Hướng dẫn sử dụng máy chấm công mita pro

Để sử dụng được hệ thống chấm công bạn cần:

- Máy chấm công bằng dấu vân tay [thiết bị phần cứng].

- Phần mềm chấm công và ở đây ta sử dụng phần mềm chấm công MITA PRO.

- Máy tính để cài phần mềm chấm công và kết nối với máy chấm công qua cổng mạng LAN.
- Tải dữ liệu chấm công từ máy chấm công về máy tính và xuất ra file excel, để từ đó tính toán số giờ lao động và số tiền lương.

Hướng Dẫn Đăng Ký Và Kết Nối Máy Chấm Công Với Phần Mềm Mita Pro

Bước 1: Cài đặt phần mềm máy chấm công lên máy tính [xem video].


Bước 2: Hướng dẫn lắp đặt và khai báo nhân viên [dấu vân tay] trên máy chấm công.

Bước 3: Đăng ký và kết nối máy chấm công với phần mềm chấm công MITA PRO. Đăng nhập phần mềm. Tên người dùng mặc định: admin; Mật khẩu mặc định: admin

Sau khi đăng nhập vào phần mềm chúng ta sẽ được giao diện.

Đăng ký DLL: Trên thanh menu ta nhấn vào Trợ giúp và chọn Windows 32bits hoặc Windows 64bits tùy theo phiên bản hệ điều hành của bạn.

Sau khi chạy thành công chúng ta sẽ được giao diện 

Khai báo và kết nối máy chấm công Sau đó ta vào Menu > Máy chấm công > Khai báo máy chấm công để tiến hành khai báo và đăng kí máy chấm công.

Ta chọn Thêm mới > Kiểu kết nối TCP/IP nếu kết nối máy chấm công bằng cáp mạng LAN. Mục địa chỉ IP ta ghi theo địa chỉ IP của máy chấm công [lưu ý: cần chỉnh địa chỉ IP của máy chấm công cho trùng với lớp mạng của máy tính - hướng dẫn chỉnh IP xem chi tiết bên dưới].

Sau khi khai báo IP xong, nhấn vào chữ Kiểm tra serial để kiểm tra xem máy tính và máy chấm công có nhận ra hay không. Khi hiện ra dãy số Seri tức là đã kết nối thành công. Bạn nhấn Lưu để tạo thông tin máy chấm công.

CHÚ Ý: CHỈ CÔNG TY BÁN MÁY CHẤM CÔNG MỚI HỖ TRỢ ĐƯỢC, HÃY GỌI NGAY NHÀ CUNG CẤP ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ. BÀI NÀY LÀ HƯỚNG DẪN LOGIC CƠ BẢN

Hướng dẫn xem & thay đổi địa chỉ IP máy chấm công:
Để xem được địa chỉ IP trên máy chấm công ta ta vào Menu và làm theo các cách bên dưới tùy theo từng loại máy:

Menu> Thiết lập liên kêt > Ethernet

Menu> Hệ thống > Thông tin

Ta sẽ đổi IP trên máy chấm công cho phù hợp với lớp mạng hiện tại đang sử dụng của máy tính. Ví dụ: máy tính của bạn có địa chỉ IP là 192.168.1.100 thì lớp mạng ở đây là 192.168.1, tức bạn có thể set IP cho máy chấm công là 192.168.1.201

Khi set IP cho máy chấm công, bạn cần set cả địa chỉ Gateway và DNS.
- Gateway sẽ là địa chỉ của lớp mạng và có đuôi là .1, tức với trường hợp trên thì set gateway ở đây là 192.168.1.1
- DNS: chỉ cần gõ 8.8.8.8

Sau khi đã đổi IP của máy chấm công trùng với lớp mạng của máy tính, cài đặt Gateway và DNS, ta tiến hành đăng kí bản quyền và sử dụng máy chấm công.

1. Click vào Đăng ký MCC sau đó bảng Đăng ký máy chấm công sẽ xuất hiện.

2. Nhấn Kết nối dãy số Serial sẽ hiện ra

3. Ta tiến hành nhập mã đăng ký in trên thân máy hoặc bìa đĩa [nếu bị mất mã đăng ký vui long liên hệ với công ty để được cung cấp lại] các thông tin số Serial và Số đăng ký.

