Giấy thấm dầu xài bao nhiêu miếng 1 ngày năm 2024

Dùng giấy thấm dầu có giúp kiểm soát dầu và nhờn trên mặt hay sẽ làm da bị khô? Nhờ bác sĩ hướng dẫn dùng đúng cách (Thoa).

Trả lời:

Giấy thấm dầu được làm từ sợi cellulose hoặc sợi nhân tạo polyme, kết cấu mỏng nhẹ, giúp thấm hút dầu thừa trên da hiệu quả và nhanh chóng. Thông thường, vùng da đổ nhiều dầu nhất tập trung ở trán, mũi, cằm. Ở những người da khô hoặc khi trang điểm cũng có thể tiết ra dầu bóng nhờn do tác dụng của lớp phấn, kem nền.

Có 2 loại giấy thấm dầu gồm dạng giấy và dạng film. Giấy dạng film được làm từ polymer xốp và một vài chất phụ gia. Loại film có khả năng loại bỏ dầu nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn và được ưa chuộng hơn.

Hiện, các loại giấy thấm dầu được thêm vào nhiều chất phụ gia nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng. Ví dụ như giấy thấm dầu trị mụn, giấy thấm dầu có lớp trang điểm, giấy thấm dầu có hoạt chất dưỡng ẩm... Do đó, khách hàng cần lựa chọn đúng loại giấy thấm dầu phù hợp với loại da cũng như tình trạng da hiện tại. Ví dụ như làn da nhạy cảm nên dùng dạng film. Nếu bạn không trang điểm hoặc da đang bị mụn thì không nên dùng loại có phấn trang điểm,...

Lưu ý, giấy thấm dầu là loại giấy dùng để thấm hút dầu trên bề mặt da, làm giảm bóng dầu tạm thời nhưng không tận gốc. Dùng hàng ngày có thể làm mất nhiều và đột ngột lớp màng chất dầu trên da, kích thích tuyến bã nhờn tăng tiết, đẩy sâu các hạt ô nhiễm, vi sinh vật vào lỗ chân lông và gây tổn thương trên bề mặt da.

Khi sử dụng, bạn nên sử dụng lực nhẹ nhàng bằng cách đặt giấy thấm dầu ở giữa 2 ngón tay (ngón 2,3), sau đó chấm nhẹ lên vùng da bị dầu từ ba đến 5 giây. Tránh chà xát tỳ đè trên da, làm da bị sần hoặc tróc vảy, khiến chúng ta nhầm tưởng giấy thấm dầu khiến da bị khô.

Đối với da bị mụn, chỉ nên dùng từng tờ giấy thấm cho từng vùng, tránh lây lan vùng mụn.

Không lạm dụng giấy thấm dầu, mỗi ngày dùng không quá ba lần để đảm bảo không ảnh hưởng độ ẩm tự nhiên trên da.

Nên kết hợp thêm các phương pháp chăm sóc da khác như rửa mặt đúng cách, chọn loại sữa rửa mặt phù hợp, dành cho da dầu. Không nên chọn loại có độ kiềm cao. Dùng toner giúp làm sạch sâu, se khít lỗ chân lông.

Dùng kem chống nắng phù hợp với loại da dầu, sử dụng sản phẩm oil free, không sinh nhân mụn, kiềm dầu. Uống đủ nước. Dưỡng ẩm da hàng ngày. Kiểm soát chế độ ăn uống: tránh xa đồ chiên xào, dầu mỡ, đường, chất béo... Nên bổ sung nhiều thức ăn chứa vitamin A như khoai lang, cà rốt, rau lá xanh (rau cải xoăn, bina, rau diếp cá, cải ngọt...), các loại trái cây tươi...

Nếu phải trang điểm, sử dụng phấn thấm nhờn giúp hút đi bã nhờn và che đi lỗ chân lông to. Không tái sử dụng giấy thấm dầu vì dễ bị nhiễm khuẩn.

Giấy thấm dầu từ lâu đã là vật dụng luôn xuất hiện trong ví của các bạn có làn da nhờn vì tính tiện lợi và hiệu quả khi sử dụng. Tuy nhiên ít ai biết được rằng việc dùng loại giấy này sai cách hay quá lạm dụng sẽ khiến da bị mất độ ẩm và mọc nhiều mụn hơn. Hãy cùng Dermaesthetics Việt Nam tìm hiểu sâu hơn về giấy thấm dầu và cách sử dụng đúng cách nhé!

Là sản phẩm có cấu tạo từ sợi Cellulose với độ mỏng, nhẹ và khả năng thấm hút tốt. Đây là sản phẩm được các bạn trẻ ưa chuộng sử dụng, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng khi da tiết nhiều dầu hơn bình thường. Các vị trí thường dùng giấy thấm dầu nhất là cằm, trán, vùng chữ T và hai bên má.

Giấy thấm dầu xài bao nhiêu miếng 1 ngày năm 2024

Sợi Cellulose - thành phần cấu tạo chính của giấy thấm dầu.

