Hướng dẫn chơi cầu cơ có nguy hiểm không

Nhắc đến thế giới tâm linh, hẳn các bạn đã nghe qua thuật ngữ “cầu cơ” và đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người về định nghĩa cầu cơ là gì, chơi cầu cơ có nguy hiểm hay không hay có nên chơi cầu cơ hay không… Để giải đáp các thắc mắc này cũng như hiểu rõ hơn về “trò chơi gọi hồn” này, các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây nhé.

Yếu bóng vía là gì? Cách nhận biết người yếu bóng vía?
Bùa ngải kỵ gì, tỏi có chống được bùa ngải hay không?
Làm bùa yêu bằng máu kinh nguyệt hiệu quả có thật hay không?
Cách làm bùa yêu đơn giản mà hiệu quả nhất tại nhà

Mục Lục

  • 1 Cầu cơ là gì?
  • 2 Cách chơi cầu cơ
  • 3 Chơi cầu cơ có nguy hiểm không?

Trong suốt một khoảng thời gian dài, nhất là đối với niềm tin trong các tôn giáo, tín ngưỡng thời xưa khi mà khoa học thường thức của loài người chưa phát triển, phần lớn chúng ta đều tin rằng thật sự có sự tồn tại của các linh hồn, những hồn ma xung quanh chúng ta. Để khẳng định niềm tin đó là sự thật, loài người đã không ngừng đi tìm kiếm những bằng chứng để chứng minh sự tồn tại của các linh hồn, vì vậy mà có rất nhiều phương pháp giao tiếp với linh hồn ra đời như cầu cơ, bói chén, gọi hồn,…

Bàn cầu cơ là một trong những dụng cụ ra đời sớm nhất được sử dụng để nói chuyện với các hồn ma, là một hình thức giao tiếp với thế giới tâm linh hoặc những thế lực huyền bí, hay dân gian gọi đơn giản là “trò chơi gọi hồn”.
Tên tiếng Anh là bàn cầu cơ là: “The Ouija board“, trong đó từ “Ouija” có nguồn gốc từ từ “có” trong hai ngôn ngữ là Pháp “oui” và Đức “ja”.

Hướng dẫn chơi cầu cơ có nguy hiểm không
Bàn cầu cơ là một trong những dụng cụ ra đời sớm nhất được sử dụng để nói chuyện với các hồn ma…

Cấu tạo của bàn cầu cơ gồm:

  • 1 tấm bảng gỗ lớn, trên tấm bảng đó có bảng chữ cái, các chữ số và hai từ “yes” và “no”.
  • 1 tấm gỗ hình trái tim nhỏ (gọi là cơ). Cơ có lỗ nhỏ, để người sử dụng đặt ngón tay vào trong đó.

Những bàn cầu cơ thường được sản xuất và bán bởi hãng Parker Brothers – một thương hiệu khá phổ biến trong lĩnh vực này.

Cách chơi cầu cơ

Có 2 cách chơi phổ biến như sau:

– Đối với những người coi cầu cơ như một món đồ chơi thông thường: Khi chơi cầu cơ, một nhóm chơi đặt tay họ lên cơ và đọc to câu hỏi. Sau khi đọc xong, cơ sẽ di chuyển về phía một trong hai đáp án ấy một cách vô thức. Đáp án chỉ là có hoặc không. Nhiều người không hiểu vì sao mà cơ lại di chuyển một cách vô thức như vậy, trong khi họ không hề điều khiển chúng.

– Đối với những người sử dụng cầu cở để “chiêu hồn” thì lại sử dụng cầu cơ theo cách khác: Những người tham gia “gọi hồn” sẽ đặt 1 ngón tay lên cơ, sau đó thông qua một số nghi thức thần bí, người tham gia sẽ trò chuyện với thế lực siêu hình bằng cách đánh vần các chữ cái mà cơ chỉ đến để tạo thành những câu hoặc cụm từ có nghĩa. Nhiều người cho rằng hành động như vậy là do các linh hồn điều khiển, giao tiếp và gửi thông điệp tới chúng ta.

Chơi cầu cơ có nguy hiểm không?

Vào những năm cuối thập niên 1890, khi doanh nhân Elijah Bond giới thiệu bàn cầu cơ lần đầu tiên ra thị trường thì trò chơi này được xem là vô hại và không có liên quan gì đến thế giới huyền bí. Nhưng cho đến khi nhà ngoại cảm Pearl Curran sử dụng bàn cầu cơ để tiên đoán trong thế chiến thứ I thì cầu cơ mới trở nên phổ biến và được xem có liên quan đến các thế lực ma quỷ, và Thiên Chúa giáo chính thống cũng như một số nhà huyền học đã cảnh báo không nên cầu cơ vì yếu tố huyền bí, liên quan đến ma quỷ này.

Có rất nhiều câu chuyện rùng rợn xảy ra khi bói cầu cơ, khiến nhiều người khiếp sợ cho đến ngày nay, và nhiều người tin rằng cầu cơ thật sự là sự kết nối giữa thế giới tâm linh và con người. Một số câu chuyện rùng rợn về cầu cơ:

  • Bé gái 16 tuổi người Mexico tên Alexandra Huerta đã bị nhập xác sau khi cố gắng liên lạc với cha mẹ đã mất của mình bằng trò chơi cầu cơ cùng với anh trai và em họ của cô.
  • Vào những năm 1940, cậu bé 14 tuổi bị quỷ đoạt hồn vì quỷ nhập xác, và gia đình phải nhờ đến các mục sư để làm lễ trừ tà xua đuổi con quỷ ra khỏi cơ thể cậu bé.
  • Năm 2001, sau khi chơi cầu cơ cùng con gái và các cháu ngoại, bà Carol Sue Elvaker đã bị một linh hồn “thuyết phục” phải giết chết con rể của chính mình, thậm chí bà còn cố gắng giết chết cháu ngoại 10 tuổi vì cho rằng cô bé chính là quỷ dữ.
  • Cuối năm 2014, sau khi sử dụng bảng cầu cơ để liên lạc với chú cún Molly đã chết, 2 mẹ con Margaret Carroll được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch vì suýt bị thiêu sống trong căn nhà của mình vì đám cháy bí ẩn.

Mặc dù các tín hữu của cầu cơ đều cảm thấy sự huyền bí và siêu nhiên trong hành động cầu cơ, tuy nhiên bí ẩn này đã có lời giải đáp khi khoa học vào cuộc. Một nhóm nhà khoa học thuộc ĐH British Columbia đã tiến hành thí nghiệm và họ đã chứng minh được tất cả những chuyển động huyền bí của con trỏ cầu cơ này là kết quả của hiệu quả vô thức (ideomotor effect) chứ không hề có liên quan đến yếu tố ma quỷ nào. Những trò chơi gọi hồn khác như bói chén, bói bút,… cũng được các nhà khoa học chứng minh sự chuyển động huyền bí của các trò chơi này cũng là kết quả của hiệu ứng vô thức ở con người mà thôi.

Hy vọng với những chia sẻ thiết thực qua bài viết trên, các bạn đã giải đáp được thắc mắc cầu cơ là gì cũng như trò chơi gọi hồn này có thật không, có nguy hiểm đến người chơi hay không… Mặc dù giới khoa học đã chứng minh cầu cơ chỉ là do hiệu ứng vô thức của con người và những câu chuyện bí ẩn về cầu cơ được khép lại nhưng có vẻ như những câu hỏi xung quanh hiện tượng lạ của cầu cơ vẫn rất được giới trẻ ngày này quan tâm…