Havamath là gì

(HNM) - Dùng mạng xã hội như Facebook, Zalo làm công cụ quảng cáo với chiêu trò mở lớp dạy học online (trực tuyến) miễn phí, khóa đào tạo về kinh doanh... nhưng thực chất là hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người dân. Bên cạnh việc đề cao cảnh giác với những thủ đoạn tinh vi này, người dùng cần chủ động tố cáo ngay với cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn, xử lý.

Havamath là gì

Các phụ huynh cần tìm hiểu kỹ thông tin về những khóa học trực tuyến trên mạng xã hội trước khi đăng ký cho con em mình để tránh bị lừa đảo. Ảnh: Quang Thái

Nhiều kiểu giăng bẫy

Gần đây, các chương trình dạy online miễn phí mở ra như “nấm” được giới thiệu trên Facebook, Zalo, khi người tham gia "cắn câu" thì các đối tượng sẽ thu tiền phí để tạo tài khoản. Chị Nguyễn Hồng Nhung, ở phường Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm) cho biết, thấy trang tương tác (fanpage) trên Facebook có tên "Phát triển kỹ năng tự học cho trẻ" đăng quảng cáo khóa học online trực tuyến miễn phí trọn đời 3 môn Toán, tiếng Việt, tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 12, chị đăng ký cho con đang học lớp 8.

Ngay sau đó, chị Nhung nhận được điện thoại thông báo con chị là một trong 30 người nhận được học bổng 100% của khóa học trị giá 6 triệu đồng. Nếu đồng ý tham gia thì trung tâm sẽ tạo tài khoản, tuy nhiên, chị Nhung phải đóng số tiền 450.000 đồng. Tìm hiểu từ các phụ huynh khác, chị Nhung được biết, khóa học thực chất là những video quay sẵn chứ không phải chương trình dạy online. Nhận định đây chỉ là hình thức “treo đầu dê, bán thịt chó”, chị Nhung đã từ chối tham gia chương trình.

Đáng chú ý, Báo Hànộimới vừa nhận được đơn tố cáo của một số phụ nữ bị lừa đảo qua hình thức đăng ký tham gia các khóa học thực chiến làm giàu với cam kết học 1 được 100, từ một tài khoản Facebook tên Kim Thùy. Người đứng đơn là chị Lê Thị H.N. ở quận Cầu Giấy, đã nhẹ dạ chuyển khoản 50 triệu đồng "tiền học phí" cho Kim Thùy (chia làm 2 lần vào cuối tháng 12-2020). Sau khi chuyển tiền, chị N. đề nghị Kim Thùy đưa lộ trình xây dựng chiến lược kinh doanh như đã hẹn, nhưng sau gần 10 tháng, chị N. vẫn chưa nhận được bản kế hoạch nào. Thấy dấu hiệu bị lừa, chị N. đành đòi lại số tiền 25 triệu đồng như đã cam kết (khóa học không hiệu quả thì trả lại 50% số tiền học phí), nhưng Kim Thùy đã "lặn mất tăm".

Một hình thức lừa đảo khác là mạo danh Facebook của giáo viên, người nổi tiếng để mời chào học online, thu tiền bất hợp pháp. Điển hình như trường hợp một giáo viên ở tỉnh Hải Dương mới đây đã viết đơn trình báo cơ quan chức năng khi bị lợi dụng tên tuổi để mời chào học online. Hoặc gần đây, nhiều người nước ngoài lên tiếng phản ánh tình trạng một trung tâm tiếng Anh đã mạo danh giáo viên nước ngoài giảng dạy tại trung tâm để lôi kéo, lừa đảo người dân đăng ký học online, nhưng thực chất cả khóa học không có giáo viên nước ngoài dạy.

Chủ động tố cáo hành vi vi phạm

Đối với vụ việc tài khoản Facebook Kim Thùy lừa đảo hàng trăm người tham gia khóa học online, hiện Công an thành phố Hà Nội đã vào cuộc để điều tra. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong số ít vụ việc có người dám đứng ra tố cáo với cơ quan chức năng, đa số nạn nhân chấp nhận mất tiền và im lặng. Liên quan đến vụ việc này, Thượng tá Trần Quyết Thắng, Trưởng Công an huyện Phúc Thọ cảnh báo, với các hành vi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần tố cáo ngay với cơ quan chức năng để kịp thời điều tra, ngăn chặn vi phạm.

Chia sẻ vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm) cho biết, ông đã từng tham khảo một số nội dung trong khóa học online miễn phí mà phụ huynh cung cấp, kết quả cho thấy việc giảng dạy sơ sài, cắt ghép, nội dung chủ yếu mang tính chất quảng cáo, không có người quản lý. Do vậy, các cơ quan chức năng cần kiểm duyệt chặt chẽ chất lượng, nội dung của mỗi chương trình và có cấp phép, kiểm soát việc quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội.

Về các khóa đào tạo online làm giàu, thay đổi tư duy, số phận…, Tiến sĩ Đào Thanh Hải, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, người dân nên cẩn trọng vì việc quảng cáo trên mạng xã hội chưa được kiểm soát nghiêm ngặt, nhiều đối tượng đã lợi dụng điều đó để lừa đảo khách hàng.

Còn Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông) Trần Quang Hưng khuyến cáo, các hình thức lừa đảo trên mạng xã hội chủ yếu là mở khóa đào tạo online lợi nhuận cao, kêu gọi đầu tư để kêu gọi, dụ dỗ người tham gia góp vốn đầu tư liên tục rồi phía kêu gọi đầu tư bất ngờ sụp đổ, biến mất. Mỗi cá nhân hãy chủ động báo cáo trang web có dấu hiệu lừa đảo hoặc giả mạo tại địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn.

Ngoài ra, Trung tâm cũng thiết lập hệ sinh thái Tín nhiệm mạng (https://tinnhiemmang.vn), cung cấp miễn phí các thông tin xác thực về tổ chức, giúp nắm bắt chính xác các thông tin tin cậy (website, email, số điện thoại…) của tổ chức cần tìm kiếm. Qua đó, xác định được các website có xấu, độc hay không để tránh bị lừa đảo. Các chuyên gia cũng khuyên mỗi người dân hãy là những học viên thông thái, để đồng tiền bỏ ra xứng đáng với chất lượng đào tạo.