Tác dụng phổ biến của giấy thấm dầu

Đúng như tên gọi của nó, giấy thấm dầu có 2 chức năng chính là:

  • Lấy đi lớp dầu thừa trên da: với thành phần cấu tạo từ sợi Cellulose, giấy thấm dầu dễ dàng hút các phân tử dạng dầu trên da mà không cần bất kỳ tác động vật lý hay hóa học nào. Những phân tử ở dạng dầu này sẽ bám chặt lấy sợi Cellulose và tách khỏi làn da một cách nhẹ nhàng mà không gây ra cảm giác đau rát hay châm chích.
  • Khiến lớp trang điểm trông tự nhiên hơn: với những bạn thường xuyên trang điểm thì lượng dầu tiết trên da mặt sẽ nhiều hơn do lỗ chân lông bị bít kín. Sử dụng giấy thấm dầu để thấm hút dầu nhờn sẽ khiến lớp trang điểm trông tự nhiên, không còn bóng nhờn gây mất thẩm mỹ.

\>>>> CÁCH BẢO VỆ DA GIỮA THỜI TIẾT HANH KHÔ <<<<

Tuy là một sản phẩm vô cùng tiện lợi và hiệu quả giúp kiểm soát dầu nhờn nhưng giấy thấm dầu không dễ dàng sử dụng như nhiều bạn vẫn nghĩ. Đặc biệt, nếu lạm dụng giấy thấm dầu sẽ dẫn đến những hậu quả như:

  • Mất cân bằng độ ẩm trên da.
  • Làm mất đi lớp màng bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường như ánh nắng, khói bụi, vi khuẩn,...
  • Gây kích ứng da nếu tác động vật lý mạnh như chà xát thường xuyên.
  • Khiến da tiết nhiều dầu hơn. Do trên bề mặt da mất một lượng dầu đáng kể sau khi dùng giấy thấm dầu nên buộc cơ thể phải tiết thêm nhiều dầu hơn để bảo vệ, vì thế bạn sẽ thấy da mặt mình đổ nhiều dầu hơn so với trước.

Giấy thấm dầu xài bao nhiêu miếng 1 ngày năm 2024

Lạm dụng giấy thấm dầu có thể khiến da bị mụn và kích ứng.

Sử dụng giấy thấm dầu như thế nào cho hiệu quả?

Lựa chọn giấy thấm dầu và sử dụng sao cho hiệu quả là việc không phải bạn trẻ nào cũng biết. Các bạn cần nắm rõ một số lưu ý sau:

  • Lựa chọn loại giấy thấm dầu không phủ bột. Mặc dù lớp bột này sẽ giúp thẩm thấu dầu nhờn trên da tốt hơn nhưng lại dễ gây kích ứng, đặc biệt với những làn da nhạy cảm.
  • Thời gian sử dụng giấy thấm dầu nên cách nhau từ 1-2 tiếng để da tự điều chỉnh, cân bằng độ ẩm và độ pH vốn có. Một số bạn trẻ thường có thói quen dùng giấy thấm dầu liên tục khiến da mất cân bằng độ ẩm.

Giấy thấm dầu xài bao nhiêu miếng 1 ngày năm 2024

Dùng giấy thấm dầu đúng cách để tránh tình trạng mụn.

  • Khi sử dụng cần tác động nhẹ nhàng, dùng đầu ngón tay đặt giấy vào vùng da dầu và ấn nhẹ để hút hết dầu nhờn trên da.
  • Không dùng giấy thấm dầu khi da đang bị mụn vì sẽ dễ làm lây lan vi khuẩn khiến da mọc nhiều mụn hơn hay bị kích ứng, nổi mẩn đỏ.

Mùa nắng nóng đã đến rồi và nếu bạn đang có thói quen sử dụng giấy thấm dầu thì nên đọc kỹ nhưng lưu ý mà chúng tôi chia sẻ trên đây nhé!

Khi nào nên dùng giấy thấm dầu?

Giấy thấm dầu được dùng trong những trường hợp như người da dầu thường tiết quá nhiều dầu trên cằm, cánh mũi, trán da nhờn rít khó chịu. Hoặc dùng trong trường hợp sau khi trang điểm khoảng 2 tiếng phấn trang điểm sẽ kết hợp với dầu gây tạo độ bóng thậm chí là rửa trôi lớp phấn trang điểm, làm mất thẩm mỹ.

Giấy thấm dầu đã mất Đừng như thế nào?

Cách sử dụng giấy thấm dầu hiệu quả là kẹp giấy thấm dầu vào giữa hai ngón tay rồi nhẹ nhàng chấm giấy lên vùng da cần hút dầu, giữ giấy trên da khoảng 3-5 giây rồi mới di chuyển sang vùng da khác. "Không nên chà xát mạnh để thấm đi lượng dầu trên mặt khiến da bị tổn thương", bác sĩ nói.

Giấy thấm dầu được làm từ gì?

Trong đó, giấy thấm dầu dạng phim được làm từ polymer xốp và một số chất phụ gia. Với công dụng loại bỏ dầu và thấm hút nhanh chóng, sản phẩm này được nhiều người lựa chọn hơn nhờ kết cấu mềm mịn, dai và sử dụng bền hơn dạng giấy.

Giấy thấm là giấy gì?

Giấy thấm dầu là một sản phẩm chăm sóc da được thiết kế để thấm hút lượng dầu thừa trên da mặt, giúp làn da trở nên khô thoáng và giảm thiểu nguy cơ hình thành nhân mụn. Sản phẩm này thường được làm từ các loại vật liệu như: giấy gạo, bột gỗ, cotton, hạt lanh, có cấu tạo đặc biệt để thấm hút dầu hiệu quả.