Khoa Bảo tàng Đại học văn hóa Hà Nội

Đối với các chuyên ngành đặc thù về nghệ thuật, trường sẽ tổ chức thi tuyển riêng về năng khiếu, sau đó sẽ xét tuyển kết hợp với kết quả thi THPT quốc gia.

Trường ĐH Văn hóa Hà Nội tuyển thẳng thí sinh đạt loại giỏi về lĩnh vực ca, múa, nhạc.

Thông tin mới nhất từ trường Đại học [ĐH] Văn hóa Hà Nội, năm nay, bên cạnh những đối tượng tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT, nhà trường còn bổ sung thêm một số trường hợp. Đó là thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp THPT đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc được xét tuyển thẳng vào học các ngành tương ứng trình độ ĐH.

Thí sinh đã tốt nghiệp trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật đạt loại giỏi trở lên về các lĩnh vực ca, múa, nhạc cũng được nhà trường tuyển thẳng.

Đối với những thí sinh đoạt giải năng khiếu nghệ thuật, thời gian được tính để hưởng ưu tiên tuyển thẳng không quá 3 năm tính đến ngày dự thi hoặc xét tuyển vào trường.

Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào trường theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải.

Đối với thí sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, nếu chưa tốt nghiệp THP được bảo lưu đến hết năm tốt nghiệp THPT.

Danh mục ngành học được tuyển thẳng dành cho các thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia là: Thí sinh đạt giải môn Ngữ văn được tuyển thẳng vào ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Việt Nam học, Văn hóa học, Báo chí, Khoa học thư viện. Thí sinh đạt giải môn Lịch sử được tuyển thẳng vào ngành Bảo tàng học. Những thí sinh đạt giải ca, múa, nhạc được tuyển thẳng vào ngành Quản lý văn hóa.

Những thí sinh là người nước ngoài có nguyện vọng vào học tại trường, hiệu trưởng sẽ căn cứ vào kết quả học tập THPT của học sinh, kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực tiếng Việt để xem xét, quyết định cho vào học.

Trước ngày 20/5 là thời gian thí sinh nộp hồ sơ đăng ký tuyển gửi về Sở GD&ĐT. Riêng đối tượng đã tốt nghiệp Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật đạt loại giỏi trở lên về các lĩnh vực ca, múa, nhạc, thí sinh gửi hồ sơ đăng ký tuyển thẳng về Trường ĐH Văn hóa Hà Nội trước ngày 18/6/2017.

Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội được thành lập ngày 26/3/1959, theo Quyết định số 134/VH-QĐ của Bộ Văn hoá [Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch]. Trong quá trình phát triển của mình, trường đã trải qua những giai đoạn lịch sử như sau: Giai đoạn 1 - Từ 1959 đến 1960
Trường mang tên “Trường Cán bộ văn hoá”. Nhiệm vụ của trường khi đó là bồi dưỡng kiến thức, chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ văn hoá. Giai đoạn 2 - Từ tháng 8/1960 đến 1977 Trường được đổi tên thành trường “Lý luận nghiệp vụ văn hoá” theo quyết định số 127/VHQĐ của Bộ Văn hoá. Giai đoạn 3 - Từ 5/9/1977 đến 1982 Trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng nghiệp vụ văn hoá theo quyết định số 246/CP của Thủ tướng Chính phủ với chức năng đào tạo cao đẳng các ngành nghiệp vụ văn hoá. Giai đoạn 4 - Từ 4/9/1982 đến nay Trường một lần nữa được nâng cấp thành trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội theo quyết định số 228/TC-QĐ của Thủ tướng Chính phủ. Chức năng của trường là đào tạo các cán bộ thư viện, cán bộ bảo tồn bảo tàng, phát hành sách, văn hoá du lịch và những người tổ chức hoạt động văn hoá. Chức năng của trường cũng như các trường đại học khác, Đại học Văn hóa Hà Nội thực hiện hai chức năng chính: Đào tạo và nghiên cứu khoa học. Chuyên ngành đào tạo: Ngành Bảo tàng, Ngành Phát hành Xuất bản phẩm, Ngành Văn hoá Dân tộc, Ngành Quản lý Văn hoá, Ngành Văn hoá Du lịch, Ngành Thư viện - Thông tin, Ngành Văn hoá học, Ngành sáng tác và lý luận, phê bình văn học. Hướng phát triển của trường những năm tới: Tiếp tục giữ vững mô hình đào tạo kết hợp nghiên cứu khoa học, từng bước mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học, phấn đấu trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu lớn về văn hoá nói chung, về khoa học quản lý và nghiệp vụ văn hoá nói riêng của cả nước.

