Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu

  • Rối loạn lipid máu là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid bị rối loạn [tăng cholesterol, tăng triglycerid, tăng LDL-C, hoặc giảm HDL-C…].

  • Rối loạn lipid máu là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý tim mạch, nội tiết, chuyển hóa.

  • Nguyên nhân của rối loạn lipid máu do nguyên phát như di truyền hoặc thứ phát do chế độ định dưỡng, lối sống ít vận động hay các bệnh lý gây ra như suy giáp, hội chứng thận hư….

  • Điều trị rối loạn lipid máu: thay đổi lối sống [tăng cường vận động thể lực, thay đổi chế độ ăn: hạn chế bia rượu, mỡ động vật…] hoặc dùng thuốc giảm lipid máu. Điều trị rối loạn lipid máu nhằm giảm nguy cơ xuất hiện bệnh lý tim mạch, nội tiết, chuyển hóa.

  • Rối loạn lipid máu nguyên phát là nguyên nhân do gen, có thể di truyền hay đột biến, không thể khắc phục hay thay đổi được. Các rối loạn này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cộng đồng, thường phát hiện từ trước lứa tuổi thiếu niên, trong gia đình có nhiều người cùng mắc và gây ra các bệnh lý tim mạch nặng nề từ rất sớm, tuổi thọ thấp.

  • Rối loạn lipid máu nguyên phát gồm các dạng sau:

    • Do đột biến gen: làm tăng tổng hợp quá mức hoặc giảm ly giải cholesterol, triglyceride, LDL-C

    • Do di truyền: thiếu hụt men lipase, rối loạn gen tổng hợp HDL-C, tăng triglyceride máu tiên phát, tăng lipid máu hỗn hợp mang tính gia đình.

  • Chế độ dinh dưỡng: ăn nhiều chất béo, nội tạng động vật, nghiện rượu,…

  • Lối sống thụ động

  • Hút thuốc lá

  • Một số bệnh lý: suy giáp, hội chứng thận hư, hội chứng Cushing, đái tháo đường, HIV…

  • Thuốc: corticoid, ức chế miễn dịch, thuốc ngừa thai…

Thông thường rối loạn lipid máu âm thầm, không biểu hiện triệu chứng nên đa số bệnh nhân thường không chú ý đến, tuy nhiên khi rối loạn lipid máu nặng và kéo dài thì có các dấu hiệu điển hình có thể gặp trên lâm sàng:

  • Dấu hiệu tích tụ lippid ngoại biên:

    • Ban vàng [Xanhthalasma] vùng quanh mắt

    • U vàng [Xanhthomas] ở dưới da, ở gân duỗi bàn tay và bàn chân

  • Dấu hiệu tích tụ lipid ở nội tạng:

    • Gan: gan nhiễm mỡ, viêm gan thoái hóa mỡ…

    • Mạch máu: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, bệnh lý mạch máu ngoại biên,…

    • Tụy: viêm tụy cấp.

4. CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định dựa vào các dấu hiệu lâm sang và xét nghiệm các thành phần lipid máu: Cholesterol toàn phần, Triglyceride, LDL-C và HDL-C

Những đối tượng cần tầm soát để chẩn đoán sớm rối loạn lipid máu:

  • Tất cả các những người dưới 40 tuổi nên được xét nghiệm bilan lipid mỗi 5 năm

  • Đối với người trên 40 tuổi nên xét nghiệm bilan lipid máu định kỳ mỗi năm một lần để phát hiện sớm và xử lý kịp thời

  • Đối với người có các yếu tố nguy cơ tim mạch hay bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành xét nghiệm định kỳ mỗi 3-6 tháng.

5. ĐIỀU TRỊ

  • Đối với LDL-C:

    • Phòng ngừa nguyên phát [nhóm nguy cơ rất cao] và phòng ngừa thứ phát: mục tiêu giảm 50% LDL-C trước khi điều trị và cố gắng đạt LDL-C đích

Chủ Đề