Tải và sửa tên nhân viên:

Trên thanh menu phần mềm ta chọn Máy chấm công > Tải nhân viên về máy tính

Trên bảng tải nhân viên máy tính, ta chọn Duyệt từ máy chấm công sau đó các mã nhân viên đã đăng kí vân tay sẽ duyệt từ máy chấm công về máy tính. Ta nhấn tải về để nhân viên từ máy chấm công về máy tính.

Ta vào thanh Menu > nhân viên > Quản lý nhân viên để kiểm tra các mã nhân viên vừa tải xuống và tiến hành sửa tên nhân viên và tên chấm công [tên chấm công không gõ dấu]. Lưu lại khi đã thao tác đổi tên xong.

Bước 4: Tải dữ liệu chấm công từ máy chấm công về máy tính & xuất ra file excel, để từ đó tính toán số giờ lao động và số tiền lương: Đăng nhập vào phần mềm MITA PRO và làm theo hướng dẫn.

Đặt mua: máy chấm công bằng dấu vân tay DanTriSoft cung cấp

CHÚ Ý: CHỈ NGƯỜI BÁN MÁY MỚI HỖ TRỢ ĐƯỢC NÊN HÃY GỌI NGAY CHO HỌ THAY VÌ GỌI DANTRISOFT NHÉ!

Dữ liệu:

– Access, SQL

– Hiện thông tin dữ liệu ở góc dưới phần mềm

– Dữ liệu Access có thể lưu ở ổ đĩa khác ổ C, D, dễ dàng sử dụng tiếp khi máy vi tính bị hư hoặc cài win lại

– Dữ liệu chấm công được lưu trên máy vi tính có thể xóa hàng loạt theo ngày, tháng, năm

Kết nối máy chấm công:

– Kết nối bằng dây mạng [dùng địa chỉ IP] hoặc dây RS232

– Kết nối dạng có mật khẩu

– Kết nối nhiều máy cùng 1 lúc

– Tải thông tin nhân viên, vân tay, gương mặt về máy vi tính

– Tải thông tin nhân viên từ máy cũ sang máy mới mà không cần đăng ký lại vân tay

– Xóa nhân viên trên máy chấm công, xóa dữ liệu chấm công, xóa nhân viên quản lý, cài đặt 1 nhân viên quản lý

– Tự động tải dữ liệu từ máy chấm công về máy vi tính theo giờ được cài đặt trước.

– Xem thông tin của máy chấm công [số nhân viên, số vân tay, tổng số lần chấm]

– Kết nối tải dữ liệu vào USB rồi, import từ Usb vào phần mềm

Bảo mật:

– Phân quyền cho nhiều người dùng khác nhau

– Giới hạn chỉnh sửa nhân viên, sửa giờ, kết nối máy chấm công,…

Quản lý nhân viên:

– Theo khu vực, phòng ban, chức vụ

– Hiện thông tin cá nhân:

+ Mã, tên nhân viên, Ngày vào LV, ngày sinh giới tính địa chỉ

+ Quyền của nhân viên trên máy chấm công [quản lý, nhân viên,…]

+ Số vân tay, số gương mặt được lưu trong máy

+ Phép năm, số phép năm còn lại, số năm làm việc

– Lọc thông nhân viên theo mã

– Lọc nhân viên theo số năm làm việc

Hệ thống chấm công:

– Cho phép khai báo:

+ Thời gian đi trễ, về sớm

+ Chấm thiếu vẫn tính công đầy đủ

+ 2 mức tăng ca, tăng ca ngay sau giờ làm việc hoặc tăng ca sau 1 khoảng thời gian

+ Giờ giới hạn tăng ca

+ Làm tròn theo block [vd: 15 phút thì tính theo hệ số 15 phút, làm dưới 15 phút sẽ dc tính là 0]

+ Nhiều ca làm việc khác nhau, bao gồm các ca gãy, ca qua đêm

+ Khai báo nghỉ chế độ, nghĩ phép năm, công tác, nghỉ lễ

– Nhiều kiểu chấm khác nhau

+ Chấm theo dạng tự động: nhân viên chỉ việc chấm mà ko cần phải bấm nút, phần mềm sẽ tự xác định vào ra.

