Thời gian học của Học viện Tài chính

                                                                                               QUY ĐỊNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TẠI HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

[Ban hành kèm theo Quyết định số: 1190/QĐ-HVTC-SĐH ngày 01 tháng 12 năm 2015

 của Giám đốc Học viện Tài chính]

A. ĐÀO TẠO THẠC SĨ

I. Hình thức và thời gian đào tạo

1. Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy.

2. Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ cho một chuyên ngành là 2,0 năm.

                II. Chương trình đào tạo

                Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ được quy định tại Điều 19, Điều 20, Quy định về Đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Tài chính [ban hành kèm theo Quyết định số: 399/QĐ-HVTC ngày 04/05/2015 của Giám đốc Học viện Tài chính]. Nội dung chương trình đào tạo của từng chuyên ngành thực hiện theo Quyết định số 757/QĐ-HVTC-SĐH ngày 16/07/2014 và Quyết định số 812/QĐ-HVTC ngày 01/09/2015 của Giám đốc Học viện Tài chính.

1. CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG; Mã số: 60.34.02.01

[Quyết định số 757/QĐ-HVTC-SĐH ngày 16/7/2014 của Giám đốc Học viện Tài chính]

TT

Ký hiệu môn học

Tên môn học

Số

tín chỉ

Phần chữ

Phần số

I.

Phần kiến thức chung

6

1

THML

501

Triết học

4

2

PPNC

549

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

II.

Phần kiến thức cơ sở

12

2.1

Học phần bắt buộc

4

1

KTV1

511

Kinh tế học vĩ mô

2

3

TCTT

512

Tài chính tiền tệ

2

2.2

Học phần tự chọn [4 trong 10]

8

1

HVTA

502

Tiếng Anh

2

2

KTV2

519

Kinh tế học vi mô

2

3

KTQT

514

Kinh tế quốc tế

2

4

KTTP

515

Kinh tế phát triển

2

5

KHQL

550

Khoa học quản lý

2

6

PLKT

517

Luật kinh tế – Tài chính

2

7

PTDB

518

Phân tích và dự báo Tài chính

2

8

KLTC

520

Kinh tế lượng tài chính

2

9

HVQT

516

Quản trị học

2

10

MARK

522

Marketing

2

III.

Phần kiến thức chuyên ngành

34

3.1

Học phần bắt buộc

20

1

QLTC

525

Quản lý Tài chính công

4

2

TCDN

528

Tài chính doanh nghiệp

4

3

QTNH

526

Quản trị Ngân hàng thương mại

4

4

QLTH

530

Quản lý thuế

4

5

PTTC

534

Phân tích tài chính

4

3.2

Học phần tự chọn [7 trong 10]

14

1

ĐTTC

527

Đầu tư tài chính

2

2

TCQT

529

Tài chính quốc tế

2

3

HVBH

541

Bảo hiểm

2

4

NVHQ

553

Nghiệp vụ hải quan

2

5

LCKC

554

Luật kế toán và chuẩn mực kế toán công

2

6

QTKD

535

Quản trị kinh doanh

2

7

PTCS

555

Phân tích chính sách tài chính

2

8

LCMK

532

Luật kế toán và chuẩn mực kế toán DN

2

9

HVKT

533

Kiểm toán

2

10

ĐGTS

531

Định giá tài sản

2

IV.

Luận văn Thạc sĩ

8

Tổng cộng [I+II+III + IV]

60

2. CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN; Mã số: 60.34.03.01

[Quyết định số 757/QĐ-HVTC-SĐH ngày 16/7/2014 của Giám đốc Học viện Tài chính]

TT

Ký hiệu môn học

Tên môn học

Số

tín chỉ

Phần chữ

Phần số

I.

Phần kiến thức chung

6

1

THML

501

Triết học

4

2

PPNC

549

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

II.

Phần kiến thức cơ sở

12

2.1

Học phần bắt buộc

4

1

KTV2

519

Kinh tế học vi mô

2

2

NLKT

523

Nguyên lý kế toán

2

2.2

Học phần tự chọn [4 trong 10]

8

1

HVTA

502

Tiếng Anh

2

2

TCKT

556

Tổ chức công tác kế toán

2

3

KLTC

520

Kinh tế lượng tài chính

2

4

MARK

522

Marketing

2

5

HVQT

516

Quản trị học

2

6

PLKT

517

Luật kinh tế – Tài chính

2

7

LTKT

524

Lý thuyết kiểm toán

2

8

KHQL

550

Khoa học quản lý

2

9

KTV1

511

Kinh tế học vĩ mô

2

10

PTDB

518

Phân tích và dự báo Tài chính

2

III.

Phần kiến thức chuyên ngành

34

3.1

Học phần bắt buộc

20

1

TCDN

528

Tài chính doanh nghiệp

4

2

KTQT

536

Kế toán quản trị

4

3

KTTC

537

Kế toán tài chính

4

4

PTTC

534

Phân tích tài chính

4

5

HVKT

533

Kiểm toán

4

3.2

Học phần tự chọn [7 trong 10]

14

1

ĐGTS

531

Định giá tài sản

2

2

QTKD

535

Quản trị kinh doanh

2

3

ĐTTC

527

Đầu tư tài chính

2

4

QLNS

552

Quản lý tài chính đơn vị sử dụng NSNN

2

5

LCMK

532

Luật kế toán và chuẩn mực kế toán DN

2

6

LCKC

554

Luật kế toán và chuẩn mực kế toán công

2

7

KTNS

538

Kế toán đơn vị sử dụng NSNN

2

8

KTTH

539

Kế toán thuế trong doanh nghiệp

2

9

KTBH

558

Kế toán tài chính doanh nghiệp bảo hiểm

2

10

KTNH

557

Kế toán ngân hàng thương mại

2

IV.

Luận văn Thạc sĩ

8

Tổng cộng [I+II+III + IV]

60

3. CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ; Mã số: 60.34.04.10

 [Quyết định số: 812/QĐ-HVTC ngày 01/09/2015 của Giám đốc Học viện Tài chính]

TT

Ký hiệu học phần

TÊN HỌC PHẦN

Số

tín chỉ

Phần chữ

Phần số

I.

Phần kiến thức chung

6

1

THML

501

Triết học

4

2

PPNC

549

Phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế

2

II.

Khối kiến thức cơ sở

14

2.1

Học phần bắt buộc

6

1

KTHN

575

Kinh tế học nâng cao

3

2

KHQL

550

Khoa học quản lý

3

2.2

Học phần tự chọn [4 trong 10]

8

1

HVTA

502

Tiếng Anh

2

2

KTNL

519

Kinh tế nguồn lực tài chính

2

3

KTCC

559

Kinh tế học công cộng

2

4

KTQT

514

Kinh tế quốc tế

2

5

KTPT

515

Kinh tế phát triển

2

6

KTĐT

563

Kinh tế đầu tư

2

7

KLTC

520

Kinh tế lượng ứng dụng

2

8

TCTT

512

Tài chính - Tiền tệ

2

9

PLKT

517

Luật kinh tế

2

10

HVQT

516

Quản trị học

2

III.