 

 

Phòng học rộng rãi, thoáng mát. Nhà trường còn sử dụng các thiết bị tiên tiến trong quá trình giảng dạy: máy chiếu,...Ngoài ra thư viện nhà trường có 1 số lượng lớn sách phục vụ cho nhu cầu học tập của các bạn sinh viên. Đội ngũ giáo viên là những người nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Đại Học Văn Hóa Hà Nội Địa chỉ: 418 Đường La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: [84-4]38511971 Fax:[84-4]35141629 Email:

Website: //huc.edu.vn

Từ Khóa:

Đại Học Văn Hóa Hà Nội, Đào tạo công nghệ thông tin, Ngành khoa học thư viện, Ngành xuất bản phẩm, Trường ĐH Văn Hóa Hà Nội

Bảo tàng là nơi lưu giữ các di sản vật thể và phi vật thể để nghiên cứu, giáo dục khoa học, phục vụ cộng đồng xã hội. Ngành Bảo tàng học là ngành đào tạo những cử nhân làm công tác Bảo tàng như nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các di sản phục vụ công chúng. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành học này.

1. Tìm hiểu ngành Bảo tàng học 

  • Ngành Bảo tàng học [tiếng Anh là Museology] là ngành học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bảo tàng, giúp rèn luyện năng lực thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại các cơ quan bảo tàng, khu di tích và các thiết chế văn hóa có liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Ngành học này cung cấp những lý luận thực tiễn và kỹ năng nghiệp vụ để có thể tổ chức, quản lý, thực hiện các hoạt động tại bảo tàng, khu di tích lịch sử văn hóa và các di sản văn hóa của nhân loại.
  • Chương trình đào tạo ngành Bảo tàng học giúp sinh viên sẽ được nắm vững những kiến thức cơ bản về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cùng hệ thống kiến thức cơ bản về Bảo tàng học và di sản văn hoá. Rèn luyện những kỹ năng thực hành thành thạo một số hoạt động sử dụng trong công việc như: sưu tầm, kiểm kê, tổ chức kho, bảo quản, trưng bày hiện vật và tổ chức chương trình phục vụ khách tham quan, nghiên cứu bảo tàng.
  • Ngành Bảo tàng học đào tạo những sinh viên làm công tác bảo tàng có thể chuyên về một lĩnh vực nhất định như: Nghệ thuật, trang trí, lịch sử tự nhiên, lịch sử xã hội, lịch sử nghệ thuật, dân tộc học, khoa học hay công nghệ. Giúp phục vụ tốt hơn cho công việc sau khi ra trường. Ngoài ra, ngành Bảo tàng học còn trang bị về quy trình tiến hành kiểm kê, xếp hạng hiện vật, phát huy giá trị di tích, nắm vững quy trình bảo quản, tu sửa di tích lịch sử - văn hóa của nhân loại.
Ngành Bảo tàng học

2. Chương trình đào tạo ngành Bảo tàng học

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Bảo tàng học trong bảng dưới đây.

A

I

Kiến thức lý luận chính trị

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin [ HPI ]

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin [ HP II ]

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

5

Đường lối văn hóa văn nghệ của ĐCS Việt Nam

II

Kiến thức tin học - ngoại ngữ

6

Tiếng Anh tuơng đương trình độ A1

7

Tiếng Anh tương đương trình độ A2

Tiếng Anh tương đương trình độ B1

8

Tin học đại cương

III

Kiến thức xã hội - nhân văn

9

Văn hóa học đại cương

10

Cơ sở Văn hóa Việt Nam

11

Mỹ học đại cương

12

Tâm lý học đại cương

13

Xã hội học đại cương

14

Nhà nước và pháp luật đại cương

15

Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam

16

Lịch sử văn minh thế giới

17

IV

Kiến thức cơ sở của nhóm ngành

18

Lịch sử Việt Nam I

19

Xã hội học văn hóa

20

Phương pháp nghiên cứu khoa học

B

KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

I

Kiến thức cơ sở ngành
Kiến thức bắt buộc

21

Lịch sử Việt Nam II

22

Khảo cổ học đại cương

23

Dân tộc học đại cương

24

Lịch sử mỹ thuật Việt Nam

25

Hán Nôm I

26

Tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam

27

Văn bản và lưu trữ học đại cương

Kiến thức tự chọn

28

Làng xã cổ truyền của người Việt

29

Giao lưu tiếp biến văn hóa ở Việt Nam

30

Lịch sử địa lý hành chính Việt Nam

31

Lịch sử mỹ thuật thế giới

II

Kiến thức ngành
Kiến thức bắt buộc

32

Bảo tàng học đại cương

33

Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam

34

Lịch sử sự nghiệp bảo tồn - bảo tàng Việt Nam

35

Di sản văn hóa

36

Đại cương bảo tồn di tích

37

Cổ vật ở Việt Nam

38

Sưu tầm hiện vật bảo tàng

39

Kiểm kê và bảo quản hiện vật bảo tàng

40

Kiểm kê và xếp hạng
di tích lịch sử - văn hóa

41

Trưng bày hiện vật bảo tàng

42

Công tác giáo dục của bảo tàng

43

Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích

44

Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa

45

Hán Nôm II

46

Tiểu luận
Kiến thức tự chọn

47

Xây dựng, phát huy giá trị sưu tập hiện vật bảo tàng

48

Quản lý bảo tàng và di tích

49

Lễ hội Việt Nam

50

Xã hội hóa hoạt động bảo tàng
và di tích

51

Văn bản chữ Nôm

52

Kiến trúc cổ Việt Nam

53

Tiền cổ học và tiền cổ Việt Nam

54

Địa chí văn hóa Việt Nam

55

Văn bản pháp quy Việt Nam về di sản văn hóa

56

Tiếng Anh chuyên ngành

III

Thực tập

57

Thực tập lần I

58

Thực tập tốt nghiệp

59

Khóa luận TN hoặc tích lũy bổ sung

Theo Đại học Văn hóa Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Bảo tàng học

