Huyệt lao cung ở đâu

 1. Hạ huyết áp: Ấn huyệt Lao Cung

Theo Trung y cương mục, Lao Cung là huyệt vị nằm ở giữa lòng bàn tay. Lao nghĩa là đôi tay làm việc không biết mệt, còn cung giống như ngôi nhà lớn.

Huyệt vị này nằm ở vị trí giao điểm giữa đường tâm đạo và đường thẳng dọc khe giữa hai ngón áp út với ngón giữa.

Để xác định huyệt Lao Cung, bạn có thể gấp các ngón tay vào lòng bàn tay. Vị trí nơi đầu ngón giữa chạm vào đường nếp gấp giữa lòng bàn tay [đường tâm đạo] chính là huyệt Lao Cung.

Vị trí huyệt Lao Cung trong lòng bàn tay. [Ảnh: Nguồn Internet].

Đối với những người có tiền sử cao huyết áp, các kích thích về tinh thần như tức giận, xúc động, mệt mỏi… có thể làm huyết áp tăng cao đột ngột.

Vào lúc này, bạn nên ấn vào vị trí huyệt Lao Cung để huyết áp khôi phục về mức bình thường một cách từ từ.

2. Đau đầu: Ấn huyệt Thái Dương

Huyệt Thái Dương nằm ở chỗ lõm phía sau lông mày, nơi có đường mạch xanh. Khi ấn vào có cảm giác ê tức và có thể thấy rõ mạch máu nổi lên.

Vị trí huyệt Thái Dương ở vùng đầu. [Hình: Nguồn Internet].

Nếu cảm thấy đau đầu, bạn có thể dùng hai ngón trỏ ấn vào huyệt Thái Dương ở hai bên. Dùng lực đạo vừa phải, xoay theo chiều kim đồng hồ ở vị trí huyệt trong khoảng 1 phút và dừng lại khi Thái Dương có cảm giác chướng đau.

Xoa bóp huyệt Thái Dương có công dụng làm giảm những cơn đau nhức ở vùng đầu, giúp não bộ được thư giãn.

3. Đau dạ dày: Ấn huyệt Túc Tam Lý

Trong các tài liệu Trung y, huyệt Túc Tam Lý được ví như “huyệt trường sinh” của cơ thể.

Huyệt vị này nằm ở dưới đầu gối 3 thốn [xấp xỉ 5, 4cm] và cách bờ xương ống chân khoảng 1 thốn [xấp xỉ 1,8cm].

Để xác định vị trí chính xác của huyệt Túc Tam Lý, bạn có thể dùng bàn tay úp ngay bên dưới đầu gối, đặt tay sao cho đầu ngón tay chạm xương ống chân. Từ vị trí đầu ngón út hơi dịch ra phía ngoài chính là huyệt Túc Tam Lý.

Cách dùng tay để xác định huyệt Túc Tam Lý. [Hình: Nguồn Internet].

Khi cơn đau dạ dày phát tác, người bệnh có thể dùng hai ngón cái ấn vào vị trí huyệt Túc Tam Lý ở hai chân trong khoảng 3-5 phút cho tới khi huyệt vị hơi chướng đau thì ngừng lại.

Phương pháp đơn giản này sẽ khiến những cơn đau dạ dày thuyên giảm rõ rệt, đồng thời còn kích thích tiêu hóa.

4. Nôn mửa: Ấn huyệt Nội Quan

“Trung y cương mục” có ghi lại rằng, Nội Quan là huyệt vị chủ trị các bệnh ở ngực, nằm ở khe mạch trên tay.

Huyệt vị này nằm ở mặt trước cẳng tay, giữa hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé. Để thấy rõ khe cơ, bạn nên gấp bàn tay vào cẳng tay và nghiêng bàn tay vào phía trong cho khe cơ nổi rõ. Huyệt Nội Quan nằm trên nếp gấp khớp cổ tay 2 thốn.

Vị trí huyệt Nội Quan. [Hình: Nguồn Internet].

Trong trường hợp buồn nôn, nôn mửa, bạn có thể dùng ngón giữa ấn vào huyệt Nội Quan nằm trên hai tay.

Khi ấn, vị trí huyệt có thể cảm thấy đau. Duy trì kích thích và xoa bóp huyệt trong 2 phút cho tới khi huyệt hơi sung lên thì ngừng lại.

Chỉ bằng cách làm đơn giản này, cơn buồn nôn và triệu chứng nôn mửa sẽ nhanh chóng được hóa giải.

5. Choáng váng: Ấn huyệt Nhân Trung

Theo các y tịch cổ xưa, huyệt vị này nằm ở vùng rãnh nối liền mũi – môi nên được gọi là Nhân Trung hoặc Thủy Câu.

Vị trí chính xác của huyệt Nhân Trung nằm ở giữa 1/3 trên và 2/3 dưới rãnh nhân trung. Nếu chia độ dài phần rãnh này làm 3 phần, thì huyệt nằm ở 1/3 phía trên.

Vị trí huyệt Nhân Trung ở 1/3 của phía trên rãnh Nhân Trung. [Hình: Nguồn Internet].

Kích thích huyệt Nhân Trung sẽ giúp huyết áp tăng cao, kích thích hô hấp. Ấn vào huyệt vị này có thể cấp cứu người bệnh bị hôn mê, khó thở, choáng váng do các chứng cảm nắng, phong hàn, ngộ độc hoặc dị ứng.

6. Bị nấc: Ấn huyệt Thiếu Thương

Huyệt Thiếu Thương nằm ở chân móng tay ngón cái. Người cảm thấy đau khi ấn vào vị trí huyệt vị này có nghĩa là hệ hô hấp không khỏe.

Vị trí huyệt Thiếu Thương ở chân móng của ngón tay cái. [Hình: Nguồn Internet].

Ấn huyệt Thiểu Thương cũng là phương pháp trị nấc nhanh chóng và dễ dàng áp dụng.

Trong trường hợp bị nấc kéo dài, bạn dùng ngón cái hoặc ngón trỏ ấn vào huyệt Thiếu Thương cho tới khi cảm giác đau trở nên rõ rệt. Chỉ một lúc sau, cơn nấc sẽ nhanh chóng biến mất.

7. Ngất xỉu: Ấn huyệt Hợp Cốc

Hợp Cốc là huyệt vị nằm ở vùng hổ khẩu, có hình dạng giống như chỗ gặp nhau [Hợp] của miệng hang [Cốc] nên được gọi là Hợp Cốc.

Khi muốn tự xác định vị trí huyệt Hợp Cốc, bạn chỉ cần khép khít các ngón tay trên bàn tay, sau đó áp ngón cái vào ngón trỏ tạo thành một khối cơ nổi lên, đó là vùng huyệt.

Dùng tay còn lại ấn day vào vùng này, khi thấy chỗ cảm thấy tê tới tận đầu ngón tay út thì chính là vị trí huyệt Hợp Cốc.

Cách xác định vị trí huyệt Hợp Cốc. [Ảnh: Nguồn Internet].

Trường hợp người bị ngất xỉu do trúng gió, cảm nắng, kiệt sức, dùng ngón cái ấn huyệt hợp cốc 2-3 phút là có thể thanh tỉnh.

8. Táo bón: Ấn huyệt Thiên Xu

Huyệt Thiên Xu nằm ở ngang rốn, từ rốn đo ngang ra hai bên khoảng 2 thốn [khoảng 3, 6cm] chính là vị trí huyệt.

Bạn có thể dùng 3 ngón tay để xác định vị trí của Huyệt Thiên Xu nằm ở hai bên rốn. [Ảnh: Nguồn Internet].

Nếu cảm thấy đại tiện khó khăn, bạn có thể dùng ngón giữa của tay trái ấn vào vị trí huyệt Thiên Xu và giữ trong khoảng 1 phút, việc bài tiết có thể trở nên dễ dàng hơn ngay sau đó.


LAO CUNG

[Huyệt Huỳnh thuộc Hỏa]

Vị trí: - Ở giữa lòng bàn tay, trên động mạch, gấp ngón vô danh vào mà lấy huyệt [Đồng nhân, Phát huy]

- Nắm chặt các ngón tay, lấy huyệt ở trên đường văn tim của gan tay, chỗ khe ngón tay vô danh và ngón giữa chấm vào đường văn này.

Giải phẫu: Dưới da là cân gan tay giữa, cơ gian cốt gan tay và cơ gian cốt mu tay, bờ trong đầu dưới xương bàn tay 3. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7 hay C8.

Tác dụng:
     - Tại chỗ: Run bàn tay, ra mồ hôi lòng bàn tay.

     - Theo kinh: Đau vùng tim, tâm phiền, khát, tim đập hồi hộp.

     - Toàn thân: Cười mãi không thôi, lóet miệng, nôn, sốt về đêm.

Cách châm cứu: Châm 0,2-0,5 tấc. Cứu 5-10 phút.
 

 Từ khóa: mồ hôi, tác dụng, vị trí, ngón tay, phát huy, lòng bàn tay, toàn thân, hồi hộp, thần kinh, tại chỗ, chi phối, giải phẫu, bàn tay, động cơ, ngón giữa, vô danh


PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: | ĐT: 0905 147 543

 

Tương tự như các huyệt đạo khác trên cơ thể, tác động vào huyệt lao cung giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Quan trọng nhất vẫn là xác định chính xác vị trí và tác động đúng cách vào huyệt đạo này. Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

1. Huyệt lao cung là gì? Vị trí huyệt lao cung

Huyệt lao cung có rất nhiều tên gọi như Quật Quỷ, Trung Chưởng, Lộ Quỷ, Bách Bộ Dạ Hành, Trường Cung Xuân Dực,… Vị trí huyệt lao cung nằm ở khe giữa ngón tay số 4. Khi nắm bàn tay lại thì huyệt này chạm với đường gân của bàn tay.

Sở dĩ có tên lao cung là do trong tiếng Hán - Việt, lao là lao động, làm việc; cung trong cung điện nguy nga, lấp lánh. Lao cung có nghĩa là làm việc hăng say để đạt thành công rực rỡ. 

Vị trí của huyệt lao cung nằm ở trung tâm lòng bàn tay

2. Huyệt lao cung có những tác dụng nào?

2.1. Ổn định thần khí

Tác động vào huyệt lao cung sẽ giúp thanh định tâm can, trấn tĩnh thần kinh. Những người thường xuyên nóng trong người, bốc hỏa thì cũng có thể bấm huyệt này để thanh nhiệt và hạ hỏa.

Thần khí là người hay bị nóng nảy trong người

2.2. An thần

Huyệt lao cung còn giúp cải thiện các vấn đề về tinh thần, tâm lý. Người bị căng thẳng, áp lực liên tục dẫn đến suy nhược, mệt mỏi có thể tác động vào lao cung huyệt để điều hòa trí óc, tỉnh táo và thư giãn. 

An thần là người hay căng thẳng, tâm lý

2.3. Trừ thấp nhiệt

Trong Đông Y, huyệt lao cung được sử dụng trong hỗ trợ điều trị ủ nhiệt, hóa thấp. Bởi tác động vào huyệt này sẽ giúp loại bỏ hiệu quả độc tố và chất béo dư thừa trong cơ thể hiệu quả.

Tác động huyệt lao cung có tác dụng an thần, ổn định tâm lý

2.4. Trị nấc

Vì có tác dụng ổn định thần khí và trừ thấp nhiệt nên khi bấm huyệt lao cung có thể trị nấc hiệu quả. Bởi nguyên nhân gây nấc là do khí uất [can khí lấn át vị khí]. Nếu tác động vào huyệt sẽ thanh tâm hỏa và trừ nhiệt thấp, từ đó, giúp người bị nấc hết nhanh chóng.

Tác động huyệt lao cung có tác dụng trị nấc

2.5. Viêm xoang và khô miệng

Những bệnh lý này khá phổ biến và khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Nếu thực hiện châm cứu và kích thích vào huyệt lao cung, tình hình sẽ được cải thiện hiệu quả.

Tác dụng của huyệt lao cung giúp giảm bệnh viêm xoang, khô miệng

>> Xem thêm: #Huyệt Thiếu Phủ Là Gì? Vị Trí Và Tác Dụng Chữa Bệnh

2.6. Ra mồ hôi tay

Tác động vào huyệt lao cung còn có tác dụng ức chế sự bài tiết ra mồ hôi. Bởi vị trí huyệt lao cung nằm ở trung tâm lòng bàn tay, kích thích vào huyệt giúp đả thông kinh mạch và tăng cường sự liên kết giữa các dây thần kinh.

Chứng ra mồ hôi tay cũng sẽ được cải thiện nếu tác động vào huyệt đạo lao cung

2.7. Động kinh

Người bị động kinh có những triệu chứng rất dễ nhận biết như giật tay chân, rung người, nếu không được cấp cứu có thể sùi bọt mép, ngất và tử vong. Do đó, khi thấy người bị động xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm, hãy bấm thật mạnh vào huyệt lao cung để tránh trường hợp đáng tiếc. 

Tác dụng của huyệt lao cung giúp phòng ngừa bệnh động kinh

>> Xem thêm: #Top Ghế Massage Toàn Thân Queen Crown Bán Chạy

3. Cách châm cứu và bấm huyệt lao cung

3.1. Châm cứu 

Xác định chính xác vị trí của huyệt lao cung. Sau đó châm kim thẳng vào lòng bàn tay, hướng về phía mặt lưng bàn tay đối diện khoảng 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng và giữ trong thời gian từ 5 - 10 phút.

Châm cứu giảm đau và mệt mỏi

3.2. Bấm huyệt

Bấm huyệt lao cung có tác dụng hỗ trợ rất nhiều bệnh lý. Tùy tình trạng bệnh mà có cách day và ấn huyệt khác nhau. Nhưng nhìn chung đều theo các bước sau:

- Xác định chính xác vị trí của huyệt lao cung.

- Áp nhẹ ngón tay cái của bàn tay này lên huyệt lao cung của bàn tay kia, đồng thời, hít vào nhẹ nhàng.

- Thở ra và ấn lực vừa đủ mạnh xuống huyệt, nếu chưa cảm thấy thoải mái thì gia tăng lực ấn mạnh hơn đến khi nào thấy dễ chịu là được.

- Ấn trong 30 giây thì hít vào rồi ngưng thở trong 5 - 10 giây. Sau đó thở ra từ từ và giảm dần lực ấn.

- Thực hiện động tác dây ấn này khoảng 5 - 6 lần rồi đổi tay.

- Mỗi ngày nên thực hiện 3 lần, vào lúc sáng, trưa và chiều để tình hình bệnh được cải thiện hiệu quả.

Châm cứu và bấm huyệt lao cung đúng cách, đều đặn sẽ giúp cải thiện bệnh tích cực

4. Lưu ý khi châm cứu và bấm huyệt lao cung

- Khi đang đói bụng hoặc vừa ăn no, khi cơ thể ốm yếu, mệt mỏi  thì không nên thực hiện bấm huyệt hay châm cứu.

- Nếu có vết thương hở trên bàn tay thì cũng không tác động vào huyệt vì có thể khiến vết thương chảy máu và nhiễm trùng. 

- Phụ nữ mang thai tuyệt đối không áp dụng phương pháp chữa bệnh này. Nếu có nhu cầu, phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

- Song song với bấm huyệt và châm cứu, nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi hợp lý. Điều này sẽ giúp gia tăng hiệu quả trong công tác điều trị bệnh. 

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về tác dụng của huyệt lao cung và cách tác động vào huyệt để chữa bệnh. Queen Crown hy vọng thông quá đó, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và áp dụng đúng cách cho bản thân và người thân, giúp thuyên giảm bệnh tật. 

Video liên quan

Chủ Đề