Hoa cơm cháy là hoa gì

Cơm cháy đen (danh pháp khoa học: Sambucus nigra ) là một loài Thực vật có hoa thuộc chi Cơm cháy (Sambucus), họ Ngũ phúc hoa. Nó phát triển tự nhiên ở khắp Âu Châu., ở nhiều điều kiện khác nhau, cả ở khu vực đất ẩm và khô, tốt nhất ở vị trí có nhiều nắng. Cây Cơm cháy là bụi cây phổ thông nhất ở Trung Âu. Nó được dùng để trị bệnh, làm thuốc nhuộm và thực phẩm.

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Trong danh pháp hai phần của loài, từ -nigra có nghĩa là màu đen, ám chỉ trái cây khi chín có màu đen. Trong tiếng Anh nó thường được gọi elder, elderberry, black elder, European elder, European elderberry và European black elderberry.. Trong tiếng Đức, tên chính thức là Schwarze Holunder, ở vùng tây nam Đức và Thụy Sĩ cũng được gọi là Holder(busch), ở Bayern hay Áo Holler, ở Bắc Đức thường cũng được gọi là Fliederbeerbusch.

Phần lớn các loại tinh dầu thu được từ cây thuốc đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị các loại bệnh khác nhau, và chúng ngày càng được sử dụng phổ biến. Trong số đó có chiết xuất từ hoa cơm cháy, chúng vừa là nguồn cung cấp một loạt thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe con người vừa đem lại trải nghiệm hương thơm ấn tượng. Bài viết sau, Kobi sẽ cung cấp thông tin bổ ích về tinh dầu hoa cơm cháy đến độc giả.

1. Đôi nét về thực vật cơm cháy

1.1 Thông tin chung

Họ thực vật: Kim ngân (Caprifoliaceae hay Adoxaceae)

Chi thực vật: Sambucus L. Trong đó nổi bật như:

  • Sambucus nigra: cơm cháy đen, phổ biến ở Tây và Trung Âu;
  • Sambucus canadensis: có nguồn gốc từ khu vực rộng lớn của Bắc Mỹ như Canada, Mỹ.
  • Sambucus javanica;

Tên thực vật tiếng anh: Black-Berried Alder, Black Elder, Boor Tree, Common Elder, European Black Elder, European Black Elderflower, European Elderflower,…

Tên thực vật tiếng việt: cơm cháy, sóc dịch, thuốc mọi…

Theo tài liệu, chi Sambucus L. là một chi nhỏ, gồm phần lớn là cây bụi hay cây gỗ nhỏ. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ, Bắc Phi…

Ở Việt Nam, thực vật này có sự phân bố rộng rãi từ vùng núi đến vùng trung du. Đặc biệt xuất hiện nhiều hơn ở tỉnh miền núi phía bắc.

1.2 Đặc điểm sinh trưởng

Khả năng phát triển linh hoạt trong nhiều điều kiện khác nhau gồm cả đất ẩm ướt và đất khô.

Thực vật ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc tự nhiên ven rừng, dưới chân đồi, những nơi gần nguồn nước chảy.

Ngoài ra, để cây cơm cháy phát triển thích hợp, cần có đất mùn màu mỡ và đất ẩm giàu nitơ. Vì vậy, chúng có thể được tìm thấy trong các làng mạc, cánh đồng, bụi rậm, bên bờ sông, trong các khu rừng thưa.

Có khả năng tái sinh dinh dưỡng tốt, thường được trồng bằng cành để xây dựng bờ rào.

Ngoài ra, thực vật cơm chát này còn tái sinh tự nhiên bằng hạt.

Mùa hoa cơm cháy nở vào khoảng tháng 5-8, còn mùa quả chín vào khoảng tháng 9-11.

1.3 Mô tả thực vật

Dạng cây bụi nhỡ, chiều cao trung bình khoảng 2-3m, có khi hơn. Thân cây xốp, gần tròn, nhẵn, màu xanh lục nhạt.

Lá cơm cháy mọc đối, dạng kép lông chim, gồm 5 lá chét hình bầu dục hoặc hình mác. Phiến lá có mép khía răng đều, dài khoảng 4-17cm, rộng 2-5cm. Cuống lá cây cơm cháy có rãnh ở mặt trên và loe rộng về phía gốc.