Xem thêm  8 Lỗi cơ bản trên camera quan sát

Ưu điểm: tính các ca qua đêm, dễ nhận các ca khác nhau nếu nhân viên chấm đầy đủ

Nhược điểm: Nếu chấm thiếu, các giờ sẽ bị dồn lên, kéo theo nhiều ngày sau bị sai

+ Chấm theo kiểu bấm nút: trước khi chấm, phải bấm nút Check in hoặc check out rồi chấm

Ưu điểm: Không bị phần mềm sắp xếp nhầm vô cột vào hoặc ra nếu chấm thiếu, có thể tính qua đêm

Nhược điểm: Tốn thao tác cho nhân viên, dễ bị quên hoặc bấm sai

+ Chấm theo giờ quy định: nếu chấm vào giờ quy định vào, sẽ được đưa vô cột vào, nếu thiếu sẽ bỏ trống cột vào

Ưu điểm: Không bị phần mềm sắp xếp nhầm vô cột vào hoặc ra, dễ thấy ngày chấm thiếu của nhân viên, có thể tính qua đêm

Nhược điểm: Không dùng khi nhân viên có thể đi nhiều ca xen kẽ nhau [ví dụ: 1 người có thể ngẫu nhiên đi ca 8h ->17h hoặc ca 11h đến 19h trong 1 ngày]

+ Chấm theo số của máy chấm công: sẽ có >2 máy, máy số lẻ sẽ được quy định là đi vào, số chẵn là đi ra

Ưu điểm: giống như chấm theo kiểu bấm mà không phải tốn thêm theo tác của nhân viên, ít xảy ra lỗi chấm sai

Nhược điểm: phải dùng ít nhất 2 máy chấm công, 1 cái luôn để chấm đi vào, 1 cái luôn để chấm đi ra

+ Chấm đầu vào và cuối ra: bỏ qua hết các lần chấm trong ngày, chỉ lấy đầu và cuối

Ưu điểm: nhân viên có thể chấm lẻ tẻ nhiều lần trong ngày

Nhược điểm: Không tính được ca qua đêm

– Tệ số tăng ca, hệ số ngày chủ nhật sẽ được tính ngay khi tính công

– Chỉ lấy 1 lần nếu nhân viên chấm liên tiếp nhiều lần

– Tính giờ trể, sớm, theo đơn vị phút

– 1 người có thể đổi ca làm hằng ngày

– Vẫn tính đầy đủ nếu nhân viên có việc đi công tác trong ngày

– Tính công theo ngày, tháng, riêng lẻ từng nhân viên, phòng ban, công ty

– Thêm xóa sửa giờ chấm công [đối vời người có quyền quản lý], các thao tác này sẽ được ghi nhận lại, có thể xem lại

– Tính tổng giờ nếu nhân viên có việc ra ngoài nhiều lần trong ngày

Xuất Báo cáo:

– Xuất ra file txt hoặc file tùy ý với nội dung là giờ chấm công thô, không qua tính toán

– Xuất ra file excel giờ chấm công thô, có thể xuất nhiều lần vào ra không giới hạn theo mẫu hàng ngang

Xem thêm  Tổng hợp thuật ngữ dùng trong camera quan sát

– Xuất ra Excel nhân viên vắng trong ngày, có đi làm trong ngày

– Xuất Excel 6 mẫu tính công:

+ Chi tiết 0: chi tiết từng người, nhiều dòng

+ Chi tiết 2: chi tiết từng người, 1 người 2 dòng hoặc 4 dòng

+ Thống kê tháng: công từng ngày của từng người

+ Tổng hợp: không hiện chi tiết, chỉ tính tổng, tính lương và các phụ cấp

+ Xuất lưới: hiện đầy đủ các thông tin, nhiều dòng

+ Thống kê 0: ký hiệu từng ngày của từng người [coi ý nghĩa của các ký hiệu ở sheet danh sách ký hiệu]

Bước 1: Cài đặt phần mềm máy chấm công lên máy tính

Bước 2: Hướng dẫn lắp đặt và khai báo nhân viên [dấu vân tay] trên máy chấm công.

Bước 3: Đăng ký và kết nối máy chấm công với phần mềm chấm công MITA PRO.

Đăng nhập phần mềm. Tên người dùng mặc định: admin; Mật khẩu mặc định: admin

Khai báo và kết nối máy chấm công

Sau đó ta vào Menu > Máy chấm công > Khai báo máy chấm công để tiến hành khai báo và đăng kí máy chấm công.

Ta chọn Thêm mới > Kiểu kết nối TCP/IP nếu kết nối máy chấm công bằng cáp mạng LAN. Mục địa chỉ IP ta ghi theo địa chỉ IP của máy chấm công [lưu ý: cần chỉnh địa chỉ IP của máy chấm công cho trùng với lớp mạng của máy tính – hướng dẫn chỉnh IP xem chi tiết bên dưới].

Sau khi khai báo IP xong, nhấn vào chữ Kiểm tra serial để kiểm tra xem máy tính và máy chấm công có nhận ra hay không. Khi hiện ra dãy số Seri tức là đã kết nối thành công. Bạn nhấn Lưu để tạo thông tin máy chấm công.

  1. Click vào Đăng ký MCC sau đó bảng Đăng ký máy chấm công sẽ xuất hiện.
  2. Nhấn Kết nối dãy số Serial sẽ hiện ra
  3. Ta tiến hành nhập mã đăng ký in trên thân máy hoặc bìa đĩa [nếu bị mất mã đăng ký vui lòng liên hệ với công ty để được cung cấp lại]các thông tin số Serial và Số đăng ký.

Hướng dẫn xem & thay đổi địa chỉ IP máy chấm công:

Để xem được địa chỉ IP trên máy chấm công ta ta vào Menu và làm theo các cách bên dưới tùy theo từng loại máy:

  • Menu > Thiết lập liên kết > Ethernet
  • Menu > Kết nối mạng
  • Menu > Hệ thống > Thông tin

Ta sẽ đổi IP trên máy chấm công cho phù hợp với lớp mạng hiện tại đang sử dụng của máy tính. Ví dụ: máy tính của bạn có địa chỉ IP là 192.168.1.100 thì lớp mạng ở đây là 192.168.1, tức bạn có thể set IP cho máy chấm công là 192.168.1.201

Hướng dẫn sử dụng phần mềm chấm công mitapro chi tiết

Bước 1: Thêm thông tin công ty và Phòng ban

Xem thêm  Camera quay lén thường được sử dụng hiện nay

– Menu => Nhân Viên => Sơ đồ quản lí => Công ty [điền thông tin Cty] => Cập nhật

– Tiếp theo chọn. Khu Vực=> Thêm mới [ Điền tên khu vực] => Cập nhật

Bước 2: Thêm nhân viên mới

– Từ Menu chọn =>Nhân Viên => Quản lí Nhân Viên => Thêm mới [Điền thông tin Nv trong Cty]

– Chú Ý: Mã nhân viên và mã chấm công phải giống nhau và không được trùng,tên chấm công bắt buộc không dấu.

– Chọn => Lưu.

Bước 3: Chuyển phòng ban

– Chọn ô vuông nhỏ trước tên nhân viên => Chuyển phòng ban => Chọn 1 phòng ban cần chuyển [ví dụ: Văn phòng ] => Đồng ý.

Vậy là nhân viên đã được sắp xếp vào phòng ban cần chuyển.

Bước 4: Tải nhân viên lên máy chấm công

– Chọn biểu tượng Máy chấm công bên phía góc trên bên phải màn hình => Xổ xuống => Tải nhân viên lên Máy chấm công

-Tiếp theo=> Chọn Công ty => Chọn Nhân viên => Chọn máy => Chuyển xuống => Tải lên máy chấm công

Bước 5: Gán ca cho nhân viên

– Chọn Gán Ca cho nhân viên [biểu tượng trên thanh công cụ]

– Chọn Cty => Chọn Nhân viênLịch trình vào ra và Lịch trình làm việc chọn theo lịch trình của nhân viên đó => Lưu Sắp xếp

Bước 6: Xem công

Máy chấm công => Tải dữ liệu chấm công => Chọn theo thời gian [ chọn từ ngày đến ngày] => Chọn máy => Tải dữ liệu

– Tiếp theo chọn => Báo biểu => Tính công và in báo biểu

– Chọn Cty => Chọn nhân viên => Chọn ngày => Tính Toán

– Xuất EXEL => Báo Cáo => Xuất lưới hoặc có thể xuất tổng hợp, chi tiết,…

Tham khảo slider hướng dẫn

Trên đây là toàn bộ thao tác sử dụng phần mềm máy chấm công Mita Pro mà Camera Nhà Việt đã hướng dẫn cho Quý vị.

Nếu trong quá trình thao tác Quý vị gặp phải khó khăn, trục trặc nào không xử lý được hãy liên hệ đến phòng kỹ thuật máy chấm công của siêu thi máy chấm công theo số Hotline: 0988 488 818

Video liên quan

Chủ Đề