Hồ sơ, sổ sách, tại Nhà thuốc

Việc mở nhà thuốc Tây là mơ ước của rất nhiều dược sĩ/bác sĩ tương lai sau khi đã trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn trên ghế nhà trường. Trong tất cả các khâu để thực hiện hóa điều này, họ không biết bắt đầu từ đâu và như nào để nhanh chóng có một cửa hàng đứng tên mình. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây của Weuphealth sẽ hướng dẫn bạn quy trình mở nhà thuốc chi tiết và đầy đủ nhất để các bạn tham khảo thực hiện. 

  • Điều kiện cần thiết để được cấp phép mở nhà thuốc
    • Đối với nhà thuốc
    • Với các bộ chuyên môn
  • Quy trình mở nhà thuốc với 9 bước chi tiết
    • Chứng chỉ hành nghề hay bằng cấp liên quan
    • Đăng ký giấy phép kinh doanh – Quy trình mở nhà thuốc hợp pháp
    • Tìm kiếm nguồn hàng, nhập hàng
    • Lựa chọn mặt bằng kinh doanh
    • Hồ sơ thẩm định đạt chuẩn GPP – Quy trình mở nhà thuốc đạt chuẩn
    • Quy trình mở nhà thuốc không thể thiếu – Xin mã số thuế
    • Làm bảng hiệu nhà thuốc
    • Chuẩn bị sổ sách ghi chép
    • Triển khai các hoạt động marketing, thu hút khách hàng
  • Cần lưu ý gì khi thực hiện quy trình mở nhà thuốc?

Điều kiện cần thiết để được cấp phép mở nhà thuốc

Để có thể mở nhà thuốc hợp pháp, chủ cơ sở kinh doanh cần chú ý một số điều sau đây nhằm có sự chuẩn bị kỹ lượng và đầy đủ nhất cho nhà thuốc của mình. Cụ thể:

Có rất nhiều yêu cầu khắt khe khi muốn mở nhà thuốc

Đối với nhà thuốc

Với nhà thuốc cần đảm bảo các yếu tố như sau:

  • Phải được Ủy ban nhân dân quận [huyện] hoặc Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép hoạt động. 
  • Có Chứng chỉ hành nghề Dược của Sở Y tế.
  • Có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược phẩm.

Với các bộ chuyên môn

Ngoài điều kiện với nhà thuốc, các bộ chuyên môn cũng cần đảm bảo các yếu tố như:

  • Có bằng Dược sĩ Đại học.
  • Cần có ít nhất 2 năm kinh nghiệm tại vị trí phù hợp. 
  • Đảm bảo sức khỏe tốt cũng như có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
  • Không rơi vào trường hợp đang bị cấm hành nghề hay đang có hành vi vi phạm pháp luật, bị truy tố.
  • Đội ngũ cán bộ phải có đầy đủ hiểu biết, đảm bảo việc thực hiện Luật về sức khỏe cũng như các quy chế của ngành Dược.
  • Phải có nguồn vốn tối thiểu là 250 triệu. 

Quy trình mở nhà thuốc với 9 bước chi tiết

Thực tế, quy trình mở nhà thuốc sẽ trải qua rất nhiều bước khác nhau, mỗi khu vực sẽ có những yêu cầu và các loại giấy tờ cụ thể mà bạn cần phải chuẩn bị để có thể kinh doanh hợp pháp. Dưới đây là quy trình mở nhà thuốc với những bước cơ bản nhất mà bất cứ cá nhân nào cũng phải tuân theo. Cụ thể như sau: 

Chứng chỉ hành nghề hay bằng cấp liên quan

Một yêu cầu bắt buộc phải có với các cán bộ chuyên môn tại nhà thuốc là phải tốt nghiệp Đại học Dược và có kinh nghiệm tối thiểu 2 năm làm việc tại vị trí phù hợp theo yêu cầu của Bộ Y tế.

Đồng thời, người chịu trách nhiệm chuyên môn chính tại nhà thuốc phải được cấp chứng chỉ hành nghề Dược. Loại chứng chỉ này sẽ được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Dưới đây là những thủ tục mà các bạn cần phải thực hiện nếu muốn có chứng chỉ hành nghề. 

Chủ nhà thuốc phải có chứng chỉ hành nghề và các bằng cấp liên quan

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Đầu tiên, bạn cần làm đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Dược theo mẫu số 1A/ĐĐN-CC trong Thông tư 10/2013/TT-BYT.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe hành nghề.
  • Bản công chứng các bằng cấp chuyên môn.
  • Bản sao Chứng minh thư.
  • Giấy xác nhận thời gian thực hành ở cơ sở dược hợp pháp do người đứng đầu cơ sở đó cấp theo mẫu số 3/GXN, trong Thông tư 10/2013/TT-BYT.
  • 2 ảnh chân dung 4x6cm. 

Trình tự đăng ký chứng nhận hành nghề:

  • Sau khi chuẩn bị hồ sơ, bạn nộp các giấy tờ về Sở Y tế, trong vòng 3 ngày nếu có thiếu sót hay vấn đề gì thì hồ sơ của bạn sẽ được trả lại để bổ sung hoặc thay đổi.
  • Trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ của bạn, Sở Y tế sẽ thẩm định và đưa ra kết quả. Nếu như bạn không cấp chứng chỉ hành nghề thì có thể yêu cầu Sở đưa ra lý do.
  • Mức phí mà bạn cần phải nộp để được cấp chứng chỉ hành nghề kèm theo hồ sơ là 500.000 đồng.

Sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề và chuẩn bị xong giấy tờ liên quan thì bạn có thể tiến hành thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh. 

Đăng ký giấy phép kinh doanh – Quy trình mở nhà thuốc hợp pháp

Việc đăng ký giấy phép kinh doanh là điều bắt buộc mà bất kỳ doanh nghiệp hay nhà thuốc nói riêng cần thực hiện. Các thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế. 

Hồ sơ đăng ký Giấy phép kinh doanh theo quy định gồm có:

  • Chứng chỉ hành nghề Dược.
  • Bản sao công chứng căn cước công dân [hoặc chứng minh thư] của người chịu trách nhiệm tại nhà thuốc.
  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh. 
Chứng chỉ hành nghề Dược là giấy tờ cần thiết để mở nhà thuốc

Với hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy trình mở nhà thuốc hợp pháp, các bạn cần mang theo hồ sơ đã chuẩn bị tới Ủy ban nhân dân quận hoặc huyện nơi bạn định mở nhà thuốc. Lúc này, cơ quan chịu trách nhiệm sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cũng như quyết định cấp Giấy đăng ký kinh doanh cho nhà thuốc của bạn hay không.

Sau 5 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ [chỉ tính những ngày cơ quan làm việc] thì bạn sẽ có được quyết định chính thức. Chi phí cho mỗi lần đăng ký kinh doanh là 100.000 đồng.

Tìm kiếm nguồn hàng, nhập hàng

Điều quan trọng không kém trong quy trình mở nhà thuốc chính là tìm nguồn hàng uy tín, chất lượng với giá tốt. Nguồn hàng chất lượng cũng như giá cả phải chăng sẽ là một lợi thế của cửa hàng bạn so với những đối thủ xung quanh.

Tại Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn hiện nay, mật độ các cửa hàng thuốc khá cao nhưng rất ít nhà thuốc có thể tạo ra sự khác biệt. Do đó, nếu bạn có thể tạo được sự khác biệt từ sản phẩm, dịch vụ,… thì nhà thuốc của bạn sẽ có cơ hội thành công cao hơn. 

Hiện nay các hiệu thuốc thường nhập hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc thông qua tổng đại lý cấp 1. Tuy nhiên, đa phần công ty dược đều có đội ngũ trình dược viên tới giới thiệu sản phẩm và bán hàng trực tiếp cho từng cửa hàng. Nếu bạn muốn tạo ra sự khác biệt, hãy chủ động tìm nguồn hàng chứ không nên ngồi chờ các nhân viên bán hàng vào tận nơi để tiếp thị, nhập hàng. 

Tìm kiếm nguồn hàng, nhập hàng chất lượng

Lựa chọn mặt bằng kinh doanh

Để mở một nhà thuốc, chúng ta cần phải tìm được một mặt bằng phù hợp, có diện tích ít nhất là 10m2, chiều dài không dưới 10m và chiều rộng không dưới 4m. Với mặt bằng đi thuê, các bạn sẽ phải ký kết hợp đồng thuê nhà được xác nhận bởi xã hoặc phường tại văn phòng công chứng.

Trong quy trình mở nhà thuốc với những mặt bằng kinh doanh tại thành phố, các bạn cần chuẩn bị thêm một vài loại giấy tờ khác như bảo photo sổ đỏ, hóa đơn điện nước để xin được Giấy phép kinh doanh. 

Hồ sơ thẩm định đạt chuẩn GPP – Quy trình mở nhà thuốc đạt chuẩn

Nếu bạn muốn hướng tới mục đích kinh doanh nhà thuốc đạt chuẩn GPP thì trong hồ sơ chuẩn bị phải có các loại giấy tờ như sau:

  • Bằng cấp của người chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc nơi bạn định đăng ký.
  • Chứng chỉ hành nghề Dược.
  • Giấy phép kinh doanh của Nhà nước. 
  • Bộ hồ sơ kèm mẫu xin thẩm định GPP.S.O.P [người dùng có thể download mẫu file này trên mạng] để chấm điểm.
  • Bảng đăng ký bán thuốc hạn chế.
  • Một vài giấy tờ cần thiết như Bản kê khai nhân sự, Hợp đồng lao động của nhân viên hoặc Bản kê khai vật tư trong nhà thuốc,…
  • Trong hồ sơ cũng cần có thêm chi phí cho việc thẩm định với mức phí là 1.000.000 đồng.  

Quy trình mở nhà thuốc không thể thiếu – Xin mã số thuế

Trường hợp nhà thuốc đã được cấp Giấy phép kinh doanh, bạn mang Giấy phép này tới bộ phận Thuế để được cấp mã số thuế. Sau khi có mã số thuế, việc tiếp theo mà bạn cần thực hiện trong quy trình mở nhà thuốc là mang đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định tới Sở Y tế để hoàn thiện hồ sơ thành lập nhà thuốc. 

Tham khảo: Điều Kiện Mở Nhà Thuốc Đông Y Chi Tiết Cùng Các Lưu Ý Khác

Quy trình mở nhà thuốc không thể thiếu đó là xin mã số thuế

Cơ quan nhà nước sẽ thực hiện các bước thẩm định và bạn sẽ được Sở Y tế cấp Giấy đủ điều kiện kinh doanh Dược cùng với giấy đạt chuẩn GPP [nếu có]. Lúc này, bạn mới có thể bắt đầu công việc kinh doanh của mình tại nhà thuốc. 

Làm bảng hiệu nhà thuốc

Bảng hiệu được xem như bộ mặt của nhà thuốc, do đó bạn hãy chú trọng trong việc thiết kế bảng hiệu để có được thiện cảm từ khách hàng. Theo quy định, bảng hiệu đạt chuẩn của một nhà thuốc phải cung cấp tối thiểu 7 trong 9 tiêu chí dưới đây:

  • Tên nhà thuốc.
  • Địa chỉ nhà thuốc.
  • Tên người phụ trách chuyên môn.
  • Số điện thoại của người quản lý nhà thuốc.
  • Phạm vi hành nghề [Nhà thuốc tư nhân].
  • Phạm vi kinh doanh [Bán lẻ các loại thuốc thành phẩm].
  • Số giấy phép kinh doanh.
  • Thời gian mở cửa. 

Chuẩn bị sổ sách ghi chép

Muốn quy trình mở nhà thuốc được diễn ra suôn sẻ và đi vào hoạt động hiệu quả thì các bạn nên chuẩn bị sổ sách ghi chép. Loại sổ này sẽ ghi chép về việc xuất nhập cũng như các thông tin của các loại thuốc, đơn thuốc của người bệnh là điều mà bất kỳ nhà thuốc nào cũng phải có. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn, chính xác, các thuốc được kê đơn cho bệnh nhân được đảm bảo chất lượng hay không bị quá hạn sử dụng. 

Chuẩn bị sổ sách ghi chép chi tiết, kỹ lưỡng các thông tin cần thiết

Bên cạnh đó, việc ghi chép sổ sách cũng giúp cho việc quản lý các hoạt động tại nhà thuốc được diễn ra hiệu quả hơn. 

Triển khai các hoạt động marketing, thu hút khách hàng

Nếu muốn ngày khai trương được diễn ra thuận lợi, đông khách hàng, chủ nhà thuốc cần thực hiện các chương trình marketing thu hút khách hàng như giá ngày khai trương, tặng phiếu giảm giá cho lần mua tiếp theo, tặng quà hay thậm chí là tổ chức hoạt động văn nghệ, múa lân nhằm thu hút khách hàng.

Tùy theo điều kiện kinh tế và định hướng kinh doanh mà bạn có thể chọn chương trình marketing phù hợp và hiệu quả. Hãy vạch ra cho mình một kế hoạch phát triển dài hạn, thay vì một kế hoạch chỉ diễn ra trong ngày khai trương.

Phần lớn các nhà thuốc ở Việt Nam đều đang kinh doanh theo cách truyền thống và bị động. Khách hàng cần thuốc gì sẽ tìm tới hiệu thuốc, họ không làm marketing hay quảng bá quá rộng vì đa phần mọi người chỉ giới hạn trong khuôn khổ tệp khách hàng xung quanh khu vực nhà thuốc. Vì thế, nếu muốn có sự khác biệt và đạt hiệu quả kinh doanh tốt, các bạn phải có sự đầu tư về tài chính cũng như chiến lược cụ thể. 

Cần lưu ý gì khi thực hiện quy trình mở nhà thuốc?

Cho dù bạn kinh doanh nhà thuốc online hay offline, hướng tới nhà thuốc đạt chuẩn GPP hay chỉ là mở những quần bán lẻ thuốc cũng cần phải có sự chuẩn bị chu đáo về tất cả mọi mặt. Do đó, nắm bắt được việc mở nhà thuốc cần những gì, lưu ý gì sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất. Theo đó, trong quy trình mở nhà thuốc bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

Xem thêm: 4 Cách Kinh Doanh Chuỗi Nhà Thuốc Và Những Vấn Đề Liên Quan

Để quy trình mở nhà thuốc diễn ra thuận lợi, bạn cần một số vốn nhất định
  • Các bạn cần chuẩn bị chi phí mở nhà thuốc bao gồm các khoản đầu tư ban đầu cho cơ sở vật chất hạ tầng và trang thiết bị, một số tiền đủ lớn để nhập các sản phẩm thuốc,… 
  • Tính toán chi phí thuê địa điểm cũng như toàn bộ chi phí cho việc cấp chứng chỉ hành nghề dược, thuê Dược sĩ bán hàng, tiền điện, nước, internet, tiền thuê nhà,…
  • Muốn bán hàng tốt, đạt doanh số cao thì đừng quên tham khảo tình trạng bán hàng của các nhà thuốc trong khu vực mình dự định mở cửa hàng. Từ đó, bạn có thể ước tính được lượng khách hàng tiềm năng cũng như mức doanh thu mà bạn có thể đạt được,… 
  • Hãy chọn các địa điểm đắc địa, đông dân cư như tại phố chính hoặc cổng các bệnh viện, cơ sở Y tế lớn. Ngoài ra, các bạn cũng nên lưu ý tới vấn đề “nhỏ” như chỗ để xe.
  • Nên vạch ra chiến lượng kinh doanh dài hạn và ngắn hạn sao cho hợp lý, hiệu quả tối ưu. Các bạn phải tìm hiểu kỹ đối thủ của mình cũng như khả năng về tài chính, kỹ năng quản trị nhà thuốc, tình trạng kinh doanh của họ,…
  • Tìm hiểu đối tượng khách hàng mà bạn định hướng tới để đầu tư cơ sở vật chất cũng như  xây dựng phong cách phục thỏa mãn đúng với nhu cầu trong phân khúc thị trường đó. 
  • Cần tuyển chọn nhân viên nhà thuốc sao cho phù hợp, những nhân viên bạn tuyển phải có trình độ, có thể tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng Dược trở lên,… Tuy nhiên, họ phải là người có kiến thức và có kỹ năng bán hàng, giao tiếp với khách hàng tốt. Thêm vào đó, họ cũng phải biết được quy chế trong việc kê đơn thuốc và tìm kiếm danh mục các thuốc không kê đơn. 
  • Nhà thuốc phải có sổ sách, hệ thống điện tử để ghi chép và lưu trữ các thông tin cần thiết về người bệnh, thuốc được nhập vào, bán ra. Với các loại thuốc kiểm soát đặc biệt thì cần kiểm tra, đối chiếu số lượng thuốc kỹ càng. Những hóa đơn mua bán thuốc hợp lệ cũng nên được lưu lại trong dữ liệu của nhà thuốc để phòng trường hợp kiện cáo liên quan khi không may xảy ra sự cố. 
  • Tìm kiếm nhà cung ứng thuốc uy tín, đảm bảo mua thuốc chất lượng, an toàn với chi phí hợp lý nhất để có thể tăng lợi nhuận kinh doanh cũng như đảm bảo sức khỏe cho khách hàng. Như đã đề cập phía trên, thay vì chờ các công ty dược tới tiếp thị, bạn hãy tìm tới các đơn vị cung cấp để mua được thuốc tốt và giá cả hợp lý. 

Tìm hiểu thêm: Dịch Vụ Mở Nhà Thuốc Và Những Gói Dịch Vụ Cơ Bản

Luôn kiểm tra đơn thuốc cẩn thận trước khi đưa cho bệnh nhân
  • Trước khi đưa thuốc cho bệnh nhân cần kiểm tra lại đơn thuốc, số lượng thuốc, tên thuốc, hàm lượng và hướng dẫn khách hàng cụ thể để tránh tình trạng cấp phát nhầm thuốc.
  • Đảm bảo thuốc chất lượng, còn hạn sử dụng ít nhất là cho tới khi bệnh nhân kết thúc đợt điều trị. 

Trên đây là những thông tin lưu ý cũng như quy trình mở nhà thuốc chi tiết cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng với những thông tin được chia sẻ, các bạn sẽ không bị lúng túng hoặc mất nhiều thời gian trong việc bắt đầu kinh doanh. Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc kinh doanh, vì thế hãy nắm bắt xu hướng và quản lý thông minh hơn, từ đó bạn sẽ đạt được mức doanh thu tốt hơn. Chúc các bạn may mắn. 

Chủ Đề