Kế hoạch quản lý, sử dụng thiết bị dạy học trường mầm non

PHÒNG GD&ĐT PHÚC THỌ

TRƯỜNG TH TAM HIỆP

Số:  46  /KH-TH.TH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Tam Hiệp, ngày 06 tháng 10  năm 2020

KẾ HOẠCH

Công tác thiết bị dạy học năm học  2020 – 2021

 I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Căn cứ quyết định số 41/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 07/09/2000 về việc ban hành Quy chế Thiết bị giáo dục trong trường mầm non, trường phổ thông.

- Căn cứ  thông tư số: 15/2009/TT-BGD&ĐT Ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học.

- Căn cứ vào công văn số: 944/SGD&ĐT –KHTC ngày 05/4/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn danh mục tài sản, thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục công lập thành phố.

- Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 của nhà trường.

- Căn cứ vào tình hình thực tế của trường TH Tam Hiệp. Tôi dự kiến xây dựng kế hoạch thiết bị năm học 2020- 2021 như sau:

          II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

 A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thực trạng.

Tổng số CBGV - NV: 58

          Tổng số lớp: 36

          Tổng số học sinh: 1333

          Khối 1: 293                                       Khối 2: 254

          Khối 3: 301                                       Khối 4: 239

                                      Khối 5: 246

2. Thuận lợi.

- BGH nhà trường luôn tạo điều kiện và chỉ đạo sát sao công tác sử dụng thiết bị trong nhà trường. Trung bình mỗi lớp có một bộ đồ dùng thiết bị dạy học theo danh mục tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đảm bảo 100% giáo viên được trang bị đồ dùng, thiết bị dạy học phục vụ cho việc dạy và học. Ngoài ra còn một số lượng tương đối lớn là thiết bị cũ có từ trước khi thực hiện chương trình cải cách giáo  dục. Đa số là tranh ảnh, bản đồ và các dụng cụ phục vụ dạy học được bảo quản trong phòng thiết bị. 

- BGH nhà trường luôn tạo điều kiện và chỉ đạo sát sao công tác sử dụng thiết bị trong nhà trường.

  •  Giáo viên và học sinh có ý thức giữ gìn bảo vệ thiết bị. Đội ngũ thầy giáo cô giáo và học sinh luôn ý thức được vai trò quan trọng của việc sử dụng thiết bị dạy học [TBDH] trong việc nâng cao chất lượng dạy-học, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư  phạm.
  • Nhà trường có phòng thiết bị được bố trí riêng, thuận lợi cho giáo viên mượn-trả đồ dùng, thiết bị dạy học. Phòng TBDH được trang bị tương đối đầy đủ thiết bị, đồ dùng tối thiểu cho giáo viên sử dụng.

3. Khó khăn

- Một số thiết bị dạy học cũ, còn thiếu, hỏng hóc.

- Một số giáo viên nhiều tuổi ít khi sử dụng công nghệ thông tin nên khi cần sử dụng còn lúng túng,  gây khó khăn trong việc hướng dẫn sử dụng và bảo quản đồ dùng thiết bị dạy học hiện đại.

- Diện tích phòng thiết bị nhỏ hẹp, ở trên tầng cao nên chưa thực sự thuận lợi cho giáo viên, nhân viên trong việc mượn – trả, bảo quản, sắp xếp đồ dùng, thiết bị dạy học.

- Nhân viên thiết bị còn kiêm nhiệm, hỗ trợ các công việc văn phòng và công việc khác nên công việc đôi khi bị chồng chéo.

B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Đối với cán bộ thiết bj

- Từ đầu năm học nhân viên thiết bị xây dựng kế hoạch về công tác sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường theo tháng đảm bảo khai thác tối đa tính năng sử dụng của các thiết bị dạy học được trang bị, phục vụ cho hoạt động dạy-học và các hoạt động giáo dục khác.

- Nhân viên thiết bị có kế hoạch phân phối đồ dùng, thiết bị dạy học sử dụng thường xuyên cho giáo viên  theo từng khối lớp để giáo viên bảo quản và tiện sử dụngtừ đầu năm học [có sổ theo dõi ]; có kế hoạch hỗ trợ giáo viên [nếu cần] khi sử dụng TBDH trên lớp đặc biệt là tiết thực hành trong chương trình; báo cáo kịp thời với BGH khi có sự cố bất thường xảy ra trong việc bảo quản, sử dụng đồ dùng, TBDH của nhà trường.

-  Vào dịp cuối năm học cán bộ thiết bị cùng giáo viên phối hợp rà soát, đối chiếu TBDH hiện có trong nhà trường với danh mục TBDH tối thiểu theo thông tư số: 15/2009/TT-BGD&ĐT Ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học để tham mưu với lãnh đạo nhà  trường, có kế hoạch mua sắm, sửa chửa, bổ sung thiết bị, đồ dùng, tranh ảnh phục vụ công tác giảng dạy.

  • Nhân viên thiết bị bố trí, sắp xếp kho thiết bị khoa học, hợp lý, đẹp mắt sao cho dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy ra.

-Nhân viên phụ trách TBDH có trách nhiệm quản lý đồ dùng, TBDH được bàn giao và có kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng, khấu hao vật tư thiết bị theo kế hoạch của nhà trường; có đủ loại sổ sách, giấy tờ như :

- Sổ đăng kí và sử dụng TBDH

- Sổ đồ dùng dạy học tự làm

- Sổ thống kê đồ dùng dạy học

         - Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và phương pháp giảng dạy.

          - Sau mỗi năm học [thời gian hè], nhân viên phụ trách thiết bị hành kiểm kê và thanh lí đồ dùng, TBDH đã hư hỏng hoặc đã quá hạn sử dụng.

2. Đối với tổ chuyên môn và giáo viên

     - Tổ chuyên môn cùng với cán bộ phụ trách phòng đồ dùng thống kê và rà soát lại các thiết bị của bộ môn tổ mình vào dịp cuối năm học, so sánh đối chiếu giữa thiết bị cần thiết để phục vụ công tác dạy học với thiết bị phòng đồ dùng hiện có. Từ đó lập kế hoạch đề nghị mua sắm, bổ sung thêm cho hoàn chỉnh.

     - Trong kế hoạch tổ chuyên môn hàng năm phải có kế hoạch sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học.

  • Gióa viên cần đăng kí sử dụng đồ dung theo quy định, đăng kí trước ít nhất 02 ngày để nhân viên làm công tác thiết bị sắp xếp, điều phối đồng dung, thiết bị dạy học.

      - Tổ trưởng  và cán bộ thiết bị thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở giáo viên thực hiện tốt việc sử dụng các thiết bị có hiệu quả. Tránh trường hợp “dạy chay” không sử dụng dụng cụ thiết bị dạy học hoặc sử dụng chiếu lệ.

      - Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, tổ chức thi đồ dùng dạy học tự làm theo kế hoạch của nhà trường.

3. Chỉ tiêu phấn đấu đạt được trong năm học

        - 100% giáo viên lên lớp đều  có ĐDDH.

        - Thực hiện mỗi tổ chuyên môn có ít nhất 01 đồ dùng, thiết bị dạy học, phần mềm dạy học dự thi hàng năm.

        - Bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ phụ trách thiết bị.       

        - Xây dựng hồ sơ, sổ sách thiết bị tốt.

4.Tổ chức thực hiện

   - Ngay từ đầu năm học, cán bộ Thiết bị ra nội quy sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy; có kế hoạch mua sắm, sửa chửa, bổ sung thiết bị, đồ dùng, tranh ảnh phục vụ công tác giảng dạy.

- Ban giám hiệu Nhà trường đã ra quyết định phân công giám hiệu phụ trách quản lý mảng  thiết bị và cán bộ phụ trách thiết bị đồ dùng dạy học, duyệt  kế hoạch mua sắm bổ sung thiết bị  phục vụ tốt cho việc dạy học.

- Do mỗi lớp được trang bị 01 tủ để đựng đồ dùng dạy học nên từ đầu năm học, nhân viên thiết bị sẽ cho giáo viên mượn một số đồ dùng mà giáo viên thường xuyên sử dụng  như tranh ảnh, bộ đồ dùng dạy chữ hoa, dạy toán… theo khối lớp để giáo viên bảo quản và tiện sử dụng [theo sổ đăng kí sử dụng đồ dùng]. Bên cạnh đó nhà trường còn có một số thiết bị thí nghiệm, mô hình, máy chiếu, bản đồ… ; đây là những đồ dùng, thiết bị dùng chung khá cồng kềnh, nhiều chi tiết, khó bảo quản nên nhân viên thiết bị sẽ trực tiếp quản lý.

- Căn cứ vào phân phối chương trình, yêu cầu của tổ chuyên môn, giáo viên có nhu cầu sử dụng đồ dùng lên kế hoạch đăng kí với nhân viên phụ trách thiết bị vào sổ đăng kí và sử dụng đồ dùng dạy học, nhân viên thiết bị sẽ tổng hợp xây dựng kế hoạch sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học của giáo viên theo tuần để đáp ứng nhu cầu dạy và học..

*Phương thức mượn-trả đồ dùng, thiết bị:

+Giáo viên đăng kí với nhân viên thiết bị về việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học theo tuần hoặc đăng kí trước 2 ngày vào sổ đăng kí và sử dụng đồ dùng.

+Nhân viên thiết bị sẽ tổng hợp số lượng số tiết học mà giáo viên đăng ký sử dụng đồ dùng TBDH vào và lập kế hoạch cho GV mượn-trả đồ dùng, TBDH.

+Thời gian mượn đồ dùng, TBDH vào các buổi sáng và trả khi sử dụng xong [khi kết thúc tiết hoặc buổi học].

+ Khi mượn-trả GV phải ký xác nhận về tình trạng hoạt động của thiết bị. Nếu hỏng, mất phải bồi thường.

5. Kế hoạch hoạt động theo tháng

Tháng/năm

Nội dung hoạt động

Người thực hiện

09/2020

- Tổng vệ sinh, sắp xếp lại toàn bộ các thiết bị đã có với phương châm dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy ra thuận tiện cho GV mượn, trả theo quy định của nhà trường.

- Lên kế hoạch hoạt động phòng thiết bị.

- Lập kế hoạch, đề xuất mua bổ sung đồ dùng dạy học.

- Nhập đồ dùng, thiết bị dạy học [nếu có]

- Cho GV đăng ký mượn – trả thiết bị  theo tiết học, buổi học và ghi vào sổ theo quy định.

- Thống kê việc mượn - trả đồ dùng, TBDH trong tháng  của giáo viên.

- Lên kế hoạch hoạt động cho tháng 10.

- Nhân viên thiết bị.

- Nhân viên thiết bị.

- Nhân viên thiết bị.

- Nhân viên thiết bị.

- Nhân viên thiết bị, giáo viên.

- Nhân viên thiết bị.

- Nhân viên thiết bị.

10/2020

- Tiếp tục lau chùi, sắp xếp lại toàn bộ các thiết bị đã có với phương châm dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy ra.

- Tiếp tục cho GV đăng kí mượn, trả thiết bị theo tiết hoặc buổi theo quy định và hỗ trợ giáo viên sử dụng thiết bị [nếu cần].

- Lên kế hoạch hoạt động cho tháng 11.

- Nhân viên thiết bị.

- Nhân viên thiết bị.

- Nhân viên thiết bị.

11/2020

- Tiếp tục cho GV mượn, trả thiết bị theo tiết hoặc buổi theo quy định.

- Hỗ trợ giáo viên sử dụng thiết bị [nếu cần].

- Lên kế hoạch hoạt động cho tháng 12.

- Nhân viên thiết bị, giáo viên.

- Nhân viên thiết bị.

- Nhân viên thiết bị.

12/2020

- Tiếp tục cho GV đăng kí mượn, trả thiết bị theo tiết hoặc buổi theo quy định.

- Hỗ trợ giáo viên sử dụng thiết bị [nếu cần].

- Báo cáo với BGH về công tác sử dụng thiết bị đồ dùng trong học kỳ I.