Cụm hoa cơm cháy mọc thành xim, tựa như tán kép ở ngọn, có lá bắc và lá bắc con. Hoa mang sắc trắng, đài có 5 răng, tràng hoa hình bánh xe có 5 thùy, nhị 5 đính ở phần trên ống tràng. Bao phấn hoa cơm cháy có màu vàng, dáng thuôn dài, bầu có 3-5 ô. Vào mùa hè, hoa tỏa hương thơm ngào ngạt đặc trưng.

Quả hình cầu, mọng, mọc thành chùm, màu tím đỏ, sau đó dần chuyển thành đen, đường kính 3-5mm. Bên trong chứa 4-5 hạt dẹt, có 3 cạnh, vị quả ngọt và hơi đắng nhẹ. Quả cây cơm cháy sống rất độc và phải được nấu chín trước khi ăn.

Hoa cơm cháy là hoa gì
Thực vật cơm cháy

1.4 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng từ cơm cháy

Về mặt thành phần hóa học, cây cơm cháy chứa các hoạt chất chủ yếu như:

  • Lá: acid béo và các dẫn xuất của chúng (metyl linoleat, axit palmitic, hydrocacbon tritetracontan, hợp chất thơm benzoic aldehyde…)
  • Hoa: có các hydrocacbon (tritetracontan và n-hexatriacontane), các axit béo và các dẫn xuất của chúng. Ví dụ như axit palmitic và axit linoleic, rượu: 2-metyl-3,15-octadecadienol, 2-hexyl-1-octanol
  • Flavonoid: chủ yếu là các dẫn xuất quercetin, cũng như tecpen, axit phenolic, tannin và polysaccharide.
  • Quả: chứa anthocyanins, chủ yếu là dẫn xuất cyanidin, flavonoid, vitamin C, B, acid folic, quercetin;

Giá trị dinh dưỡng cho 2 muỗng canh siro hoa cơm cháy đậm đặc:

  • Calories: 90;
  • Total Fat: 0g;
  • Total Carbohydrate: 23g
  • Sugars: 23g;
  • Cholesterol: 0g;
  • Sodium: 0mg;
  • Fiber: 0g;
  • Protein: 0g;

1.5 Ứng dụng thường gặp của cơm cháy

Kể từ khi phát triển nền văn minh, thực vật này đã được sử dụng trong y học cổ truyền và dinh dưỡng. Cụ thể hơn, hầu hết các bộ phận của cơm cháy đều có thể khai thác làm dược liệu như cành, rễ, vỏ thân, lá, hoa, quả…hoặc hoa và quả trở thành nguyên liệu ẩm thực như mứt, súp, đồ uống,…

Quả mọng thường được nấu thành siro sẫm màu có thể dùng để tăng cường hệ miễn dịch trong mùa lạnh và cúm.

Hoa cơm cháy: giúp giảm viêm mũi và hiệu quả nhất khi bạn đã bị ốm.

Hương thơm từ chiết bay hơi của hoa cơm cháy đặc trưng, không quá nồng, được dùng trong điều chế hương liệu.

Những sản phẩm với thực vật cơm cháy là thành phần thường gặp như:

  • Trà: Hoa có thể được sấy khô trong vài ngày để chuẩn bị cho việc sử dụng trà thảo mộc.
  • Dầu hoặc tinh dầu;
  • Cồn thạch;
  • Rượu;
  • Siro;
    Hoa cơm cháy là hoa gì
    Quả cơm cháy

2. Tinh dầu hoa cơm cháy là gì?

2.1 Thông tin chung

Tinh dầu hoa cơm cháy (Elderflower Essential Oil) là chiết xuất thực vật từ bộ phận hoa của cây thuộc chi Sambucus L, phổ biến là loài Sambucus canadensis và Sambucus nigra. Thông qua, phương pháp chủ yếu là chưng cất hơi nước thu được tinh dầu Elderflower mang đặc trưng như:

  • Màu sắc tinh dầu là vàng nhạt đẹp mắt.
  • Hương thơm hoa cơm cháy đặc trưng ngọt ngào, dịu nhẹ, thoang thoảng mùi cỏ tươi;
  • Độ lan tỏa hương thơm ở mức độ trung bình;

2.2 Thành phần của tinh dầu hoa cơm cháy

Theo báo cáo, thành phần của tinh dầu hoa cơm cháy có liên quan và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Có thể kể đến như:

  • Điều kiện khí hậu, nguồn gốc địa lý;
  • Yếu tố di truyền, giống loài của bản thân thực vật;
  • Môi trường sống, đất đai;
  • Hệ sinh thái xung quanh;
  • Phương pháp khai thác và tinh chế tinh dầu Elderflower;
  • …;

Sự hiện diện của 35 hợp chất đã được xác định trong tinh dầu của hoa cơm cháy. Trong đó các thành phần cơ bản của tinh dầu là monoterpen và sesquiterpene. Cụ thể hơn gồm những hoạt chất như:

  • caran: thường chiếm tỷ lệ cao nhất;
  • α-limonene;
  • methyl salicylate;
  • caryophyllene;
  • benzopyran;
  • cis-geraniol;
  • linalyl anthranilate;
  • linalool;

Ngoài ra, còn có thành phần thơm khác với tỷ lệ nhỏ hơn.

Bên cạnh đó, cũng có báo cáo ghi nhận rằng, thành phần hương thơm của hoa cơm cháy bao gồm andehit, xeton, rượu, este, oxit, tecpen, axit béo tự do. Cụ thể hơn, linalool, α-terpineol, 4-metyl-3-penten-2-one, và (Z) -β- ocimene cùng nhau đóng góp tạo nên hương hoa đặc trưng. Còn mùi cỏ tươi chủ yếu liên quá tới hexanal, hexanol và (Z) -3-hexenol…

2.3 Bảo quản tinh dầu hoa cơm cháy

  • Bảo quản tinh dầu hoa cơm cháy trong lọ thủy tinh có nắp và giữ kín sau khi dùng. Thời hạn sử dụng sản phẩm tốt nhất là khoảng 6 tháng sau mở nắp hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất, được in trên sản phẩm.
  • Với mục đích kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, tinh dầu hoa cơm cháy có thể đem cất trong ngăn mát tủ lạnh hay đặt tại vị trí thoáng mát…
  • Trong quá trình sử dụng, nếu tinh dầu Elderflower xuất hiện tình trạng mùi lạ, ôi thiu, bị oxy hóa…thì hãy loại bỏ chúng ngay.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em.
    Hoa cơm cháy là hoa gì
    Hoa cơm cháy còn được dùng làm nguyên liệu đồ uống

3. Lợi ích của tinh dầu hoa cơm cháy

3.1 Trong y học dân gian

Theo đông y, cơm cháy là dược liệu có vị đắng, tính ấm. Tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, giảm đau, sát trùng…dùng dưới dạng thuốc sắc uống hoặc đắp ngoài da. Thông thường, ngày dùng với liều 10-12g hoa, quả hoặc vỏ dưới dạng thuốc sắc. Nếu dùng với liều 3g/1kg thể trọng có thể gây tiểu nhiều, tiêu lỏng và nôn mửa.

Các vấn đề sức khỏe có thể dùng thảo dược này như vết bầm tím, xương khớp đau nhức, một số bệnh lý ngoài da,

Bên cạnh đó, dân gian còn dùng thực vật này để:

  • Tăng sản xuất nước tiểu;
  • Tăng tiết mồ hôi;
  • Cầm máu.

Lưu ý: Đối tượng có cơ địa tỳ vị hư hàn, phân sống nát, không nên dùng.

3.2 Tinh dầu hoa cơm cháy có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm

Một số thông tin về tác dụng kháng khuẩn và nấm của chiết xuất từ hoa cơm cháy còn hạn chế. Bước đầu ghi nhận rằng:

