Giao dịch với người có liên quan Luật doanh nghiệp 2022

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý:
  • 2. Luật sư tư vấn:
  • 3.Trong công ty cổ phần, các vấn đề quản trị liên quan đến “người có liên quan”
  • 4.Người có liên quan là gì?
  • 5. Người có liên quan theo pháp luật doanh nghiệp gồm những ai?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật MinhKhuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật Doanh nghiệp 2014

2. Luật sư tư vấn:

Khoản 17, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định như sau:

17.Người có liên quanlà tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a] Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với công ty controngnhóm công ty;

b] Công ty con đối với công ty mẹtrongnhóm công ty;

c] Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua cơ quan quản lý doanh nghiệp;

d] Người quản lý doanh nghiệp;

đ] Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;

e] Cá nhân được ủy quyền đại diện cho những người, công tyquy địnhtại các điểm a, b, c, d và đ khoản này;

g] Doanh nghiệp trong đó những người, công ty quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc raquyết địnhcủa các cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó;

h] Nhóm người thỏa thuận cùngphối hợpđể thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.

Bạn dựa trên quy định trên của Luật Doanh nghiệp để xem người có liên quan với mình là ai.

3.Trong công ty cổ phần, các vấn đề quản trị liên quan đến “người có liên quan”

3.1. Danh sách người có liên quan và lợi ích có liên quan

Danh sách này, trong đó bao gồm những giao dịch tương ứng của “người có liên quan” với công ty và tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng phần vốn góp hoặc cổ phần trên 10% vốn điều lệ, phải được thông báo cho Đại hội đồng cổ đông ở cuộc họp thường niên.

Danh sách này được lưu giữ tại trụ sở chính của doanh nghiệp; trường hợp cần thiết có thể lưu giữ một phần hoặc toàn bộ nội dung Danh sách nói trên tại các chi nhánh của công ty. Chỉ cổ đông, đại diện theo ủy quyền của cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có quyền xem xét, trích lục và sao một phần hoặc toàn bộ nội dung kê khai trong giờ làm việc theo trình tự quy định tại Điều lệ công ty.

3.2. Quản trị lợi ích và giao dịch có liên quan

Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối tại doanh nghiệp khác thì có trách nhiệm thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty.

Trường hợp công ty có hợp đồng, giao dịch với người có liên quan của các đối tượng trên, cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và doanh nghiệp thuộc trường hợp vừa đề cập thì phải được Hội đồng quản trị [nếu hợp đồng, giao dịch đó có giá giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính, gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty] hoặc Đại hội đồng cổ đông [đối với các hợp đồng, giao dịch khác] chấp nhận.

3.3. Quản trị nhân sự

Thành viên độc lập của Hội đồng quản trị công ty phải đảm bảo tiêu chuẩn: Không phải là người có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty.

4.Người có liên quan là gì?

Căn cứ pháp lý:Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014

Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a] Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với công ty con trong nhóm công ty;

b] Công ty con đối với công ty mẹ trong nhóm công ty;

c] Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua cơ quan quản lý doanh nghiệp;

d] Người quản lý doanh nghiệp;

đ] Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;

e] Cá nhân được ủy quyền đại diện cho những người, công ty quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này;

g] Doanh nghiệp trong đó những người, công ty quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó;

h] Nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.

18. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

Theo quy định tại điều 4 luật doanh nghiệp 2020 giải thích khái niệm người có liên quan như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
23.Người có liên quanlà cá nhân, tổ chức có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a] Công ty mẹ, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ;
b] Công ty con, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty con;
c] Cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của công ty;
d] Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên;
đ] Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên, thành viên và cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
e] Cá nhân là người đại diện theo ủy quyền của công ty, tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này;
g] Doanh nghiệp trong đó cá nhân, công ty, tổ chức quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của công ty.

Theo quy định tại khoản 2 điều 164 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về việc công khai các lợi ích liên quan của thành viên trong công ty:

Điều 164. Công khai các lợi ích liên quan
2. Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai cho công ty về các lợi ích liên quan của mình, bao gồm:
a] Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà họ làm chủ hoặc sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm làm chủ, sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó;
b] Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng phần vốn góp hoặc cổ phần trên 10% vốn điều lệ;

Tại khoản 2 điều 167 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

Điều 167. Chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan
2. Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng, giao dịch theo quy định khoản 1 Điều này và có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp này, người đại diện công ty ký hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó và gửi kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch. Hội đồng quản trị quyết định việc chấp thuận hợp đồng, giao dịch trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một thời hạn khác; thành viên Hội đồng quản trị cólợi ích liên quanđến các bên trong hợp đồng, giao dịch không có quyền biểu quyết.”

Mặt khác tại điểm b và đ khoản 23 điều 4 luật doanh nghiệp 2020 quy định người có liên quan là người có quan hệ trực tiếp và gián tiếp với doanh nghiệp: Theo đó, trong một số trường hợp cá nhân có quyền và lợi ích liên quan thì không có quyền biểu quyết trong công ty. Điều này đã được bộ kế hoạch đầu tư trả lời tại công văn số 6167/BKHĐT-PTDN ngày 04/09/2018

5. Người có liên quan theo pháp luật doanh nghiệp gồm những ai?

Căn cứ Khoản 23Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020[có hiệu lực 01/01/2021] quy định Người có liên quan là cá nhân, tổ chức có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

- Công ty mẹ, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ;

- Công ty con, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty con;

- Cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của công ty;

- Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên;

- Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên, thành viên và cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;

- Cá nhân là người đại diện theo ủy quyền của công ty, tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này;

- Doanh nghiệp trong đó cá nhân, công ty, tổ chức quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của công ty.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề