho phù hợp:

TỈ LỆ DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI Ở NƯỚC TA [%]

Nhóm tuổiNăm 1979Năm 1989Năm 1999Năm 2009
7,17,28,18,7
50,453,858,466,9
42,539,033,524,4

Từ bảng số liệu, nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta.

Lời giải:

TỈ LỆ DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI Ở NƯỚC TA [%]

Nhóm tuổiNăm 1979Năm 1989Năm 1999Năm 2009
Trên 60 tuổi 7,17,28,18,7
15-5950,453,858,466,9
0-1442,539,033,524,4

Nhận xét:

Sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta

- Tỉ lệ dân số ở nhóm tuổi 0-14 giảm mạnh từ 42,5% [năm 1979] xuống 24,4% [năm 2009].

- Tỉ lệ dân số ở nhóm tuổi từ 15-59 và trên 60 tuổi tăng, tăng từ 50,4% [năm 1979] lên 66,9 [năm 2009] đối với nhóm tuổi 15-59, tăng từ 7,1% [năm 1979] lên 8,7% [năm 2009] đối với nhóm trên 60 tuổi.

Bài 4 trang 8 vở bài tập Địa lí 9: Đánh dấu [X] vào ý đúng

Lời giải:

Cơ cấu dân số theo giới tính ở nước ta

XA. ngày càng trở lên cân bằng hơn
B. ngày càng mất cân đối hơn
C. không thay đổi

[giải thích: bài 2, phần III, trang 9 SGK Địa lí 9]

Bài 5 trang 9 vở bài tập Địa lí 9:

a] Dựa vào bảng số liệu, vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giai đoạn 1979-2014.

b] Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, nêu nhận xét và giải thích về sự biến động tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta.

Lời giải:

a] Công thức tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số [%]:

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta [%]

b] Nhận xét:

Từ năm 1979 đến năm 2014 tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm mạnh, giảm từ 2,5% xuống 1%.

Nguyên nhân: do tỉ suất sinh giảm mạnh từ 32,5‰ [năm 1979] xuống còn 17,2‰ [năm 2014]. Đây là thành tựu to lớn của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình ở nước ta.

Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Bài 1 trang 10 vở bài tập Địa lí 9: Đánh dấu [X] vào ý sai.

Lời giải:

Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở

A. vùng đồng bằng, ven biển.
B. các thành phố lớn.
XC. miền núi và cao nguyên.

[giải thích: bài 3, phần I, trang 12 SGK Địa lí 9]

Bài 2 trang 10 vở bài tập Địa lí 9: Dựa vào bảng số liệu sau:

a] So sánh sự phân bố dân cư giữa các vùng.

b] Nhận xét sự thay đổi mật độ dân số giữa các vùng.

Lời giải:

a] So sánh sự phân bố dân cư giữa các vùng:

Mật độ dân số khác nhau giữa các vùng:

- Những vùng cao mật độ dân số cao: Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước [1304 người/km2], Đông Nam Bộ cao thứ 2 [669 người/km2].

- Những vùng có mật độ dân số thấp: thấp nhất là Tây Nguyên [101 người/km2], Trung du miền núi Bắc Bộ [127 người/km2].

b] Nhận xét sự thay đổi mật độ dân số giữa các vùng

- Từ năm 1979-2014 mật độ dân số của tất cả các vùng đều có xu hướng tăng nhanh:

    + Cả nước tăng từ 195 lên 274 người/km2.

    + Vùng có mật tăng gấp đôi là: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

Bài 3 trang 11 vở bài tập Địa lí 9: Điền các nội dung phù hợp vào bảng sau:

Lời giải:

Bài 4 trang 11 vở bài tập Địa lí 9: Cho bảng số liệu sau

Năm1985199019952000200520102014
Tỉ lệ dân thành thị [%]19,019,520,824,227,130,533,1

a] Dựa vào bảng số liệu, vẽ tiếp vào biểu đồ dưới đây một đường biểu diễn tỉ lệ dân thành thị ở nước ta.

b] Nhận xét về sự tăng dân số và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta.

Lời giải:

Biểu đồ thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta

b] Nhận xét: Dân số và tỉ lệ dân thành thị ơ nước ta giai đoạn 1985-2014 đều tăng:

- Dân số thành thị tăng từ 11360 nghìn người lên 30035,4 nghìn người, tăng gấp hơn 2 lần.

- Tỉ lệ dân thành thị tăng từ 19% lên 33,1%.

Video liên quan

Chủ Đề