Khối kiến thức chuyên ngành

29

3.1

Học phần bắt buộc

15

1

QLKT

564

Quản lý nhà nước về kinh tế

3

2

QLDA

561

Quản lý dự án đầu tư

3

3

QTDN

560

Quản trị doanh nghiệp

3

4

QLTC

525

Quản lý Tài chính công

3

5

PTKT

562

Phân tích kinh tế - Tài chính

3

3.2

Học phần tự chọn [7 trong 10]

14

1

QLTT

565

Quản lý nhà nước về tài chính - Tiền tệ

2

2

QLTH

530

Quản lý thuế

2

3

QLTS

573

Quản lý tài sản công

2

4

QLNL

566

Quản lý giáo dục và phát triển nguồn nhân lực

2

5

QLAS

567

Quản lý an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo

2

6

QLNT

568

Quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn

2

7

QLNM

569

Quản lý năng lượng và môi trường

2

8

QLKC

570

Quán lý khoa học và công nghệ

2

9

QLTM

571

Quản lý thương mại và thương mại quốc tế

2

10

TLQL

574

Tâm lý học lãnh đạo quản lý

2

IV.

Luận văn Thạc sĩ

11

Tổng cộng [I+II+III + IV]

60

                III. Tổ chức đào tạo thạc sĩ

1.        Xây dựng kế hoạch đào tạo

Trước khi khai giảng khoá học, Khoa sau đại học có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khoá, chi tiết theo từng năm đối với từng chuyên ngành và từng hình thức đào tạo trình Giám đốc Học viện Tài chính phê duyệt.

Kế hoạch đào tạo toàn khoá gồm các mục sau:

-          Tên cơ sở đào tạo.

-          Khoá học.

-          Hình thức đào tạo [tập trung toàn bộ hoặc tập trung theo đợt].

-          Danh mục các môn học trong chương trình đào tạo với mã số môn học, số tín chỉ cho phần lý thuyết, thực hành của từng môn học.

-          Địa điểm học, thực hành, thí nghiệm, thảo luận…

-          Lịch học [lý thuyết, thực hành…]

-          Lịch thi kết thúc học phần và thi lại.

-          Lịch giao đề tài luận văn, lịch bảo vệ luận văn, lịch bảo vệ lại.

-          Thời gian kết thúc khoá học và xét công nhận tốt nghiệp.

Đối với hình thức đào tạo tập trung theo đợt, trong kế hoạch toàn khoá còn phải thể hiện số lần tập trung hàng năm, thời gian tập trung mỗi đợt, số môn học sẽ hoàn thành trong từng đợt.

Kế hoạch đào tạo từng năm là cụ thể hoá kế hoạch toàn khoá học, thể hiện các công việc trong năm học, trong đó chú ý nêu cụ thể địa điểm lên lớp, thực hành, lịch dạy lý thuyết, thực hành, việc phân công giảng viên, thời gian nộp tiểu luận hoặc bài tập giữa kỳ…

Khi khai giảng khoá học, kế hoạch giảng dạy toàn khoá và kế hoạch từng năm học được niêm yết đầy đủ tại khoa sau đại học và trên website của khoa sau đại học để thông báo cho học viên, giảng viên và để phối hợp chỉ đạo thực hiện giữa các đơn vị liên quan.

2.        Xây dựng đề cương chi tiết môn học

Trưởng Phân ban [hoặc trưởng bộ môn] là người được Giám đốc Học viện phân công biên soạn đề cương chi tiết môn học. Trong trường hợp một số người cùng tham gia, Trưởng phân ban chỉ định người chủ biên, chịu trách nhiệm chính, tập hợp chỉnh lý toàn bộ chương trình. Đề cương chi tiết phải được thông qua bộ môn trước khi đưa vào giảng dạy.

Đề cương chi tiết môn học gồm:

- Mã số, tên môn học, tổng tín chỉ [số giờ lý thuyết, thực hành hoặc thảo luận, tự nghiên cứu].

- Giảng viên

- Bộ môn phụ trách.

- Mô tả môn học: trình bày ngắn gọn vai trò, vị trí môn học, kiến thức sẽ trang bị cho học viên, quan hệ với các môn học khác trong chương trình đào tạo.

- Mục tiêu môn học: nêu rõ mục tiêu cần đạt được đối với người học sau khi học môn đó [về mặt lý thuyết, thực hành].

- Nội dung chi tiết môn học: trình bày các chương, mục, có thể ghi chi tiết đến tiểu mục và nội dung chi tiết của từng chương, mục, tiểu mục. Trong từng chương, ghi số tiết giảng lý thuyết, bài tập, thực hành, nội dung phần giảng dạy trên lớp, phần học viên tự nghiên cứu, chỉ rõ tư liệu cần đọc khi học chương đó, nội dung và yêu cầu của các bài thực hành [nếu có].

- Phần tài liệu tham khảo: ghi rõ những sách, tạp chí và tư liệu thông tin cần đọc.

- Trang thiết bị cần cho việc dạy và học môn học.

- Phương pháp đánh giá môn học, trong đó quy định số lần kiểm tra, bài tập, tiểu luận [nếu có], thi, số bài thực hành, trọng số của mỗi lần đánh giá. Trong đề cương chi tiết có thể công khai các câu hỏi, bài tập ở các phần, các chương sẽ được dùng để đánh giá trình độ học viên.

- Kế hoạch tư vấn, giúp đỡ học viên trong học tập, nghiên cứu môn học.

Đề cương chi tiết của môn học phải được cung cấp sớm cho học viên trước khi bắt đầu môn học. Khoa sau đại học cần có kế hoạch cung cấp đề cương chi tiết của tất cả các môn học cho học viên ngay đầu năm học hoặc đầu học kỳ. Đối với những tài liệu tham khảo không có ở thư viện, bộ môn phải gửi kèm theo đề cương chi tiết bản sao các tài liệu đó cho Khoa sau đại học. Khoa sau đại học có trách nhiệm in, chụp các tài liệu đó để cung cấp cho học viên.

Bộ môn chịu trách nhiệm về nội dung chương trình môn học. Đề cương chi tiết môn học cùng danh mục các tài liệu tham khảo cần phải được thường xuyên bổ sung cập nhật.

3.        Tổ chức giảng dạy và đánh giá môn học

3.1. Tổ chức giảng dạy

Tổ chức giảng dạy các nội dung trong chương trình đào tạo thạc sĩ, giảng viên phải thực hiện bằng cách phối hợp học tập ở trên lớp với tự học, tự nghiên cứu; coi trọng năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đào tạo và năng lực độc lập nghiên cứu khoa học, xử lý các vấn đề thực tiễn của học viên.

Bộ môn chịu trách nhiệm chính về phân công giáo viên giảng dạy có học vị tiến sĩ trở lên về chuyên môn [riêng môn ngoại ngữ phải có học vị thạc sĩ trở lên]. Những bộ môn không có giảng viên đủ điều kiện tham gia giảng dạy hoặc không tổ chức thành bộ môn, khoa sau đại học sẽ trực tiếp mời giảng viên tham gia giảng dạy.

Giảng viên chịu trách nhiệm về phương pháp giảng dạy, quản lý học viên trong giờ lên lớp, điều kiện dự thi hết môn và đánh giá kết quả học tập của học viên và nghiên cứu sinh. Khoa sau đại học có trách nhiệm cung cấp danh sách các lớp học, quản lý học viên trong giờ lên lớp và chấn chỉnh học viên khi giảng viên có yêu cầu.

Đầu khóa học, khoa Sau đại học phải thông báo cho học viên về chương trình đào tạo toàn khóa, đề cương chi tiết các học phần trong chương trình; kế hoạch học tập; kế hoạch kiểm tra, thi; thời gian tổ chức bảo vệ và bảo vệ lại luận văn; các quy định của Học viện Tài chính có liên quan đến khóa học.

3.2. Thi, kiểm tra, đánh giá môn học

- Bộ môn chịu trách nhiệm chính về tổ chức thi hết môn, phân công giảng viên [có học vị từ thạc sĩ trở lên] coi thi, mỗi phòng thi ít nhất 02 giáo viên, nếu thiếu khoa sau đại học sẽ bố trí thêm cán bộ coi thi cùng giáo viên của bộ môn. Việc giao, nhận bài thi và trả bài thi được tiến hành tại khoa sau đại học, các bộ môn tham gia giảng dạy phải gửi kết quả thi về khoa sau đại học chậm nhất 30 ngày kể từ ngày thi hết môn.

- Việc đánh giá học phần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a] Khách quan, chính xác, công bằng, phân loại được trình độ của người học; công khai, minh bạch các quy định về đánh giá và kết quả đánh giá học phần;

b] Đề thi, kiểm tra phải phù hợp với nội dung và đảm bảo mục tiêu học phần đã xác định trong đề cương chi tiết;

c] Đúng hình thức và phương pháp đánh giá đã được quy định trong đề cương chi tiết của học phần;

d] Kết hợp kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập với thi kết thúc học phần;

đ] Kết hợp một số hình thức đánh giá [bài tập, tiểu luận, kết quả thực hành, báo cáo chuyên đề, thi viết, thi vấn đáp…] phù hợp với yêu cầu của học phần;

e] Kết hợp đánh giá ý thức học tập chuyên cần và tính độc lập, sáng tạo của người học.

- Điểm kiểm tra thường xuyên và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.

- Điểm đánh giá học phần là tổng của điểm kiểm tra thường xuyên với trọng số 0,3 và điểm thi kết thúc học phần nhân với trọng số 0,7, làm tròn đến một chữ số thập phân.

- Học phần đạt yêu cầu [học phần tích lũy được] là học phần có điểm đánh giá học phần từ 4,0 trở lên. Nếu điểm đánh giá học phần dưới 4,0 thì học viên phải học lại học phần đó hoặc có thể đổi sang học phần khác tương đương [nếu là học phần tự chọn].

Riêng học phần Triết học, việc tính điểm học phần thực hiện theo Thông tư số 08/2013/TT-BGDĐT.

- Số lần, thời gian kiểm tra, thi kết thúc học phần được qui định như sau:

TT

Số tín chỉ của học phần

Kiểm tra thường xuyên

Thi kết thúc học phần

Số lần

Thời gian

Số lần

Thời gian

1

Học phần có 2 tín chỉ

1

60 phút

1

60 phút

2

Học phần có 3 tín chỉ

2

60 phút

1

90 phút

3

Học phần có 4 tín chỉ

3

60 phút

1

120 phút

- Điểm kiểm tra thường xuyên là điểm trung bình các lần kiểm tra thường xuyên [làm làm tròn đến một chữ số thập phân] của học phần.

3.3. Điều kiện dự thi kết thúc học phần

- Điều kiện dự thi kết thúc học phần

Học viên không đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần nếu vi phạm một trong các điều sau: [i] Vắng mặt trên 20% số tiết quy định của học phần; [ii] Điểm kiểm tra thường xuyên bằng 0; [iii] Không nộp học phí đầy đủ, đúng thời gian quy định của Học viện mà không có lý do chính đáng.

Học viên vắng mặt có lí do chính đáng một trong các buổi thực hành đ­ược Trưởng bộ môn xem xét bố trí buổi khác; vắng mặt có lí do chính đáng một trong các buổi sinh hoạt khoa học đ­ược Trư­ởng bộ môn xem xét cho nộp báo cáo khoa học thay thế.

Học viên vắng mặt có lí do chính đáng một trong các lần kiểm tra thường xuyên, lần thi kết thúc học phần đ­ược dự lần kiểm tra, thi bổ sung [tr­ường hợp này được coi là thi lần đầu]. Lịch của lần kiểm tra, thi bổ sung phải đ­ược xác định trong lịch trình giảng dạy. Không tổ chức kiểm tra lại cho những học viên có điểm kiểm tra thường xuyên đạt 0,0 điểm.

Không tổ chức kiểm tra, thi ngoài các lần kiểm tra và thi nêu trong lịch trình giảng dạy và đã đ­ược công bố từ đầu khoá học. Học viên không đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần nào thì phải học lại học phần đó.

- Những học viên có điểm học phần không đạt yêu cầu thì học viên phải học lại học phần đó hoặc có thể đổi sang học phần khác tương đương [nếu là học phần tự chọn]. Lịch học lại, thi lại phải đ­ược ấn định và công bố từ đầu kỳ học trong lịch trình giảng dạy và đảm bảo ít nhất sau 4 tuần kể từ lần thi lần thứ nhất. Điểm đánh giá học phần học lại đ­ược tính theo cách tính điểm đánh giá học phần lần thứ nhất nhưng  phải ghi rõ là điểm đánh giá học phần lần hai.

- Với kết quả thi lại mà điểm học phần vẫn không đạt yêu cầu, học viên phải học lại học phần đó. Số học phần đ­ược học lại của một học viên không quá 9 tín chỉ [15% tổng số tín chỉ của toàn khoá học] và học viên phải nộp học phí các học phần này theo quy định của Học viện.

- Nếu học viên có trên 9 tín chỉ phải học lại hoặc nếu học lại mà có điểm một học phần vẫn đạt dư­ới 4,0 [thang điểm 10] thì học viên sẽ bị đình chỉ học tập.

-  Các khiếu nại về điểm chấm đ­ược giải quyết theo quy định của Học viện Tài chính trong vòng một tháng, sau ngày công bố kết quả.

-  Xử lí vi phạm trong quá trình đánh giá môn học

Việc xử lí vi phạm khi kiểm tra, thi kết thúc học phần thực hiện theo quy chế thi tuyển sinh sau đại học. Học viên sao chép bài tập, tiểu luận của ngư­ời khác sẽ bị điểm không [0,0] cho phần bài tập, tiểu luận đó.

                - Khi hoàn thành chương trình, học viên cao học hoặc nghiên cứu sinh được Học viện Tài chính cấp bảng điểm toàn khoá, trong đó có ghi rõ điểm trung bình chung các học phần. Trường hợp học viên hoặc nghiên cứu sinh được gửi đến cơ sở khác học một số học phần thì cơ sở nhận sẽ cấp chứng chỉ cho một học phần hoặc bảng điểm cho nhiều học phần, cơ sở gửi sẽ ghi tổng hợp tất cả các điểm vào một bảng điểm chung, trong đó ghi chú những điểm thi do cơ sở đào tạo khác cấp.

                Nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ hoặc có bằng thạc sĩ không đúng chuyên ngành đào tạo tiến sĩ phải học bổ sung kiến thức và thi lấy điểm các học phần trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ cùng với học viên các lớp cao học của Học viện.

                Không cho phép học viên không đạt học phần ở cơ sở đào tạo này được dự thi để lấy điểm học phần đó ở một cơ sở đào tạo khác. Học viên thi lần đầu đã đạt yêu cầu không được thi lại lần thứ hai để lấy điểm cao hơn.

                Điểm trung bình chung [TBC] các học phần trong bảng điểm tính theo công thức:

                                                                TBC =

Trong đó k là số học phần, j là thứ tự học phần [j=1,...,k],

là điểm học phần thứ j,
 là số tín chỉ của học phần thứ j.

- Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần tích lũy được tính từ đầu khóa học đến thời điểm tính điểm trung bình chung tích lũy. Đến cuối khóa học, nếu điểm trung bình chung tích lũy chưa đạt 5,5 trở lên thì học viên phải đăng ký học lại một hoặc một số học phần có điểm dưới 5,5 hoặc có thể đổi sang học phần khác tương đương [nếu là học phần tự chọn]. Điểm được công nhận sau khi học lại là điểm học phần cao nhất trong các lần học.

Không đưa điểm bảo vệ luận văn vào tính điểm trung bình chung.

Phần cuối bảng điểm ghi tên đề tài luận văn, ngày bảo vệ luận văn, điểm luận văn, danh sách Hội đồng chấm luận văn. Cuối cùng là ngày cấp bảng điểm, dấu và chữ ký của Giám đốc Học viện Tài chính.

Nếu bảng điểm cấp cho người học là nghiên cứu sinh thì thêm phần điểm các chuyên đề tiến sĩ và bỏ các phần có liên quan đến luận văn thạc sĩ.

4.        Luận văn thạc sĩ

Các quy định về đề tài luận văn, yêu cầu đối với luận văn, người hướng dẫn, điều kiện được bảo vệ luận văn và hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ thực hiện theo Điều 25, Điều 26 và Điều 27 trong Quy định về Đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Tài chính [Ban hành kèm theo Quyết định số: 399/QĐ-HVTC ngày 04/05/2015 của Giám đốc Học viện Tài chính].

Đề tài luận văn xác định riêng cho từng học viên, không được trùng lặp, phù hợp với chuyên ngành đào tạo, được người hướng dẫn và trưởng bộ môn đồng ý.

Đề tài được giao cho học viên, có thể ngay từ học kỳ 1 đối với hình thức tập trung liên tục và cuối học kỳ thứ hai đối với hình thức tập trung theo đợt.

Trước khi thực hiện đề tài luận văn, học viên phải viết đề cương nghiên cứu và được giáo viên hướng dẫn thông qua trong đó ghi rõ:

-          Họ và tên học viên.

-          Cơ sở đào tạo.

-          Tên đề tài, chuyên ngành, mã số chuyên ngành.

-          Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.

-          Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn [trong đó cần làm rõ: những kết quả nghiên cứu trong nước; kết quả nghiên cứu ở nước ngoài; sự khác biệt của luận văn so với các công trình nghiên cứu trước đây và các câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận văn].

-          Mục đích nghiên cứu của đề tài [các kết quả cần đạt được].

-          Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

-          Các phương pháp nghiên cứu

-          Kết cấu của luận văn

-          Đề cương chi tiết của luận văn

-          Dự kiến kế hoạch thực hiện.

-          Kiến nghị với người hướng dẫn khoa học [nếu có].

Học viên phải thực hiện luận văn theo đúng tiến độ qui định. Nếu vì điều kiện nào đó không thể thực hiện được đề tài luận văn đã được duyệt, học viên phải đăng ký nhận đề tài mới với khoá sau, không được phép đổi đề tài trong quá trình thực hiện luận văn [trừ trường hợp vì lý do khách quan] và phải nộp học phí theo quy định của Học viện.

Luận văn thạc sĩ được trình bày từ 15.000 đến 25.000 chữ theo trình tự: mở đầu, các chương, kết luận và tài liệu tham khảo. Về hình thức, chế bản, cách trình bày có thể tham khảo quy định đối với luận án tiến sĩ.

Trình tự tổ chức bảo vệ luận văn thạc sĩ:

TT

TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG VÀ CÁC THÀNH VIÊN

1

Thư ký hội đồng:

- Tuyên bố lý do

- Đọc Quyết định thành lập Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ

- Giới thiệu đại biểu [nếu có]

- Đọc phiếu tóm tắt lý lịch khoa học, bảng điểm các môn học và các điều kiện cần thiết khác để học viên được bảo vệ luận văn.

2

Chủ tịch Hội đồng: Công bố thành phần Hội đồng có mặt và các điều kiện khác đảm bảo để Học viên được bảo vệ luận văn trước Hội đồng.

3

Học viên: Trình bày tóm tắt nội dung luận văn [20 – 30 phút]

4

Phản biện 01: Đọc nhận xét

5

Phản biện 02: Đọc nhận xét

6

Hội đồng: nêu câu hỏi cho Học viên

7

Học viên: trả lời các câu hỏi

8

Hội đồng: họp riêng, thảo luận Quyết nghị và bỏ phiếu cho điểm

9

Chủ tịch Hội đồng: công bố Quyết nghị của Hội đồng

10

Đại biểu: phát biểu [nếu có]

11

Học viên: phát biểu

12

Chủ tịch Hội đồng: tuyên bố kết thúc buổi bảo vệ luận văn

Điểm chấm luận văn của từng thành viên hội đồng theo thang điểm 10, có thể lẻ đến một chữ số thập phân [điểm lẻ 0,5], gồm: điểm nội dung luận văn tối đa 9 điểm và điểm thành tích nghiên cứu khoa học tối đa 1 điểm cho những luận văn mà học viên đã có bài báo khoa học liên quan công bố trên danh mục tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc đề tài ứng dụng đã được nơi ứng dụng đồng ý bằng văn bản về việc chuyển giao, triển khai kết quả nghiên cứu. Điểm luận văn là trung bình cộng điểm chấm của các thành viên có mặt trong buổi đánh giá luận văn, làm tròn đến một chữ số thập phân. Luận văn đạt yêu cầu khi điểm trung bình của hội đồng chấm từ 5,5 điểm trở lên.

Thang điểm làm căn cứ xếp loại luận văn thạc sĩ:

TT

Xếp loại

Thang điểm 10

1

Xuất sắc

Từ     9,0   đến   10,0

2

Giỏi

Từ    8,0   đến     8,9

3

Khá

Từ    7,0    đến    7,9

4

Trung bình

Từ    5,0    đến     6,9

5

Yếu

Từ    4,0    đến     4,9

6

Kém

Dưới 4,0

Việc tổ chức bảo vệ luận văn tốt nghiệp cho tất cả học viên của mỗi khoá đào tạo chỉ được tiến hành trong thời gian không quá hai tháng. Lịch bảo vệ luận văn tốt nghiệp phải được xác định và thông báo cho học viên từ đầu khoá học trong kế hoạch học tập của cả khoá học. Đối với học viên không hoàn thành được luận văn theo lịch của kỳ bảo vệ lần thứ nhất, học viên bảo vệ luận văn không đạt yêu cầu trong lần thứ nhất được bảo vệ luận văn trong kỳ bảo vệ lại. Lịch của kỳ bảo vệ lại cũng phải được ấn định từ đầu khoá học, và đảm bảo sau ngày cuối cùng của kỳ bảo vệ lần thứ nhất từ 4 đến 6 tháng.

Nếu không thể hoàn thành luận văn đúng thời hạn, học viên phải làm đơn xin kéo dài thời hạn đến kỳ bảo vệ lại của khoá đào tạo hoặc đến kỳ bảo vệ lần thứ nhất của khoá tiếp sau. Giám đốc Học viện Tài chính xem xét giải quyết việc gia hạn thời gian bảo vệ luận văn cho học viên, học viên phải nộp học phí theo quy định của Học viện. Không cho phép học viên bảo vệ luận văn ngoài thời gian của lịch bảo vệ đã ấn định.

5.        Công nhận tốt nghiệp, cấp bảng điểm, cấp bằng thạc sĩ, giấy chứng nhận

Điều kiện tốt nghiệp, cấp bẳng điểm, cấp bằng thạc sĩ, giấy chứng nhận được quy định tại Điều 31 Quy định về Đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Tài [Ban hành kèm theo Quyết định số: 399/QĐ-HVTC ngày 04/05/2015 của Giám đốc Học viện Tài chính].

Sau khi khoá học kết thúc, Khoa sau đại học có trách nhiệm lập hồ sơ của tất cả các học viên trong toàn khoá trình Hội đồng xét tốt nghiệp của Học viện Tài chính. Hồ sơ xét tốt nghiệp của mỗi học viên khi trình Hội đồng xét tốt nghiệp gồm có:

- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học.

- Bảng điểm học tập toàn khoá.

- Hồ sơ bảo vệ luận văn gồm: luận văn, lý lịch khoa học của học viên, biên bản của Hội đồng chấm luận văn, biên bản xác nhận bổ sung chỉnh sửa luận văn, nhận xét của các phản biện, biên bản kiểm phiếu và các phiếu cho điểm.

- Nhận xét đánh giá của người hướng dẫn về quá trình học tập của học viên.

Sau khi danh sách học viên tốt nghiệp đã được Hội đồng xét tốt nghiệp của Học viện thông qua. Giám đốc Học viện Tài chính ký quyết định công nhận tốt nghiệp, cấp bằng thạc sĩ cho các học viên và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hồ sơ báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm:

- Báo cáo chi tiết về quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch và chương trình đào tạo của khoá học vừa tốt nghiệp.

- Danh sách học viên đã được Hội đồng xét tốt nghiệp của Học viện Tài chính duyệt tốt nghiệp.

- Quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ.

Mỗi năm, Học viện Tài chính chỉ xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ cho học viên hai lần sau kỳ bảo vệ kết thúc toàn bộ khoá đào tạo.

Việc quản lý bằng thạc sĩ, cấp mã số bằng được thực hiện theo quy định riêng.

Trường hợp học viên không đủ điều kiện tốt nghiệp, không bị kỷ luật buộc thôi học, đã hết thời gian đào tạo theo quy định tại Khoản 4, Điều 3 Quyết định số: 399/QĐ-HVTC ngày 04/05/2015 của Giám đốc Học viện Tài chính, nếu có yêu cầu thì được Giám đốc Học viện Tài chính cấp giấy chứng nhận về các học phần đã tích lũy trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ.

B. ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

I. Thời gian và hình thức đào tạo

1. Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung liên tục; đối với người có bằng tốt nghiệp đại học là 4 năm tập trung liên tục.

2. Trường hợp nghiên cứu sinh không có điều kiện theo học tập trung liên tục và được Giám đốc Học viện Tài chính chấp nhận thì chương trình đào tạo và nghiên cứu của nghiên cứu sinh đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm; đối với người có bằng tốt nghiệp đại học là 5 năm, trong đó có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại Học viện Tài chính để thực hiện đề tài nghiên cứu.

                II. Xây dựng kế hoạch đào tạo tiến sĩ

                Đối với mỗi khoá đào tạo, Khoa sau đại học kết hợp với các bộ môn liên quan xây dựng kế hoạch cho từng nghiên cứu sinh hoặc từng nhóm nghiên cứu sinh học tập các học phấn trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ tương ứng, hoàn thành các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan.

                Mỗi nghiên cứu sinh phải lập kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khoá và kế hoạch hàng năm dựa trên các cơ sở sau:

                - Kế hoạch giảng dạy các môn trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành tương ứng của Học viện Tài chính.

                - Đề cương nghiên cứu đề tài luận án tiến sĩ đã được thông qua.

                - Kế hoạch giảng dạy, nghiên cứu của bộ môn trực tiếp đào tạo và của Khoa sau đại học.

                - Điều kiện, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ học tập, nghiên cứu của bộ môn, của đề tài và của Học viện.

                Người hướng dẫn nghiên cứu sinh có trách nhiệm xem xét hướng dẫn nghiên cứu sinh hoàn chỉnh bản kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khoá và kế hoạch hàng năm của nghiên cứu sinh, trong đó định ra các môn lựa chọn, các chuyên đề tiến sĩ mà nghiên cứu sinh phải hoàn thành. Các thành viên trong tập thể hướng dẫn phải ký xác nhận vào bản kế hoạch trước khi thông qua bộ môn và báo cáo Khoa sau đại học để quản lý.

                III. Tổ chức đào tạo tiến sĩ

1.        Người hướng dẫn nghiên cứu sinh:

Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của người hướng dẫn nghiên cứu sinh thực hiện theo Điều 21, Điều 22 Quy định về Đào tạo trình độ tiến sĩ tại Học viện Tài chính [Ban hành kèm theo Quyết định số: 483/QĐ-HVTC ngày 25/05/2015 của Giám đốc Học viện Tài chính].

2.        Tổ chức giảng dạy, đánh giá các học phần và các chuyên đề tiến sĩ

Tổ chức giảng dạy, đánh giá các học phần và các chuyên đề tiến sĩ được quy định tại Điều 18 Quy định về Đào tạo trình độ tiến sĩ tại Học viện Tài chính [Ban hành kèm theo Quyết định số: 483/QĐ-HVTC ngày 25/05/2015 của Giám đốc Học viện Tài chính].

- Khoa Sau đại học có nhiệm vụ bố trí nghiên cứu sinh theo từng chuyên ngành đào tạo để học các học phần trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ đã được phê duyệt

- Đối với những nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành phù hợp phải theo học cùng với các lớp cao học [hoặc các lớp ở trình độ đại học] để học các học phần quy định trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc các học phần bổ sung theo chương trình đào tạo trình độ đại học.

- Việc tổ chức giảng dạy, đánh giá môn học thực hiện theo quy trình đào tạo thạc sĩ. Nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình học tập quy định được cấp bảng điểm như hướng dẫn tại khoản 3 mục III phần A của quy định này.

3.        Tổ chức thực hiện các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan

Việc thực hiện các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 15 Quy định về Đào tạo trình độ tiến sĩ tại Học viện Tài chính [Ban hành kèm theo Quyết định số: 483/QĐ-HVTC ngày 25/05/2015 của Giám đốc Học viện Tài chính]..

Căn cứ vào hướng nghiên cứu chính của đề tài luận án, người hướng dẫn khoa học xây dựng và đề xuất danh mục các chuyên đề tiến sĩ [mỗi đề tài luận án phải có ít nhất 05 chuyên đề để lựa chọn]. Danh mục các chuyên đề tiến sĩ phải được thông qua Hội đồng Khoa học - Đào tạo của Học viện Tài chính. Mỗi nghiên cứu sinh phải hoàn thành 03 chuyên đề với tổng khối lượng 06 tín chỉ và 01 tiểu luận tổng quan với khối lượng 02 tín chỉ. Giám đốc Học viện Tài chính ra quyết định các chuyên đề tiến sĩ cho mỗi nghiên cứu sinh phải thực hiện.

Các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan nhằm giúp nghiên cứu sinh:

- Hoàn thiện những kiến thức cơ bản có liên quan trực tiếp đến đề tài; xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài; lý giải bản chất những hiện tượng, kết quả quan sát thu được trong nghiên cứu, làm tăng giá trị khoa học của đề tài và độ tin cậy của các kết luận.

- Củng cố phương pháp luận, phương pháp tiếp cận nghiên cứu.

- Có tác dụng thiết thực trong việc cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên ngành để nghiên cứu sinh có đủ trình độ và điều kiện giải quyết đề tài luận án.

- Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án giúp nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

Việc thực hiện các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan tiến hành bằng cách tự học, tự nghiên cứu của nghiên cứu sinh dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Trong thời gian này, bộ môn cần tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học để các nghiên cứu sinh của bộ môn trao đổi và tranh luận về các vấn đề của chuyên đề và tiểu luận tổng quan. Không tổ chức giảng dạy các chuyên đề.

Việc đánh giá, chấm điểm các chuyên đề được thực hiện bằng cách nghiên cứu sinh trình bày trước Tiểu ban chấm chuyên đề, các thành viên tiểu ban và những người tham dự. Tiểu ban chấm chuyên đề, các thành viên tiểu ban và những người tham dự  đặt câu hỏi, thảo luận… như trong một buổi sinh hoạt khoa học của bộ môn. Tham dự buổi chấm chuyên đề nhất thiết phải có mặt đông đủ các thành viên tiểu ban và người hướng dẫn.

Tiểu ban chấm chuyên đề do Giám đốc Học viện Tài chính quyết định thành lập gồm 3 thành viên là những người có học vị TS, TSKH, hoặc chức danh PGS, GS, am hiểu sâu sắc các vấn đề được đề cập trong từng chuyên đề, có uy tín trong lĩnh vực chuyên môn. Tiểu ban gồm một người hướng dẫn nghiên cứu sinh, một thành viên của bộ môn và một thành viên khác trong hoặc ngoài cơ sở đào tạo. Chức danh của các thành viên trong tiểu ban do Giám đốc Học viện Tài chính quyết định.

Trình tự buổi chấm chuyên đề như sau:

- Trưởng tiểu ban đọc quyết định giao chuyên đề và quyết định thành lập tiểu ban.

- Nghiên cứu sinh trình bày các chuyên đề trong thời gian tối đa 15 phút/01 chuyên đề.

- Tiểu ban và những người tham dự hỏi, trao đổi thảo luận cùng nghiên cứu sinh.

- Căn cứ vào chất lượng báo cáo của nghiên cứu sinh, sự thể hiện trình độ, kiến thức của nghiên cứu sinh qua trình bày và trao đổi thảo luận tại buổi chấm chuyên đề, tiểu ban đánh giá và cho điểm. Điểm đánh giá theo thang điểm 10. Mỗi thành viên có phiếu cho điểm riêng, sau đó chia trung bình lấy điểm chuyên đề của nghiên cứu sinh. Kết quả đánh giá được lập thành biên bản và nộp cho Khoa sau đại học để làm căn cứ cấp bảng điểm cho nghiên cứu sinh.

Trình tự, nội dung đánh giá bài tiểu luận tổng quan được thực hiện tương tự như đối với đánh giá các chuyên đề tiến sĩ.

4. Thực hiện đề tài luận án

a] Sau khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh của Giám đốc Học viện Tài chính, trong vòng một tháng, trên cơ sở đề nghị của bộ môn, Khoa sau đại học trình Giám đốc Học viện Tài chính ra quyết định công nhận người hướng dẫn và đề tài luận án của nghiên cứu sinh, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và quyết định cử nghiên cứu sinh về bộ môn.

Đề tài luận án tiến sĩ phải phù hợp với chuyên ngành đào tạo; mỗi nghiên cứu sinh thực hiện một đề tài riêng biệt, không cùng một đối tượng và mục đích nghiên cứu.

Sau khi có quyết định công nhận đề tài và người hướng dẫn, bộ môn và người hướng dẫn cần có kế hoạch cụ thể để nghiên cứu sinh có thể thực hiện ngay đề tài luận án song song với việc học tập các học phần của chương trình đào tạo.

b] Trong quá trình thực hiện đề tài luận án, nghiên cứu sinh có nhiệm vụ:

- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt khoa học của bộ môn.

- Làm báo cáo khoa học, viết bài báo khoa học.

- Tham gia các sinh hoạt khoa học có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của mình ở trong và ngoài Học viện.

- Hàng tháng và hàng quý có báo cáo về tình hình và kết quả nghiên cứu của mình với người hướng dẫn khoa học.

- Ba tháng một lần có báo cáo về kết quả nghiên cứu của mình tại buổi sinh hoạt khoa học của bộ môn; báo cáo tình hình học tập và nghiên cứu của mình với Học viện và cơ quan chủ quản.

- Nghiên cứu sinh phải dành thời gian tham gia công tác giảng dạy tại Học viện Tài chính theo sự phân công, quản lý của bộ môn.

c] Để giúp nghiên cứu sinh hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình, bộ môn sinh hoạt chuyên môn và khoa Sau đại học có nhiệm vụ:

- Tổ chức cho nghiên cứu sinh báo cáo đề cương nghiên cứu, kế hoạch học tập nghiên cứu toàn khoá và từng năm của mình khi nghiên cứu sinh mới được giới thiệu về bộ môn làm việc.

- Tổ chức góp ý kiến về: Tên đề tài luận án, đề cương chi tiết của luận án, tên các chuyên đề tiến sĩ cần thực hiện.

- Tuỳ theo tính chất của đề tài luận án, bộ môn xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên và phân công nghiên cứu sinh tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học đó.

- Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của nghiên cứu sinh.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học thường kỳ ba tháng một lần cho nghiên cứu sinh trình bày các vấn đề nghiên cứu và kết quả nghiên cứu.

Trong quá trình đào tạo, Học viện Tài chính và người hướng dẫn sẽ tạo mọi điều kiện cần thiết để giúp nghiên cứu sinh nâng cao trình độ và thu được các kết quả trong nghiên cứu, giúp nghiên cứu sinh công bố các kết quả nghiên cứu của mình.

d] Khi nghiên cứu sinh đã hoàn thành luận án theo yêu cầu quy định ở Điều 28 Quy định về Đào tạo trình độ tiến sĩ tại Học viện Tài chính [Ban hành kèm theo Quyết định số: 483/QĐ-HVTC ngày 25/05/2015 của Giám đốc Học viện Tài chính], Học viện Tài chính tổ chức đánh giá luận án ở bộ môn cho nghiên cứu sinh.

Đối với nghiên cứu sinh đã hoàn thành chương trình các môn học và luận án trước thời hạn, được sự đồng ý của người hướng dẫn và Giám đốc Học viện Tài chính, nghiên cứu sinh có thể được bảo vệ luận án trước thời hạn, nhưng không sớm hơn 2/3 thời gian đào tạo ghi trong quyết định công nhận nghiên cứu sinh, tính đến ngày bảo vệ cấp cơ sở.

Việc đánh giá luận án cấp cơ sở và bảo vệ luận án cấp Học viện thực hiện theo trình tự như sau:

- Trình tự tiến hành buổi đánh giá luận án cấp cơ sở

TT

TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG VÀ CÁC THÀNH VIÊN

1

Thư ký hội đồng:

- Tuyên bố lý do

- Đọc Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở

2

Chủ tịch Hội đồng: Điều khiển buổi họp đánh giá luận án, công bố số lượng thành viên của Hội đồng và các điều kiện để được tiến hành đánh giá luận án cấp cơ sở.

3

Nghiên cứu sinh: Trình bày tóm tắt nội dung luận án, không đọc theo tóm tắt luận án hoặc theo văn bản đã chuẩn bị. Không hạn chế thời gian trình bày của nghiên cứu sinh.

4

Người giới thiệu luận án thứ nhất: Đọc nhận xét

5

Người giới thiệu luận án thứ hai: Đọc nhận xét

6

Hội đồng và những người tham dự: đặt câu hỏi hoặc phát biểu ý kiến về những kết quả đạt được, những điểm mới của luận án, những vấn đề chưa giải quyết được, những điểm cấn bổ sung hoặc sửa chữa.

7

Nghiên cứu sinh: trả lời các câu hỏi và các ý kiến trao đổi

8

Hội đồng: nếu không còn vấn đề tranh luận hoặc các vấn đề đã được làm rõ, Hội đồng họp riêng.Từng thành viên Hội đồng ghi ý kiến nhận xét vào phiếu nhận xét [theo mẫu quy định] và phải ghi rõ tán thành hay chưa tán thành để luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Học viện. Nếu từ  3/4 trở lên số thành viên có mặt tán thành thì luận án đạt yêu cầu. Dựa vào nhận xét của các thành viên, Hội đồng thảo luận để thông qua kết luận của Hội đồng.

9

Chủ tịch Hội đồng: công bố kết luận của Hội đồng

-          Trình tự tiến hành buổi bảo vệ luận án cấp Học viện

TT

TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG VÀ CÁC THÀNH VIÊN

1

Đại diện khoa Sau đại học:

- Tuyên bố lý do

- Đọc Quyết định của Giám đốc Học viện Tài chính và đề nghị Chủ tịch hội đồng điều khiển phiên họp

2

Chủ tịch Hội đồng: công bố danh sách thành viên có mặt, các điều kiện chuẩn bị cho buổi bảo vệ và công bố chương trình làm việc.

3

Thư ký hội đồng: đọc lý lịch khoa học của nghiên cứu sinh và các điều kiện cần thiết để nghiên cứu sinh được bảo vệ luận án

4

Các thành viên hội đồng và những người tham dự: nêu câu hỏi hoặc ý kiến thắc mắc [nếu có] về lý lịch khoa học và quá trình đào tạo của nghiên cứu sinh.

5

Nghiên cứu sinh: Trình bày nội dung luận án trong thời gian không quá 30 phút. Không được đọc bản tóm tắt luận án hoặc văn bản chuẩn bị trước.

6

Các phản biện : Đọc nhận xét

7

Thư ký hội đồng: Đọc bản tổng hợp các nhận xét khác

8

Hội đồng và những người tham dự: nêu câu hỏi để kiểm tra kiến thức và trình độ nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh.

9

Nghiên cứu sinh: trả lời các câu hỏi

10

Đại diện tập thể hướng dẫn: phát biểu ý kiến bằng văn bản

11

Hội đồng: họp riêng để bầu ban kiểm phiếu, bỏ phiếu kín và thảo luận thông qua quyết nghị của Hội đồng

12

Trưởng ban kiểm phiếu: công bố kết quả đánh giá luận án

13

Chủ tịch Hội đồng: đọc quyết nghị của Hội đồng

14

Các đại biểu và nghiên cứu sinh: phát biểu ý kiến

15

Chủ tịch Hội đồng: tuyên bố kết thúc buổi bảo vệ

 5. Xử lý những thay đổi trong quá trình đào tạo

Những thay đổi trong quá trình đào tạo nghiên cứu sinh thực hiện theo Điều 20 Quy định về Đào tạo trình độ tiến sĩ tại Học viện Tài chính [Ban hành kèm theo Quyết định số: 483/QĐ-HVTC ngày 25/05/2015 của Giám đốc Học viện Tài chính].

a] Thay đổi đề tài luận án:

Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh có thể làm đơn xin thay đổi đề tài, có ý kiến của người hướng dẫn. Việc thay đổi đề tài luận án chỉ thực hiện khi có lý do chính đáng như đề tài nghiên cứu đã có người bảo vệ; khó khăn về phương tiện, thiết bị không thể khắc phục được…Giám đốc Học viện Tài chính có trách nhiệm xem xét trước khi quyết định. Việc xét cho thay đổi đề tài luận án chỉ giải quyết trong nửa đầu của thời gian đào tạo.

Đối với luận án khi bảo vệ cấp cơ sở, Hội đồng đề nghị sửa đổi, điều chỉnh tên đề tài luận án cho phù hợp, chính xác với nội dung luận án và kết quả đạt được, nhưng hướng nghiên cứu không thay đổi, thì Hội đồng cần có quyết nghị về vấn đề này trong biên bản bảo vệ luận án cấp cơ sở của nghiên cứu sinh.

b] Bổ sung hoặc thay đổi người hướng dẫn:

Việc bổ sung hoặc thay đổi người hướng dẫn được xem xét trong những trường hợp thật cần thiết như người hướng dẫn chuyển công tác, đi công tác nước ngoài dài hạn, ốm nặng kéo dài, qua đời, hoặc do yêu cầu của đề tài nghiên cứu… Người hướng dẫn bổ sung hoặc thay thế cũng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về người hướng dẫn quy định tại khoản 01 Điều 22 Quy định về Đào tạo trình độ tiến sĩ tại Học viện Tài chính [Ban hành kèm theo Quyết định số: 483/QĐ-HVTC ngày 25/05/2015 của Giám đốc Học viện Tài chính].

Trong hồ sơ trình Giám đốc Học viện Tài chính cần có ý kiến của người đang hướng dẫn [trừ trường hợp ốm nặng kéo dài hoặc đã qua đời], ý kiến của người hướng dẫn sẽ được thay thế, lý lịch khoa học và các hồ sơ cần thiết chứng minh điều kiện, tiêu chuẩn của người hướng dẫn bổ sung hoặc thay thế để Giám đốc Học viện xem xét quyết định.

Việc bổ sung hoặc thay đổi người hướng dẫn chỉ thực hiện chậm nhất là một năm trước khi nghiên cứu sinh hết hạn học tập.

c] Chuyển cơ sở đào tạo:

Khi có lý do chính đáng, nghiên cứu sinh có thể xin chuyển cơ sở đào tạo với điều kiện thời hạn học tập theo quy định còn ít nhất là một năm, được Giám đốc Học viện đồng ý, được cơ sở chuyển đến tiếp nhận và ra quyết định công nhận nghiên cứu sinh. Thủ trưởng cơ sở đào tạo chuyển đến quyết định các học phần hoặc các chuyên đề tiến sĩ mà nghiên cứu sinh đó cần bổ sung [nếu có].

d] Gia hạn học tập:

Thời hạn đào tạo nghiên cứu sinh đã được ghi rõ trong quyết định công nhận nghiên cứu sinh của Giám đốc Học viện Tài chính. Nếu nghiên cứu sinh không có khả năng hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn quy định thì có thể làm đơn xin gia hạn học tập, chậm nhất 06 tháng trước khi hết hạn.

Nghiên cứu sinh được xem xét gia hạn với các điều kiện đảm bảo trong phạm vi thời gian kéo dài luận án sẽ được bảo vệ cấp cơ sở.

Việc xem xét gia hạn chỉ thực hiện khi nghiên cứu sinh đã hoàn thành phần 1 và phần 2 chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ quy định tại điều 15 Quy định về đào tạo trình độ tiến sĩ tại Học viện Tài chính [Ban hành kèm theo Quyết định số: 483/QĐ-HVTC ngày 25/05/2015 của Giám đốc Học viện Tài chính], và thuộc vào một trong các trường hợp sau đây:

- Đã hoàn thành luận án, đang hoàn tất hồ sơ để bảo vệ.

- Đã hoàn thành luận án nhưng còn thiếu bài báo theo quy định, đang viết hoặc đang chờ được đăng.

- Đã hoàn thành các công việc cơ bản của luận án [như khảo sát, thí nghiệm, thực nghiệm, tính toán…] nhưng chưa viết xong luận án.

- Có các lý do khách quan chính đáng làm nghiên cứu sinh chưa hoàn thành nội dung dự định của luận án [như đi thực tập, học tập ở nước ngoài trong thời gian làm nghiên cứu sinh…].

Khoa sau đại học - Học viện Tài chính có trách nhiệm xem xét đơn xin gia hạn của nghiên cứu sinh trình Giám đốc Học viện Tài chính quyết định. Thời gian gia hạn không quá 24 tháng. Đối với nghiên cứu sinh không tập trung, khi được gia hạn phải tập trung tại Học viện Tài chính để hoàn thành luận án trong thời gian được gia hạn. Hồ sơ xét gia hạn gồm:

- Đơn xin gia hạn của nghiên cứu sinh, trong đó nêu rõ lý do xin gia hạn, các việc đã làm được, các việc còn lại cần phải hoàn thành, kế hoạch cụ thể chi tiết để hoàn thành các công việc còn lại, các biện pháp khả thi đã thực hiện kế hoạch đó, thời gian đề nghị kéo dài.

- Nhận xét và đề nghị của người hướng dẫn, trong đó nêu rõ tinh thần làm việc và các kết quả đã đạt được của nghiên cứu sinh, nguyên nhân phải kéo dài thời gian, triển vọng hoàn thành luận án, đề nghị về thời gian cần phải kéo dài.

- