Ida trong khai hải quan viết tắt là gì import năm 2024

- Nội dung: Nghiệp vụ này dùng để đăng ký thông tin khai báo nhập khẩu và xác định trị giá trước khi thực hiện nghiệp vụ “Khai báo nhập khẩu” (IDC). Khi thực hiện nghiệp vụ IDA, hệ thống tự động tính toán số thuế bao gồm cả phí hải quan. 29. Nghiệp vụ lấy thông tin đăng ký trước tờ khai nhập khẩu (IDB) - Chức năng: Lấy thông tin - Nội dung: Nghiệp vụ IDB dùng để lấy thông tin đã được đăng ký bởi nghiệp vụ “Đăng ký trước tờ khai nhập khẩu” (IDA) trước khi thay đổi thông tin bằng nghiệp vụ IDA. Nghiệp vụ này cũng dùng để lấy thông tin lược khai hàng hóa và/ hoặc thông tin hóa đơn (invoice)/ danh sách đóng hàng để khôi phục trước khi đăng ký thông tin bằng nghiệp vụ IDA. 30. Nghiệp vụ khai báo nhập khẩu (IDC) - Chức năng: Đăng ký - Nội dung: Nghiệp vụ IDC dùng để khai báo thông tin tờ khai nhập khẩu và tờ khai trị giá đã được đăng ký bởi nghiệp vụ “Đăng ký trước tờ khai nhập khẩu” (IDA). 31. Nghiệp vụ sửa thông tin đăng ký trước tờ khai nhập khẩu (IDA01) - Chức năng: Sửa chữa - Nội dung: Nghiệp vụ IDA01 dùng để sửa thông tin đã khai báo trước khi thông quan và sau khi thực hiện nghiệp vụ “Khai nhập khẩu” (IDC). 32. Nghiệp vụ lấy thông tin sửa đăng ký trước tờ khai nhập khẩu (IDD) - Chức năng: Lấy thông tin - Nội dung: Nghiệp vụ này dùng để lấy thông tin trước khi sửa thông tin bằng nghiệp vụ “Sửa thông tin đăng ký tờ khai nhập khẩu” (IDA01). 33. Nghiệp vụ sửa tờ khai nhập khẩu (IDE) - Chức năng: Sửa chữa - Nội dung: Nghiệp vụ này dùng để khai báo lại tờ khai nhập khẩu đã chỉnh sửa bằng nghiệp vụ “Sửa thông tin đăng ký trước tờ khai nhập khẩu” (IDA01). 301. Nghiệp vụ khai báo nhập khẩu (đối với hàng chuyển phát nhanh) (MIC) - Chức năng: Đăng ký - Nội dung: Nghiệp vụ MIC dùng để khai báo nhập khẩu đối với hàng chuyển phát nhanh được miễn thuế do trị giá thấp. 302. Nghiệp vụ lấy thông tin sửa tờ khai nhập khẩu (đối với hàng chuyển phát nhanh) (MID) - Chức năng: Lấy thông tin - Nội dung: Nghiệp vụ MID dùng để lấy thông tin đã được đăng ký bởi nghiệp vụ “Khai báo nhập khẩu (đối với hàng chuyển phát nhanh)” (MIC) trước khi sửa thông tin bằng nghiệp vụ “Sửa tờ khai nhập khẩu (đối với hàng chuyển phát nhanh)” (MIE). 303. Nghiệp vụ sửa tờ khai nhập khẩu (đối với hàng chuyển phát nhanh) (MIE) - Chức năng: Sửa chữa - Nội dung: Nghiệp vụ MIE dùng để sửa và khai báo lại thông tin tờ khai nhập khẩu đã được đăng ký bởi nghiệp vụ “Khai báo nhập khẩu (đối với hàng chuyển phát nhanh)” (MIC). 35. Nghiệp vụ đăng ký kết quả kiểm tra/kiểm hóa (tờ khai nhập khẩu) (CEA) - Chức năng: Đăng ký - Nội dung: Nghiệp vụ CEA dùng để đăng ký thông tin kết quả kiểm tra và kiểm hóa đối với tờ khai nhập khẩu. Nghiệp vụ CEA thực hiện chỉ khi tờ khai nhập khẩu được phân luồng vàng (kiểm tra hồ sơ) hoặc luồng đỏ (kiểm hóa). 36. Nghiệp vụ đăng ký hủy tờ khai nhập khẩu (PAI) - Chức năng: Hủy bỏ - Nội dung: Nghiệp vụ PAI dùng để đăng ký thông tin hủy hoặc chuyển sang làm thủ công khi kết thúc thủ tục hải quan do hệ thống thực hiện vì bất kỳ lý do nào tại thời điểm khai báo nhập khẩu hoặc sửa khai báo. 37. Nghiệp vụ tham chiếu tờ khai nhập khẩu (IID) - Chức năng: Tham chiếu - Nội dung: Nghiệp vụ IID dùng để tham chiếu thông tin khai báo và tình trạng tờ khai nhập khẩu.

(Theo TCHQ - Tác giả: H.Đ.Trung)



Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com. - Kiểm tra lại toàn bộ thông tin tờ khai đã nhập liệu và thực hiện gắn thiết bị chữ ký số (USB Token) vào máy tính để thực hiện khai báo nghiệp vụ IDA.

  1. Nhấn chọn Khai thông tin (IDA/IDA01);
  2. Tùy chọn thông tin chữ ký số;
  3. Nhấn Ký;
  4. Nhập mã PIN;
  5. Nhấn Đăng nhập; Thông tin tờ khai được gửi vào hệ thống Hải Quan và trả về Số TK, chờ hộp thoại xuất hiện dòng chữ END_OF_MESSAGE. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa nếu muốn quá trình thông quan diễn ra thuận lợi cần có sự hỗ trợ của đại lý hải quan. Vậy cụ thể đại lý hải quan là gì? Có những nhiệm vụ chính nào? Tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

1. Đại lý làm thủ tục hải quan là gì?

Đại lý hải quan là công ty chuyên làm dịch vụ hải quan theo hợp đồng đại lý. Nghĩa là họ đứng tên đại lý, ký tên và đóng dấu của mình thay cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu vào ô người khai hải quan (với phần mềm ECUS4) hoặc dùng chữ ký số để truyền tờ khai (ECUS5 – VNACCS).

Công việc của đại lý hải quan là khai đầy đủ, chính xác các thông tin trên tờ khai hải quan và xác định số thuế, các khoản thu khác để nộp vào ngân sách nhà nước. Các quyền hạn của đại lý hải quan bao gồm:

– Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến pháp luật về hải quan. – Yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa đã cung cấp đủ thông tin cho cơ quan hải quan. – Xem trước hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi thực hiện khai hải quan để đảm bảo việc kê khai thông tin chính xác. – Yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại hàng hóa, trường hợp không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan khi hàng hóa chưa được thông quan. – Sử dụng hồ sơ hải quan để thông quan, vận chuyển hàng hóa và tiến hành các thủ tục liên quan đến các cơ quan khác theo quy định của pháp luật. – Khiếu nại, tố cáo hành vi trái pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan. – Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

\>> Xem thêm: Gửi hàng đi Canada bằng đường biển

Ida trong khai hải quan viết tắt là gì import năm 2024

Đại lý làm thủ tục hải quan hoạt động dựa trên hợp đồng ủy quyền với chủ hàng xuất nhập khẩu, đồng thời chịu trách nhiệm đối với phạm vi được ủy quyền

2. Sự khác nhau giữa đại lý hải quan và người khai thuê hải quan

Bên cạnh đại lý hải quan, người khai thuê hải quan cũng cung cấp dịch vụ thông quan cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, cả 2 đơn vị này vẫn có một số điểm khác nhau như sau:

Các tiêu chí Đại lý hải quan Người khai thuê hải quanNgười đại diện thực hiện thủ tục hải quan Bên đại lý hải quan sẽ trực tiếp đứng tên trên tờ khai hải quan với vai trò là đại lý. Người khai thuê hải quan sử dụng giấy giới thiệu của chủ doanh nghiệp để thực hiện kê khai thông tin. Điều này nghĩa là tên của người khai thuê hải quan không xuất hiện trong bất cứ giấy tờ nào. Trách nhiệm về chứng từ khai báo Chịu trách nhiệm về chứng từ khai báo. Đại lý hải quan dùng chữ ký và dấu pháp nhân để làm tờ khai. Không chịu trách nhiệm về chứng từ khai báo. Người khai thuê hải quan dùng chữ ký số của chủ doanh nghiệp để khai báo hải quan (cơ quan hải quan sẽ hiểu rằng doanh nghiệp tự làm thủ tục hải quan).Trách nhiệm pháp lý Chịu trách nhiệm cùng với doanh nghiệp đối với cơ quan hải quan. Không chịu trách nhiệm cùng với doanh nghiệp đối với cơ quan hải quan. Yêu cầu bằng cấp nghiệp vụ Nhân viên của đại lý hải quan cần phải có chứng chỉ đại lý hải quan và được Tổng cục hải quan công nhận. Người khai thuê hải quan có thể là bất kỳ ai, chỉ cần có một ít kiến thức nghiệp vụ thì đều có thể làm được. Phí dịch vụ Mức chi phí cao, tùy vào tính chất của từng loại hàng hóa. Mức chi phí thấp.

3. Tại sao nên chọn đại lý hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu?

Từ bảng so sánh giữa đại lý làm thủ tục hải quan và người khai thuê hải quan đã đề cập ở trên, có thể thấy rằng:

Bên đại lý hải quan tuy phí dịch vụ cao nhưng lại có độ tin cậy cao hơn người khai thuê hải quan. Cụ thể là họ sử dụng chữ ký số và dấu pháp nhân của đại lý để khai báo hải quan, chủ doanh nghiệp không cần phải sử dụng chữ ký số của mình. Vì thế, nếu có vấn đề xảy ra, bên đại lý hải quan sẽ có trách nhiệm xử lý vấn đề. Ngoài ra, nhân viên của đại lý được đào tạo nghiệp vụ chuyên nghiệp, đảm bảo tiến hành các thủ tục hải quan nhanh chóng và chính xác.

Tránh trường hợp người khai thuê hải quan điền sai thông tin về hàng hóa, khiến cho doanh nghiệp phải chịu rủi ro khi bị kiểm tra sau thông quan.

3W Logistics là công ty cung cấp dịch vụ hải quan uy tín và đáng tin cậy, được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. Công ty sở hữu đội ngũ làm thủ tục hải quan riêng, được đào tạo bài bản và dày dặn kinh nghiệm, tư vấn tận tình cho khách hàng.

3W Logistics thực hiện đầy đủ các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho cơ quan hải quan; nhận kiểm tra tính hợp lệ của các loại giấy tờ từ doanh nghiệp và có các giải pháp vận chuyển sau khi thông quan hàng hóa, giúp quá trình vận chuyển suôn sẻ và đúng thời gian.

\>> Xem thêm: Giá thuê container

Ida trong khai hải quan viết tắt là gì import năm 2024

Đại lý hải quan có tính trách nhiệm cao hơn người khai thuê hải quan

4. Quy trình khai báo hải quan điện tử hàng xuất nhập khẩu

Hiện nay, cơ quan hải quan đã áp dụng hình thức khai báo hải quan điện tử để quá trình kê khai thông tin được nhanh chóng, tiết kiệm thời gian làm việc và chi phí đi lại cho đại lý hải quan, doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Các bước khai báo hải quan điện tử:

Bước 1: Kê khai thông tin xuất/nhập khẩu.

Người khai thực hiện điền đầy đủ các thông tin về xuất khẩu (bằng nghiệp vụ EDA) hoặc nhập khẩu (nghiệp vụ IDA). Sau đó, hệ thống sẽ nhận thông tin, cấp số và các chỉ tiêu về thuế suất, tên các mã đăng nhập,… Bản kê khai này sẽ được lưu trên hệ thống VNACCS.

Bước 2: Tiến hành đăng ký tờ khai xuất/nhập khẩu.

Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai xuất khẩu (EDC) hoặc nhập khẩu (IDC), người khai báo sẽ kiểm tra lại thông tin. Nếu thông tin chính xác, người khai gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai. Ngược lại, nếu thông tin có sai sót, người khai sử dụng nghiệp vụ EDB (xuất khẩu) hoặc IDB (nhập khẩu) để chỉnh sửa thông tin.

Bước 3: Kiểm tra lại điều kiện đăng ký tờ khai.

Trước khi tiến hành đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ kiểm tra xem doanh nghiệp có đủ điều kiện đăng ký không. Nếu doanh nghiệp không nằm trong danh sách nợ quá hạn 90 ngày, tạm ngừng hoạt động, phá sản,…thì hệ thống sẽ cho phép đăng ký tờ khai.

\>> Xem thêm: Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang châu âu

Ida trong khai hải quan viết tắt là gì import năm 2024

Doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai sẽ được hệ thống phản hồi lại

Bước 4: Phân luồng tờ khai, kiểm tra và thông quan cho lô hàng hóa.

Hệ thống tự động phân luồng tờ khai thành màu xanh, vàng, đỏ.

– Đối với tờ khai luồng xanh:

Nếu số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan và hiển thị quyết định thông quan hàng hóa xuất/nhập khẩu.

Nếu số thuế phải nộp khác 0:

Trường hợp khai báo nộp thuế bằng hạn mức hay thực hiện bảo lãnh, hệ thống sẽ kiểm tra các chỉ tiêu này. Nếu số tiền hạn mức/bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống hiển thị chứng từ ghi số thuế phải thu và quyết định thông quan hàng hóa xuất/nhập khẩu. Còn nếu không thì hệ thống sẽ báo lỗi.

Trường hợp khai báo nộp thuế bằng chuyển khoản, tiền mặt tại cơ quan hải quan, hệ thống hiển thị chứng từ ghi số thuế phải thu. Khi người khai nộp thuế, lệ phí và được hệ thống VNACCS chấp nhận thì hệ thống hiển thị quyết định thông quan hàng hóa.

Vào cuối ngày, hệ thống VNACCS tổng hợp tất cả tờ khai luồng xanh đã được thông quan để chuyển sang hệ thống VCIS.

– Đối với các tờ khai luồng vàng, đỏ:

Đại lý hải quan: Nhận kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá; nộp hồ sơ để cơ quan hải quan kiểm tra và chuẩn bị các điều kiện để kiểm tra thực tế hàng hoá; nộp đầy đủ thuế, phí, lệ phí (nếu có).

Hệ thống: Hiển thị Tờ khai hải quan có kết quả phân luồng tại chỉ tiêu Mã phân loại kiểm tra; Đưa ra thông báo yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa (với hàng hóa phân luồng đỏ hoặc khi cơ quan hải quan dùng nghiệp vụ CKO để chuyển luồng); hệ thống tự động thực hiện các công việc tương tự như ở tờ khai luồng xanh.

Bước 5: Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan.

Người khai sử dụng nghiệp vụ EDD (xuất khẩu) hoặc IDD (nhập khẩu) để khai thông tin sửa đổi. Thông tin tờ khai xuất khẩu (EDA) hoặc nhập khẩu (IDA) sẽ được hiển thị toàn bộ nếu khai sửa đổi, bổ sung lần đầu. Còn nếu khai sửa đổi, bổ sung lần 2 trở đi, hệ thống hiển thị thông tin khai xuất khẩu (EDA01) hoặc nhập khẩu (IDA01).

Khi khai báo xong, người khai gửi đến hệ thống VNACCS. Hệ thống sẽ cấp số cho tờ khai sửa đổi, phản hồi các thông tin sau khi sửa đổi ở màn hình IDE. Người khai nhấn nút gửi trên màn hình để hoàn thành đăng ký tờ khai sửa đổi, bổ sung.

Số tờ khai sửa đổi là ký tự cuối cùng của ô số tờ khai. Số lần khai báo sửa đổi trong thông quan tối đa là 9 lần (với ký tự cuối cùng của số tờ khai là từ 1 – 9). Nếu không khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan thì ký tự cuối cùng của số tờ khai là 0. Ngoài ra, khi thực hiện sửa đổi, bổ sung trong thông quan, tờ khai chỉ được phân luồng vàng hoặc đỏ.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin giải đáp cho câu hỏi đại lý hải quan là gì ở đầu bài. Lựa chọn đại lý hải quan chuyên nghiệp, uy tín giúp doanh nghiệp thông quan hàng hóa dễ dàng và nhanh chóng.

Ida là viết tắt của từ gì trong hải quan?

Nghiệp vụ đăng ký trước tờ khai nhập khẩu (IDA) Khi thực hiện nghiệp vụ IDA, hệ thống tự động tính toán số thuế bao gồm cả phí hải quan.

Khai báo Ida là gì?

Khai thông tin nhập khẩu (IDA): Tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai - IDC. - Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống VNACCS.

Nghiệp vụ cko là gì?

- Nội dung: Nghiệp vụ CKO dùng để sửa phân loại kiểm tra/kiểm hóa sau khi rà soát hoặc xác định hình thức kiểm tra đối với tờ khai nhập khẩu/xuất khẩu được phân vào luồng vàng (kiểm tra hồ sơ) hoặc luồng đỏ (kiểm hóa).

EDA là viết tắt của từ gì trong xuất nhập khẩu?

Khai thông tin xuất khẩu (EDA - Tờ khai nháp) Sử dụng bằng phần mềm khai Hải quan Ecuss vinass hoặc phần mềm khác tương tự được sự đồng ý của Hải quan về việc sử dụng. - Người khai hải quan khai các thông tin xuất khẩu bằng nghiệp vụ EDA (Tờ khai nháp) trước khi đăng ký tờ khai xuất khẩu.