  • Dịch chiết từ cây cơm cháy có tác dụng trên một số vi khuẩn đường ruột (CaCeres et al., 1993). Ví dụ như phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae (Espana et al., 1994).
  • Cơ chế chế kháng khuẩn của một số monoterpen (ví dụ, linalool, pinene…) bao gồm việc xáo trộn cấu trúc lipid của màng tế bào của vi sinh vật. Nhờ đó các monoterpen đi vào trong tế bào dễ dàng hơn và ức chế sự trao đổi chất và hạn chế vi khuẩn phát triển.
  • Hoạt tính chống nấm của các hợp chất monoterpen như pinene, rượu linalyl, linalool…từ tinh dầu Elderflower chống lại các loài nấm da như Trichophyton mentagrophytes, T. rubrum, hoặc Microsporum gypseum và M. canis đã được ghi nhận
  • Hơn nữa, chúng là chất ức chế sự phát triển đối với các loại nấm mốc gây bệnh cho người khác. Ví dụ, Aspergillus niger, A. flavus…

3.3 Chống viêm, giảm đau

Từ xa xưa, chiết xuất từ hoa cơm cháy đã được sử dụng trong điều trị đau khớp, viêm khớp,…dưới nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt là trong bài thuốc bôi ngoài da, dầu massage lên khu vực khó chịu. Cho đến này, ứng dụng này vẫn đang được nghiên cứu và phát triển sâu rộng hơn.

3.4 Tác dụng chống oxy hóa

Hầu hết báo cáo khoa học đều ghi nhận, hoa cơm cháy nói chung và tinh dầu của chúng nói riêng là nguồn cung cấp chất oxy hóa dồi dào. Có thể kể đến như flavonoid, vitamin,…Theo đó, các hợp chất này giúp giảm các gốc tự do, chất gây tổn thương tế bào, thậm chí hình thành bệnh ung thư. Hơn thế, chúng còn hỗ trợ bảo vệ cơ thể trước bệnh lý tim mạch, hô hấp khác…

3.5 Tinh dầu hoa cơm cháy lợi hô hấp

Những nhận xét tích cực về tác động của tinh dầu hoa cơm cháy đến hô hấp như:

  • Nhờ vào khả năng chống oxy hóa, chiết xuất từ hoa cơm cháy là một sự lựa chọn tự nhiên giúp vượt qua những cơn sổ mũi và các triệu chứng khác của cảm lạnh…Thậm chí, chúng cũng thể hiện một số đặc tính kháng vi-rút, chống lại vi-rút cúm trực tiếp.
  • Tinh dầu giúp ngăn chặn tình trạng viêm màng nhầy, ngăn ngừa sự hình thành của chất nhờn dư thừa, tích tụ đờm,…
  • Monoterpenes, là thành phần của tinh dầu Elderflower, cho thấy khả năng hoạt động rộng rãi trong cơ thể người. Nhờ long đờm, kháng khuẩn và kháng virus, tinh dầu hoa cơm cháy cũng được tin tưởng sử dụng trong điều trị bệnh lý cúm, cảm lạnh, rối loạn hô hấp…

3.6. Thanh lọc không khí

Bên cạnh việc cải thiện tâm trạng, khuếch tán chiết xuất từ loài Sambucus vào không khí có thể giúp cải thiện sức khỏe bằng cách làm sạch không khí xung quanh. Ngoài ra, với cách thức này còn đẩy lùi những mùi hương khó chịu hay nấm mốc phát triển. Tuyệt vời hơn, hương thơm từ tinh dầu Elderflower còn là “khắc tinh” của nhiều loại côn trùng phiền phức.

4. Gợi ý một số cách sử dụng tinh dầu hoa cơm cháy

4.1 Tinh dầu hoa cơm cháy dùng qua đường hô hấp

  • Lan tỏa vào không khí tinh dầu hoa cơm cháy thông qua máy máy xông, máy khuếch tán tinh dầu…Phương thức này sẽ xua đuổi côn trùng phiền phức cũng như hạn chế mùi khó chịu trong không khí.
  • Nhỏ vài giọt tinh dầu hoa cơm cháy vào dụng cụ, vật dụng gần nơi thư giãn, nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, có thể dùng 1 giọt tinh dầu từ loài Sambucus vào bàn tay rồi xoa tròn, hít thở sâu. Đây là liệu pháp hương thơm dễ thực hiện, giúp khôi phục tinh thần, cân bằng tâm trạng,…
  • Liệu pháp xông hơi tinh dầu Elderflower còn hỗ trợ vấn đề rối loạn hô hấp. Thông qua nhiều đặc tính sinh học đa dạng như kháng khuẩn, kháng nấm, long đờm, hạn chế cơn ho…
  • Cho 1-2 giọt tinh dầu hoa cơm cháy vào túi thơm, rồi treo trong căn phòng.

4.2 Tinh dầu hoa cơm cháy dùng bên ngoài da

  • Hỗn hợp dầu massage: Pha loãng từ 1 đến 2 giọt tinh dầu hoa cơm cháy vào dầu vận chuyển như dầu hạnh nhân, dầu dừa, dầu jojoba,…để tạo nên hỗn hợp massage phù hợp với nhu cầu trị liệu. Sau đó, xoa bóp bấm huyệt, massage…với mục đích là hạn chế ma sát khi thao tác, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, chống viêm, giảm đau.
  • Ngoài ra, dân gian còn ứng dụng chiết xuất thảo dược từ loài Sambucus là nguyên liệu của thuốc đắp, thuốc mỡ, thuốc muối…

4.3 Gợi ý vài sự kết hợp với tinh dầu hoa cơm cháy

Kết hợp các tinh dầu thực vật với nhau là phương pháp được ưa chuộng vào thời đại ngày nay. Bởi không chỉ nâng cao lợi ích sức khỏe mà còn giúp người tiêu dùng có những trải nghiệm thú vị với hương thơm đặc trưng mới mà họ yêu thích. Theo đó, tinh dầu hoa cơm cháy được gợi ý có thể pha trộn với:

  • Tinh dầu hương hoa: oải hương (lavender), hoa hồng (rose), hoa cam (orange flower), hoa cúc (chamomile) ylang ylang,…
  • Tinh dầu hương gỗ: đàn hương (sandalwood), hoàng đàn (cedarwood),
  • Tinh dầu hương cỏ lá, hương chanh: cỏ vetiver, chanh (lemon), lá violet, xô thơm (clary Sage)…
    Hoa cơm cháy là hoa gì
    Tinh-dầu-hoa-cơm-cháy

5. Lưu ý gì khi sử dụng tinh dầu hoa cơm cháy

5.1 Độc tính

Các bộ phận không ăn được của cây, chẳng hạn như lá, thân, rễ, hạt và quả chưa chín, có thể gây độc. Điều này được cho là do sự hiện diện của cyanogenic glycoside và alkaloid. Do vậy, các phương pháp truyền thống để tiêu thụ bộ phận từ thực vật cơm cháy bao gồm mứt, thạch và xi-rô, tất cả đều nấu chín quả và lọc bỏ hạt.

5.2 Lưu ý chung

Hiện nay, ứng dụng chiết xuất từ cây hoa cơm cháy trong đời sống rất đa dạng. Tuy nhiên, dù chiết xuất tinh dầu được ghi nhận là an toàn nhưng vẫn cần phải chú ý các điều sau.

  • Sử dụng tinh dầu hoa cơm cháy bằng miệng trực tiếp không được ủng hộ và khuyến khích. Vì điều này có thể gây hại cho dạ dày, gan, thận, cũng như chức năng khác của cơ thể.
  • Đừng bao giờ sử dụng tinh dầu theo cách không được nhà sản xuất khuyến nghị. Thông thường, hai cách sử dụng an toàn nhất và thường xuyên nhất là thông qua đường hô hấp và thoa bên ngoài da.
  • Bên cạnh đó, hãy kiểm tra tinh dầu Elderflower trước trên vùng da nhỏ và tránh những vị trí nhạy cảm như mắt, tai trong, niêm mạc,…
  • Ngoài ra, không nên thoa tinh dầu Elderflower nguyên chất, đậm đặc chưa pha loãng lên da. Lý do là vì tinh dầu càng đậm đặc, nồng độ cao thì tình trạng kích ứng, phỏng da,…sẽ dễ xảy ra hơn.
  • Lưu ý rằng, không bao giờ sử dụng sản phẩm từ cây Elderflower trên vết thương hở.
  • Tham khảo ý kiến nhân viên y tế trước khi sử dụng sản phẩm từ thực vật cơm cháy, đặc biệt là khi có vấn đề sức khỏe nhạy cảm.
  • Sử dụng quá nhiều bất kỳ loại tinh dầu thiên nhiên nào, kể cả tinh dầu hoa cơm cháy đều có thể dẫn đến nhạy cảm da hay những rủi ro khác cho sức khỏe.

5.3 Đối tượng nào nên thận trọng khi sử dụng tinh dầu Elderflower

Tương tự như những tinh dầu thiên nhiên khác, không phải ai cũng sử dụng được tinh dầu hoa cơm cháy này. Vì không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu cây cơm cháy có an toàn để sử dụng cho một số đối tượng dưới đây, do vậy cần lưu ý cẩn thận khi có ý định dùng.

  • Trẻ sơ sinh;
  • Phụ nữ có thai;
  • Phụ nữ đang cho con bú:
  • Đối tượng từng dị ứng với sản phẩm chiết xuất từ thực vật Elderflower trước đây.
  • Ngừng sử dụng loại thảo mộc này hai tuần trước bất kỳ cuộc phẫu thuật theo lịch trình nào. Vì chúng có thể làm giảm khả năng đông máu của cơ thể bạn. Ngoài ra, còn có lo ngại, chiết xuất thực vật này sẽ cản trở việc kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật.

6. Quy cách đóng gói

Hoa cơm cháy là hoa gì

7. Tổng kết

Như vậy, tinh dầu hoa cơm cháy (elderflower) là mộ trong chiết xuất thực vật ấn tượng, có thể hữu ích trong kho tinh dầu tại nhà. Chúng thực sự mang lại quá trình thưởng thức hương thơm tuyệt vời mà bạn nhất định sẽ hài lòng. Mời bạn ghé thăm Kobi để khám phá nhiều hơn về thế giới tinh dầu thiên nhiên đa dạng cùng nhiều sản phẩm tự nhiên độc đáo khác nhé.

8. Tại sao chọn Kobi?

Kobi tự hào là nhà nhập khẩu và phân phối các loại tinh dầu thiên nhiên, dầu thực vật chất lượng cao với giá cả cạnh tranh tại Việt Nam từ 2011. Đối tác của chúng tôi là các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu cung cấp nguồn thực vật bền vững từ hơn 10 quốc gia, thu mua cây trồng từ nơi chúng phát triển tự nhiên và dồi dào. Mỗi đơn hàng đều đi kèm với GC-MS, COA và SDS để chứng minh dầu của chúng tôi là 100% nguyên chất và tự nhiên. Sự hài lòng của khách hàng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi và chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Hãy liên hệ ngay hôm nay để tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp công việc của bạn phát triển như thế nào nhé!

Hoa cơm cháy có mùi gì?

Với sắc vàng nhạt cùng mùi hương hoa thơm đậm, vị chua ngọt đặc biệt, vị siro này đưa đến thực khách cảm giác như bước cánh đồng hoa cơm cháy rộng khắp của miền quê nước Pháp, thơm ngào ngạt hương hoa và không kém phần dễ chịu.

Cây cơm cháy lá cây gì?

Cơm cháy, tên khoa học Sambucus javanica Reinw, thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae). Đây là một loại cây nhỏ, cao từ 1,5-7m; cành nhẵn, màu lục nhạt; lá mềm, mọc đối, kép lông chim lẻ gồm 3-9 lá chét, dài 8-15cm, rộng 3-5 cm, mép khía răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành xim, nom như tán kép.

Chiết xuất cơm cháy có tác dụng gì?

Chiết suất của quả cơm cháy kích thích sự chuyển hóa glucose và bài tiết insulin, giúp giảm lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, quả cơm cháy còn chứa nhiều hợp chất sinh học có thể kiểm soát bệnh tiểu đường và làm giảm tình trạng kháng insulin ở người bệnh tiểu đường loại 2.

Ăn cơm cháy có tác dụng gì?

Quả cơm cháy rất giàu dinh dưỡng..

Quả cơm cháy có thể cải thiện các triệu chứng cảm lạnh và cúm..

Quả cơm cháy có thể tốt cho sức khỏe tim mạch..

Quả cơm cháy chứa nhiều chất chống oxy hóa..

Quả cơm cháy hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và giảm nếp nhăn..

Các lợi ích sức khỏe khác của quả cơm cháy..