Giáo trình quản trị kinh doanh nhà hàng khách sạn

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

't g , ĨRƯÓNG DAI HOC KINH TÉ QUÒC DAN r ? -í Li z KHOA DU LICH VA KHACH SAN Đóng chu bién 0000489 PGS ĨS Nguyên Vân Manh Ĩ S Hoang Thị Lan Hương NHA XUAI HAN OAI HOC KINH 1F QUỒC DẮN 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN KHOA DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN — «* oa — £ > Đồng chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh TS. Hoàng Thị Lan Hương Giáo trình QUẢN TRỊ KINH DORNH KHRCH SỘN NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 2013 Lời giới thiệu Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng ở Việt Nam phát triển khá nhanh chóng. Nếu vào năm 1985 ở Việt Nam chỉ có 36 khách sạn với khoảng 1.500 buồng thì đến năm 2010 đã có 5.239 khách sạn được xếp hạng với 131.488 buồng. Tổng cục Du lịch Việt Nam [2011 dự báo: năm 2015 số lượng cơ sở lưu trú cần có 390.000 buồng, trong đó đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao chiếm tỷ lệ từ 30 đến 35%. Năm 2020 có tổng số là 580.000 buồng trong đó buồng từ 3-5 sao chiếm tỷ lệ 35-40%. Năm 2030 có khoảng 900.000 buồng, trong đó buồng từ 3-5 sao chiếm tỷ lệ 50%. Nhu cầu về nguồn nhân lực cho ngành này được dự báo năm 2015 cần 312.000 người, năm 2020 là 440.300 người [Nguồn: Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030]. Kinh doanh khách sạn là một trong những ngành nghề kinh doanh chính trong kinh doanh du lịch. Đe kinh doanh khách sạn có hiệu quả, đòi hỏi các nhà kinh doanh phải có kiến thức về du lịch nói chung và kiến thức về kinh doanh khách sạn nói riêng. Tại các trường đại học có đào tạo về chuyên ngành quản trị du lịch và khách sạn, trong hệ thống kiến thức quản trị kinh doanh, việc trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh khách sạn là cần thiết và quan trọng. Môn học quàn trị kinh doanh khách sạn là một trong các môn học cốt lõi cúa ngành đào tạo "Quán trị khách sạn" tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Môn học này một mặt trang bị cơ sờ lý luận, phương pháp luận, mặt khác lại mang tính tác nghiệp cao. Mục đích của môn học nhàm trang bị kiến thức và hình thành các kỹ năng quản trị kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn cho sinh viên - các nhà kinh doanh khách sạn trong tương lai. Kiến thức của môn học này là sự tiếp nối kiến thức các môn học cơ sở của ngàrih quản trị kinh doanh và kiến thức ngành du lịch, khách sạn dã được trang bị trước đó. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và yêu cầu cùa công tác dào tạo sinh viên ngành quản trị khách sạn, Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn 3 là một trong những giáo trình cơ bản cung cấp kiến thức chung của ngành quản trị khách sạn. Dựa trên giáo trình Quản trị kinh doanli khách sạn đã được xuất bản năm 2008, tập thể giảng viên Khoa Du lịch và Khách sạn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã thay đổi kết cấu và chỉnh sừa, bổ sung thêm khối lượng kiến thức làm cho giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn lần này đảm bảo hơn tính khoa học, tính hiện đại và tính Việt Nam về kinh doanh khách sạn. Giáo trình “Quản trị kinh doanh khách sạn" do PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh và TS. Hoàng Thị Lan Hương đồng chủ biên cùng với sự tham gia của ThS. Hoàng Thị Thu Hương - giảng viên Khoa Du lịch và Khách sạn biên soạn. PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh biên soạn chương 4, chương 5 và chương 10. TS. Hoàng Thị Lan Hương biên soạn chương mở đầu, chương 1, chương 2, chương 3, chương 6, chương 7, chương 9. ThS. Hoàng Thị Thu Hương biên soạn chương 8 Giáo trình này được tổ chức và thực hiện biên soạn một cách cơ bản với thái độ làm việc nghiêm túc và thận trọng. Giáo trình đã được thẩm định của Hội đồng khoa học và đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Mặc dù các tác giả đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Hội đồng khoa học và đào tạo trường Đại học Kinh tế Quốc dân; PGS.TS. Trần Hậu Thự; Hội đồng Khoa học Khoa Du lịch và Khách sạn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp du lịch, khách sạn đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình biên soạn giáo trình này. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của bạn đọc để những lần tái bản nội dung giáo trình sau được tổt hơn. Hà Nội, tháng 01 năm 2013 T hay m ặt tập thể tác giả PG S.TS. N guyễn V ăn M ạnh 4 Chương mở đầu G IỚ I T H IỆ U K H Á I Q U Á T VÈ H Ọ C PH À N “ Q U Ả N TR Ị K IN H D O A N H K H Á C H S Ạ N ” M ỤC TIÊU CỦA C H Ư Ơ N G - Học phần "Quàn trị kinh doanh khách sạn" nhàm giúp người học hiểu rõ vị trí cùa nỏ trong mối quan hệ với những học phần chuyên sâu khác của ngành Quản trị khách sạn. - Chi ra đổi tượng của học phần nhàm giúp người học biết cách tiếp cận học phần và có định hướng rõ ràng khi nghiên cứu học phần này. - Nội dung của học phần và phương pháp nghiên cứu của học phần được giới thiệu nhăm giúp người học có cái nhìn khái quát, tổng thể phạm vi nghiên cứu cùa học phần và tự tim ra phương pháp học và ứng dụng các kiến thức cùa học phần một cách hiệu quả. - Chi ra sự cần thiết và vị trí cùa học phần trong mối quan hệ với các học phần khác cũng như trong việc bồ sung và hoàn thiện các năng lực cần có cùa một nhà quản trị kinh doanh lưu trú du lịch nhàm tăng khả năng thích ứng với thực tiễn kinh doanh khách sạn ở Việt Nam. - Nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng cùa công tác quản trị kinh doanh khách sạn cũng như của các nhà quàn trị doanh nghiệp khách sạn để có định hướng nghề nghiệp đúng cho tương lai. NỘI DUNG N G IIIÊ N cứu CỦA C H Ư Ơ N G 1. Giới thiệu khái quát về học phần 2. Tính cấp thiết của học phần trong đào tạo ngành Quàn trị Khách sạn 3. Đổi tượng nghiên cứu cùa học phần 4. Nội dung nghiên cứu của học phần 5. Phương pháp nghiên cứu học phần 5