- Lên kế hoạch hoạt động phòng thiết bị cho tháng 01/ 2021 .

- Nhân viên thiết bị, giáo viên.

- Nhân viên thiết bị.

- Nhân viên thiết bị.

- Nhân viên thiết bị.

01/2021

- Tiếp tục cho GV đăng kí mượn, trả thiết bị theo tiết hoặc buổi theo quy định.

- Hỗ trợ giáo viên sử dụng thiết bị [nếu cần].

- Lên kế hoạch hoạt động cho tháng 02.

- Nhân viên thiết bị, giáo viên.

- Nhân viên thiết bị.

- Nhân viên thiết bị.

02/2021

- Tiếp tục cho GV đăng kí mượn, trả thiết bị theo tiết hoặc buổi theo quy định.

- Hỗ trợ giáo viên sử dụng thiết bị [nếu cần].

- Lập kế hoạch hoạt động tháng 03.

- Nhân viên thiết bị, giáo viên.

- Nhân viên thiết bị.

- Nhân viên thiết bị

03/2021

- Tiếp tục cho GV đăng kí mượn, trả thiết bị theo tiết hoặc buổi theo quy định.

- Hỗ trợ giáo viên sử dụng thiết bị [nếu cần].

- Lên kế hoạch hoạt động tháng 04.

- Nhân viên thiết bị, giáo viên.

- Nhân viên thiết bị.

- Nhân viên thiết bị.

04/2021

- Tiếp tục cho GV đăng kí mượn, trả thiết bị theo tiết hoặc buổi theo quy định.

- Hỗ trợ giáo viên sử dụng thiết bị [nếu cần].

- Lên kế hoạch hoạt động tháng 05.

- Nhân viên thiết bị, giáo viên.

- Nhân viên thiết bị.

- Nhân viên thiết bị.

05/2021

- Tiếp tục cho GV đăng kí mượn, trả thiết bị theo tiết hoặc buổi theo quy định.

- Hỗ trợ giáo viên sử dụng thiết bị khi cần.

- Thu hồi đồ dùng, thiết bị đã cho giáo viên mượn đầu năm sau khi kết thúc chương trình;  cùng giáo viên kiểm kê đồ dùng, TBDH theo sổ đăng kí đồ dùng dạy học đầu năm của giáo viên.

-Báo cáo với ban giám hiệu về kết quả kiểm kê; lập hồ sơ thanh lý thiết bị đã bị hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng theo kế hoạch của nhà trường.

- Báo cáo với BGH nhà trường về công tác sử dụng thiết bị, đồ dùng của giáo viên trong năm học.

- Hoàn thiện hồ sơ, sổ sách về công tác đồ dùng, thiết bị.

- Nhân viên thiết bị, giáo viên.

- Nhân viên thiết bị.

- Nhân viên thiết bị, giáo viên.

- Nhân viên thiết bị.

- Nhân viên thiết bị.

- Nhân viên thiết bị.

6,7,8

/2021

- Quản lý hồ sơ  - sổ sách, trang thiết bị đồ dùng hiện có chuẩn bị cho năm học sau .

- Trực hè, bảo quản toàn bộ đồ dùng dạy học.

- Lập kế hoạch, đề xuất, mua bổ sung đồ dùng, TBDH.

- Sắp xếp các thiết bị, đồ dùng trong phòng, phòng chống ẩm mốc, mối mọt, chuột cắn và PCCC.

- Nhân viên thiết bị.

- Nhân viên thiết bị.

- Nhân viên thiết bị.

- Nhân viên thiết bị.

III. KẾT LUẬN

     Kế hoạch phòng thiết bị đồ dùng dạy học trường Tiểu học Tam Hiệp trong năm học 2020-2021 được xuất phát từ nhu cầu đổi mới giáo dục của nhà trường - nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay và cũng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Kính mong sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo để kế hoạch khả thi.

BAN GIÁM HIỆU DUYỆT

              [Đã kí]

NgưỜi xây dỰng kẾ hoẠch

Kiều Thị Lý

Video liên quan

Chủ Đề