Hướng dẫn dùng kháng sinh theo kinh nghiệm

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHÁNG SINH

NỘI DUNG

PHẦN I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KHÁNG SINH VÀ VI KHUẨN HỌC

  • CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KHÁNG SINH Mở đầu Các nhóm kháng sinh và tác dụng Cơ chế tác dụng của kháng sinh và phối hợp kháng sinh Khái niệm Dược động học/Dược lực học (PK/PD) và ứng dụng Các nguyên tắc sử dụng kháng sinh
  • CHƯƠNG II. ĐẠI CƯƠNG VỀ VI KHUẨN HỌC Đại cƣơng về vi khuẩn học Vai trò của vi sinh lâm sàng với sử dụng kháng sinh hợp lý Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn

PHẦN II. ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN

  • CHƯƠNG I. NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP Viêm phế quản cấp ở ngƣời lớn Giãn phế quản Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng Sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em Viêm phổi bệnh viện Viêm phổi liên quan đến thở máy Áp xe phổi Tràn mủ màng phổi
  • CHƯƠNG II. NHIỄM KHUẨN HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM KHUẨN Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn
  • CHƯƠNG III. NHIỄM KHUẨN TIM MẠCH Thấp tim Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
  • CHƯƠNG IV. NHIỄM KHUẨN DA VÀ MÔ MỀM Nhọt Viêm nang lông Viêm mô bào
  • CHƯƠNG V. NHIỄM KHUẨN TIÊU HÓA Tiêu chảy do vi khuẩn Diệt Helicobacter pylori trong bệnh lý dạ dày tá tràng Nhiễm khuẩn đường mật Áp xe gan do vi khuẩn Viêm tụy cấp có nhiễm khuẩn Viêm phúc mạc
  • CHƯƠNG VI. NHIỄM KHUẨN CƠ – XƯƠNG – KHỚP Viêm khớp nhiễm khuẩn Viêm xƣơng tủy nhiễm khuẩn Viêm cơ, áp xe cơ nhiễm khuẩn Nhiễm khuẩn hạt tô phi
  • CHƯƠNG VII. NHIỄM KHUẨN SẢN PHỤ KHOA VÀ CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC Sử dụng kháng sinh trong dự phòng sản khoa Nhiễm khuẩn nặng do sản khoa Viêm âm đạo – niệu đạo do vi khuẩn Bệnh giang mai Bệnh lậu Bệnh hạ cam
  • CHƯƠNG VIII. NHIỄM KHUẨN MẮT Các cấu trúc của mắt có liên quan đến các bệnh lý nhiễm khuẩn Sử dụng kháng sinh trong nhãn khoa Viêm kết mạc cấp Viêm kết mạc do lậu cầu Viêm giác mạc do vi khuẩn Bệnh mắt hột Viêm tổ chức hốc mắt Viêm mủ nội nhãn sau vết thường xuyên nhãn cầu Vim bờ mi do vi khuẩn Viêm túi lệ
  • CHƯƠNG IX. VIÊM MÀNG NÃO Viêm màng não mủ
  • CHƯƠNG X. NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU Viêm thận bể thận cấp Sỏi thận tiết niệu nhiễm khuẩn Viêm niệu đạo cấp không do lậu Viêm bàng quang cấp
  • CHƯƠNG XI. SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO NGƢỜI BỆNH SUY GIẢM MIỄN DỊCH Suy giảm miễn dịch (giảm bạch cầu hạt trung tính và sau ghép tủy)

PHỤ LỤC 1. HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Ở TRẺ EM PHỤ LỤC 2. LIỀU KHÁNG SINH TRONG DỰ PHÒNG PHẪU THUẬT PHỤ LỤC 3. LỰA CHỌN KHÁNG SINH DỰ PHÒNG PHẪU THUẬT PHỤ LỤC 4. HƯỚNG DẪN TIÊM/TRUYỀN MỘT SỐ LOẠI KHÁNG SINH

Download

Thuốc nói chung cần phải sử dụng an toàn và hiệu qủa. Riêng với kháng sinh là thuốc trị bệnh nhiễm khuẩn cần phải đặc biệt lưu ý. Bởi vì nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ đưa đến tác hại rất lớn. Thứ nhất chính thuốc kháng sinh sẽ gây tai biến cho cơ thể ta như dị ứng, nhiễm độc các cơ quan, loạn khuẩn đường ruột làm tiêu chảy đôi khi rất trầm trọng. Tác hại thứ hai nghiêm trọng hơn nhiều là nếu sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi sẽ gây hiện tượng vi khuẩn đề kháng lại kháng sinh. Hiện nay các nhà y học rất lo lắng vì thuốc kháng sinh trước đây tỏ ra rất tốt rất hiệu quả trong điều trị thì nay đã bị nhiều loại vi khuẩn đề kháng.

Hướng dẫn dùng kháng sinh theo kinh nghiệm

  1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Chỉ có thầy thuốc điều trị dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh, dựa vào xét nghiệm, làm kháng sinh đồ mới xác định được có nhiễm khuẩn hay không?
  2. Phải chọn đúng loại kháng sinh. Nếu chọn dùng kháng sinh không đúng loại bệnh thuốc sẽ không có hiệu quả.
  3. Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh. Ðặc biệt đối với các phụ nữ có thai, người già, người bị suy gan, suy thận, chỉ có thầy thuốc điều trị mới có đủ thẩm quyền cho sử dụng kháng sinh.
  4. Phải dùng kháng sinh đúng liều đúng cách.
  5. Phải dùng kháng sinh đủ thời gian. Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày
  6. Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết.
  7. Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý. Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa. Thí dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm.

Bảo đảm được những điều trình bày ở trên cho thấy sử dụng kháng sinh hợp lý là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có kiến thức và trình độ chuyên môn. Do vậy, chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ và theo sự hướng dẫn của dược sĩ./

Chào hè cùng Pharmacity với Vòng quay may mắnRút thăm may mắn cuối năm “Mua inno.N ngay, quà trao tay”