nguon tai.lieu . vn

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÁCH SẠN – PGS. TS. NGUYỄN VĂN MẠNH

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Kinh doanh khách sạn là một trong những ngành nghề kinh doanh chính trong kinh doanh du lịch. Để kinh doanh khách sạn có hiệu quả đòi hỏi các nhà kinh doanh phải có kiến thức về du lịch nói chung và kiến thức về kinh doanh khách sạn nói riêng. Tại các trường đại học đào tạo về chuyên ngành quản trị du lịch và khách sạn, trong hệ thống kiến thức quản trị kinh doanh việc trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh khách sạn là cần thiết và quan trọng.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và yêu cầu của công tác đào tạo sinh viên ngành quản trị khách sạn, ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Khoa Du lịch và Khách sạn, trường Đại học kinh tế Quốc dân quyết định biên soạn cuốn Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn, dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên, cũng như tài liệu tham khảo, nghiên cứu dành cho bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh khách sạn

MỤC LỤC

CHƯƠNG MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÁCH SẠN

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA KINH DOANH KHÁCH SẠN

1. Khái quát về lịch sử phát triển của kinh doanh khách sạn

2. Một số xu hướng cơ bản trong phát triển kinh doanh khách sạn trên thế giới

3. Phát triển bền vững kinh doanh khách sạn

CHƯƠNG 2: CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KINH DOANH KHÁCH SẠN

1. Khái niệm cơ bản

2. Khách hàng trong kinh doanh khách sạn

3. Sản phẩm trong kinh doanh khách sạn

4. Đặc điểm của kinh doanh khách sạn

5. Ý nghĩa của sự phát triển kinh doanh khách sạn

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN

1. Quản trị khách sạn là gì?

2. Cấp quản trị, chức năng quản trị và lĩnh vực quản trị trong khách sạn

3. Quản trị tác nghiệp và quản trị chiến lược trong khách sạn

4. Lập kế hoạch quản trị trong khách sạn

5. Thông tin trong khách sạn

CHƯƠNG 4: LÃNH ĐẠO VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG KHÁCH SẠN

1. Lãnh đạo và quản lý

2. Giám đốc khách sạn – Người lãnh đạo khách sạn

3. Cơ cấu tổ chức của khách sạn

CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KHÁCH SẠN

1. Quản trị nguồn nhân lực hay quản trị nhân sự trong khách sạn

2. Bộ phận quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn

3. Nội dung quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn

CHƯƠNG 6: QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN

1. Khái niệm và đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh khách sạn

2. Khách sạn

3. Bố trí các khu vực và hệ thống trang thiết bị tiện nghi bên trong khách sạn

4. Giới thiệu một số loại hình cơ sở lưu trú du lịch khác ngoài khách sạn

5. Quản trị các trang thiết bị và sử dụng năng lượng trong kinh doanh khách sạn

CHƯƠNG 7: QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHÁCH SẠN

1. Đầu tư trong kinh doanh khách sạn

2. Quản trị dự án đầu tư xây dựng khách sạn

3. Nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng và phát triển khách sạn

CHƯƠNG 8: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ TRONG KHÁCH SẠN

1. Tầm quan trọng của kinh doanh dịch vụ lưu trú

2. Tổ chức của bộ phận kinh doanh lưu trú trong khách sạn

3. Tổ chức kinh doanh lưu trú của khách sạn

CHƯƠNG 9: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĂN UỐNG TRONG KHÁCH SẠN

1. Kinh doanh ăn uống trong các cơ sở lưu trú du lịch

2. Quy trình tổ chức kinh doanh ăn uống trong nhà hàng

CHƯƠNG 10: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG KHÁCH SẠN

1. Bản chất của hoạt động marketing khách sạn

2. Cơ cấu tổ chức bộ phận marketing của khách sạn

3. Nội dung quản trị marketing khách sạn

CHƯƠNG 11: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KHÁCH SẠN

1. Khái niệm chất lượng, chất lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ khách sạn

2. Đặc điểm của chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn

3. Ý nghĩa của việc hoàn thiện chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn

4. Đánh giá chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn

5. Quản lý chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn

CHƯƠNG 12: QUẢN TRỊ CHUỖI CŨNG ỨNG TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN

1. Lịch sử phát triển và tầm quan trọng của quản trị chuỗi các nhà cung ứng

2. Khái niệm cơ bản về quản trị chuỗi cung ứng

3. Đặc trưng của dịch vụ và quản trị chuỗi cung ứng dịch vụ

4. Tổ chức hoạt động quản trị chuỗi cung ứng trong kinh doanh khách sạn

CHƯƠNG 13: KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG VÀ KIỂM TRA KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG KHÁCH SẠN

1. Kiểm soát hoạt động trong khách sạn

2. Kiểm tra kết quả của nguồn thu và chi trong khách sạn

3. Quản trị tối ưu doanh thu khách sạn

4. Phân tích kết quả kinh doanh của khách sạn

5. Phân tích tài chính của khách sạn

CHƯƠNG 14: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG AN NINH AN TOÀN TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN

1. Tổng quan về an ninh, an toàn trong khách sạn

2. Hệ thống thiết bị đảm bảo an ninh, an toàn

3. Hoạt động đảm bảo an ninh, an toàn trong khách sạn

4. Ứng phó với các tình huống khẩn cấp

5. Quản trị rủi ro

Sachkinhte.vn trân trọng giới thiệu!

Video liên quan

Chủ Đề