Ngành bảo tàng học có mã ngành 7320305, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • C00 [Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý]
  • D01 [Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh]
  • D78 [Ngữ Văn, Khoa Học Xã Hội, Tiếng Anh]

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Bảo tàng học

Điểm chuẩn ngành Bảo tàng học của các trường đại học năm 2018 như sau:

  • Đại học văn hóa Hà Nội: 17,25[C00]; 16,25[D01,D78].
  • Đại học văn Hóa thành phố Hồ Chí Minh: 14 điểm xét theo học bạ và 16 điểm xét theo kết quả thi THPT Quốc gia năm 2018.

5. Các trường đào tạo ngành Bảo tàng học 

Ngành Bảo tàng học ở nước ta hiện nay chưa có nhiều trường đại học đào tạo, chỉ có trường Đại học Văn hóa Hà Nội và Đại học văn Hóa thành phố Hồ Chí Minh.

6. Cơ hội việc làm ngành Bảo tàng học

Ngành Bảo tàng học tạo ra công việc đa dạng về nhiều lĩnh vực cho các bạn sinh viên mới ra trường. Bạn có thể công tác trong các phòng nghiên cứu, thí nghiệm, kho bảo quản hiện vật, các gian trưng bày trong nhà, các di tích, công trường khai quật khảo cổ học hoặc đi nghiên cứu, phỏng vấn các tầng lớp xã hội, nghề nghiệp khác nhau trên khắp cả nước.

Thông tin cần biết về ngành Bảo tàng học

Cụ thể, một số công việc trong ngành bảo tàng:

  • Nghiên cứu khoa học: chuyên xây dựng hệ thống lý luận, phương pháp hoạt động thực tiễn trong hoạt động trưng bày, định hướng của bảo tàng.
  • Công tác sưu tầm hiện vật: Sưu tầm các hiện vật, sau đó nghiên cứu, lựa chọn và xác định được giá trị của hiện vật, tiến hành làm hồ sơ lý lịch để bổ sung vào kho cơ sở của bảo tàng.
  • Quản lý bảo tàng: Tại cơ quan bảo tàng, di tích, di sản văn hóa từ Trung ương đến địa phương.
  • Công tác kiểm kê: Tiến hành kiểm kê để bảo quản hiện vật, tìm hiểu, phát hiện ra ý nghĩa lịch sử, khoa học và nghệ thuật của chúng Tạo điều kiện để hiện vật được sử dụng một cách rộng rãi, đúng mục đích.
  • Bảo quản, phục chế hiện vật: Nhằm giữ gìn sự toàn vẹn của các di sản văn hóa, hiện vật trưng bày ở bảo tàng dựa trên các đặc điểm về vật lý, hóa học, chất liệu, kỹ thuật chế tác, nhằm giữ gìn, bảo quản hiện vật được nguyên dạng.
  • Công tác trưng bày: Tổ chức sắp xếp và trưng bày hiện vật theo một hệ thống các chủ đề, hay chương trình cần sử dụng đến, để làm toát lên ý tưởng, thông điệp, ý nghĩa mà bảo tàng muốn truyền đạt tới công chúng.
  • Công tác giáo dục: Tổ chức hướng dẫn tham quan, tổ chức các chương trình giáo dục, biểu diễn văn hóa, báo cáo khoa học, nói chuyện chuyên đề, liên quan đến hoạt động của bảo tàng.
  • Giảng dạy: Tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp nghề chuyên nghiệp hay dạy bộ môn lịch sử tại trường THPT trên địa bàn cả nước.

7. Mức lương ngành Bảo tàng học

Hiện chưa có thống kê cụ thể về mức lương của những công việc liên quan đến ngành Bảo tàng học.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Bảo tàng học 

Để học tập và thành công trong ngành Bảo tàng học, bạn cần có những tố chất, kỹ năng sau:

  • Có óc tư duy và sáng tạo;
  • Có phương pháp tiếp cận các vấn đề khoa học;
  • Đam mê lịch sử - văn hóa;
  • Có ý thức trong việc bảo tồn di sản văn hóa của nhân loại;
  • Có kiến thức sâu rộng về môn lịch sử, mỹ thuật, văn hóa – địa lý;
  • Có khả năng xây dựng và tổ chức các chương trình giáo dục;
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt;
  • Biết phân tích tổng hợp thông tin;
  • Có khiếu về thẩm mỹ, trưng bày;
  • Có khả năng chụp ảnh, quay video;
  • Chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ;
  • Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu.

Chắc hẳn những thông tin hữu ích trong bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Bảo tàng học, từ đó giúp bạn có những lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích và năng lực bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề