Kẻ lừa đảo tiếng anh là gì năm 2024

Cùng DOL phân biệt swindler và deceiver nha! - Swindler (tên lừa đảo): là một từ mạnh hơn, thường được sử dụng để chỉ những kẻ lừa đảo chuyên nghiệp, có kỹ năng và xảo quyệt. Họ thường sử dụng các thủ đoạn tinh vi để lừa đảo người khác, lấy được tài sản hoặc lợi ích của họ. Ví dụ: Apart from celebs, the swindler also conned some of the world's most famous banks and charities out of their cash. (Ngoài những người nổi tiếng, kẻ lừa đảo còn lừa đảo một số ngân hàng và tổ chức từ thiện nổi tiếng nhất thế giới bằng tiền mặt của họ.) - Deceiver (kẻ lừa dối): là một từ chung chung hơn, có thể được sử dụng để chỉ bất kỳ ai lừa dối người khác, cho dù họ có chuyên nghiệp hay không. Họ có thể sử dụng các thủ đoạn khác nhau để lừa dối người khác, chẳng hạn như nói dối, gian lận, hoặc lợi dụng sự tin tưởng của người khác. Ví dụ: It could be difficult to detect a lie, especially from a well-practised deceiver. (Có thể khó phát hiện ra lời nói dối, đặc biệt là từ một kẻ lừa dối đã có kinh nghiệm.)

Sự trục lợi tài chính đối với người cao tuổi (Elder financial exploitation)

Sự trục lợi tài chính đối với người cao tuổi là việc sử dụng bất hợp pháp hoặc không đúng cách tiền, bất động sản hoặc tài sản của người cao tuổi. Đây là hình thức lạm dụng người cao tuổi phổ biến nhất, nhưng chỉ một phần nhỏ các vụ việc được báo cáo.

Thủ phạm có thể là người xa lạ được người cao tuổi tin tưởng, nhưng cũng có thể là thành viên gia đình hoặc bạn bè. Quý vị cần nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo.


Lừa đảo cứu trợ tịch thu tài sản thế chấp (Foreclosure relief scam)

Lừa đảo cứu trợ tịch thu tài sản thế chấp và điều chỉnh khoản vay thế chấp là âm mưu nhằm lấy tiền hoặc nhà của quý vị - thường bằng cách hứa hão rằng quý vị sẽ không bị tịch thu tài sản thế chấp. Những kẻ lừa đảo này có thể yêu cầu trả trước tiền và đảm bảo rằng quý vị có thể thay đổi các điều khoản vay thế chấp của mình. Nếu quý vị gặp khó khăn khi thanh toán khoản vay thế chấp, cơ quan cố vấn nhà ở được HUD phê duyệt có thể hướng dẫn miễn phí về các lựa chọn của quý vị.


Cảnh báo lừa đảo để phòng ngừa (Fraud alert for prevention)

Cảnh báo lừa đảo là phương thức quý vị có thể sử dụng để giảm khả năng trở thành nạn nhân của hành vi đánh cắp thông tin định danh của tài khoản mới. Thông báo này yêu cầu người cho vay (khi kiểm tra bản báo cáo điểm và lịch sử dùng tín dụng của quý vị) phải thực hiện các bước xác minh danh tính của quý vị trước khi mở tài khoản mới, phát hành thẻ bổ sung hoặc tăng hạn mức tín dụng trên tài khoản hiện có. Khi quý vị đặt cảnh báo lừa đảo trong bản báo cáo điểm và lịch sử dùng tín dụng của mình tại một trong những công ty báo cáo tín dụng trên toàn quốc, công ty đó phải thông báo cho những công ty khác.

Có hai loại cảnh báo lừa đảo chính: cảnh báo lừa đảo ban đầu và cảnh báo mở rộng. Quân nhân có sẵn một tùy chọn bổ sung là thông báo đang phục vụ trong quân đội, qua đó cung cấp biện pháp bảo vệ cho quân nhân trong khi họ đang tại ngũ.


Lừa đảo bởi người được ủy thác (Fraud by fiduciaries)

Người được ủy thác là người quản lý tiền hoặc tài sản của người khác. Ví dụ: Người đại diện theo giấy ủy quyền và người giám hộ do tòa chỉ định là những người được ủy thác.

Khi được chỉ định là người được ủy thác, luật pháp yêu cầu quý vị phải quản lý tiền và tài sản của người đó vì lợi ích của họ chứ không phải của quý vị. Khi người được ủy thác tiêu tiền cho chính lợi ích của mình, đó có thể là hành vi lừa đảo.


Đánh cắp thông tin định danh (Identity theft)

Hành vi đánh cắp thông tin định danh diễn ra khi ai đó đánh cắp danh tính của quý vị để thực hiện hành vi lừa đảo.


Lừa đảo mạo danh (Imposter scams)

Kẻ lừa đảo mạo danh cố gắng thuyết phục quý vị gửi tiền bằng cách giả làm người mà quý vị quen biết hoặc tin tưởng như cảnh sát trưởng, nhân viên chính phủ địa phương, tiểu bang hoặc liên bang hoặc tổ chức từ thiện. Lưu ý rằng ID người gọi có thể bị làm giả. Quý vị luôn có thể gọi cho tổ chức hoặc cơ quan chính phủ và hỏi xem người đó có làm việc cho họ hay không trước khi đưa tiền.


Lừa đảo qua thư (Mail fraud)

Thư lừa đảo trông có vẻ giống thật nhưng những lời hứa là giả. Một dấu hiệu cảnh báo phổ biến là thư yêu cầu quý vị gửi ngay tiền hoặc thông tin cá nhân để nhận được thứ có giá trị sau khi quý vị gửi tiền hoặc thông tin.


Hình thức lừa người dùng qua email hoặc tin nhắn giả để thu thập thông tin cá nhân (Phishing)

Đối với hình thức lừa người dùng qua email hoặc tin nhắn giả để thu thập thông tin cá nhân, kẻ lừa đảo mạo danh một cá nhân hoặc doanh nghiệp để lừa quý vị cung cấp thông tin cá nhân của quý vị, chẳng hạn như mật khẩu, số thẻ tín dụng hoặc thông tin tài khoản ngân hàng. Người lừa đảo có thể sử dụng email, tin nhắn hoặc trang web lừa đảo để đánh cắp thông tin này từ quý vị. Những email này có thể trông chân thực.


Đóng băng bảo mật để phòng ngừa (Security freeze for prevention)

Khi đóng băng bảo mật, quý vị ngăn không cho người cho vay mới tiếp cập hồ sơ tín dụng của quý vị và người khác mở tài khoản yêu cầu xét điểm tín dụng dưới tên của quý vị cho đến khi quý vị dỡ bỏ lệnh đóng băng.

Vì hầu hết các doanh nghiệp sẽ không mở tài khoản tín dụng nếu không thể kiểm tra bản báo cáo điểm và lịch sử dùng tín dụng của quý vị, việc đóng băng có thể ngăn những kẻ đánh cắp thông tin định danh mở tài khoản mới dưới tên của quý vị. Hãy lưu ý rằng việc đóng băng không ngăn được kẻ đánh cắp thông tin định danh chiếm đoạt các tài khoản hiện có.


Giả mạo (Spoofing)

Giả mạo xảy ra khi người gọi che giấu thông tin hiển thị trên ID người gọi của quý vị. Hành động này tạo điều kiện cho người gọi có khả năng ngụy trang hoặc "giả mạo" tên và/hoặc số điện thoại để có vẻ như họ đang gọi với tư cách là một người nhất định từ một địa điểm cụ thể.


Lừa đảo chuyển tiền hoặc chuyển khoản (Wire or money transfer fraud)

Một số kẻ lừa đảo lừa quý vị chuyển tiền hoặc chuyển khoản để lấy cắp tiền của quý vị. Một ví dụ phổ biến về hành vi lừa đảo chuyển khoản là “lừa đảo các ông bà lớn tuổi”. Hành vi này xảy ra khi kẻ lừa đảo đóng giả là cháu hoặc bạn của cháu, gọi điện và nói rằng mình đang ở nước ngoài hoặc đang gặp rắc rối nào đó và cần chuyển tiền hoặc chuyển khoản ngay lập tức.

Siêu lừa Tiếng Anh là gì?

Doppelgänger – Wikipedia tiếng Việt.

Thằng lừa đảo Tiếng Anh là gì?

bilker, cheat, cheater là các bản dịch hàng đầu của "người lừa đảo" thành Tiếng Anh.

Lừa đảo tinh vi Tiếng Anh là gì?

Fraud (gian lận, lừa đảo) là hành vi lừa đảo, đánh lừa, hoặc gian lận để đạt được lợi ích cá nhân. Các loại fraud trong luật pháp có thể bao gồm: - Wire fraud: Lừa đảo qua mạng internet, điện thoại, email hay bất kỳ hệ thống giao tiếp điện tử nào.

Lừa đảo online Tiếng Anh là gì?

- Scam online Đây chính là hình thức lừa đảo mà chúng ta thường thấy ở trên mạng.