Giáo Trình Triết học Mác-Lênin ebook

Triết học Mác – Lênin hay học thuyết Mác-Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác – Lênin, được Các Mác, Engels sáng lập vào thế kỷ thứ XIX, sau đó được Lênin và các nhà macxit khác phát triển thêm. Triết học Mác- Lê nin ra đời vào những năm 40 thế kỉ XIX và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân. Sự ra đời của triết học Mác-Lênin là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong lịch sử triết học.

Nội dung trong bộ tài liệu:

Chương I: Khái lược về triết học.

Chương II: Khái lược về lịch sử triết học trước Mác.

Chương III: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin.

Chương IV: Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại.

Chương V: Vật chất và ý thức.

Chương VI: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật.

Chương VII: Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.

Chương VIII: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.

Chương IX: Lý luận nhận thức.

Chương X: Hình thái kinh tế-xã hội.

Chương XI: Giai cấp và dân tộc.

Chương XII: Nhà nước và cách mạng xã hội.

Chương XIII: Ý thức xã hội.

Chương XIV: Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người.

Giới thiệu bạn đọc cuốn ebook "Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin":
Triết học Mác - Lênin hay học thuyết Mác-Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lênin, được Các Mác, Engels sáng lập vào thế kỷ thứ XIX, sau đó được Lênin và các nhà macxit khác phát triển thêm. Triết học Mác- Lê nin ra đời vào những năm 40 thế kỉ XIX và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân. Sự ra đời của triết học Mác-Lênin là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong lịch sử triết học.
Nội dung trong bộ tài liệu:
Chương I: Khái lược về triết học.
Chương II: Khái lược về lịch sử triết học trước Mác.
Chương III: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin.
Chương IV: Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại.
Chương V: Vật chất và ý thức.
Chương VI: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật.
Chương VII: Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Chương VIII: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Chương IX: Lý luận nhận thức.
Chương X: Hình thái kinh tế-xã hội.
Chương XI: Giai cấp và dân tộc.
Chương XII: Nhà nước và cách mạng xã hội.
Chương XIII: Ý thức xã hội.
Chương XIV: Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người.

Tham khảo thêm: Giáo Trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Tham khảo thêm: Giáp Mặt Cuộc Đời
Tham khảo thêm: Hậu Hắc Học-Mặt Dày Tâm Đen
Tham khảo thêm: Hố thẳm của tư tưởng
Tham khảo thêm: Hoàn Cảnh Hậu Hiện Đại

CLICK LINK DOWNLOAD EBOOK TẠI ĐÂY.

download-sach-giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-pdf-mien-phi

Download, tải miễn phí sách Giáo trình Triết học mác – lênin [Dùng trong các trường đại học, cao đẳng]  full ebook PDF, tải sách về máy tính, điện thoại miễn phí, đọc sách online miễn phí.

THÔNG TIN SÁCH/EBOOK Giáo trình Triết học mác – lênin

Tác giả : 

  • PGS. TS. Vũ Tình
  • PGS.TS. Trần Văn Thụy
  • GS, TS. Nguyễn Hữu Vui
  • GS, TS. Nguyễn Ngọc Long
  • TS. Vương Tất Đạt
  • TS. Dương Văn Thịnh
  • PGS, TS. Đoàn Quang Thọ
  • TS. Nguyễn Như Hải
  • PGS, TS. Trương Giang Long
  • PGS.TS. Đoàn Đức Hiếu
  • TS. Phạm Văn Sinh
  • Th.S. Vũ Thanh Bình
  • CN. Nguyễn Đăng Quang

Đồng chủ biên: GS, TS. Nguyễn Ngọc Long – GS, TS. Nguyễn Hữu Vui

DOWNLOAD Free

Trọn bộ ebook : PDF

Những cuốn ebook bạn có thể tải Free tại Webtietkiem. Nhưng nếu có điều kiện chúng tôi khuyên bạn nên mua sách để đọc:

Bạn có thể mua sách Giáo trình Triết học mác – lênin online tại Tiki.vn      

Khái lược về Triết học
I- Triết học là gì ?
1. Triết học và đối tượng của triết học
a] Khái niệm “Triết học”
Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian [khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên] tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp. ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ triết [ ]; người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sự miêu tả mà là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết học chính là trí tuệ, là sự hiểu
biết sâu sắc của con người.

Ở ấn Độ, thuật ngữ dar’sana [triết học] có nghĩa là chiêm ngưỡng, nhưng mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.

Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy Lạp. Nếu chuyển từ tiếng Hy Lạp cổ sang tiếng Latinh thì triết học là Philosophia, nghĩa là yêu mến sự thông thái. Với người Hy Lạp, philosophia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm
kiếm chân lý của con người.

Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm
những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể
hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý.

Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.
Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống; song, với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định sau đây:
Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ.
Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc. Họ đã nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và triết học ra đời.
Tất cả những điều trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.

Chủ Đề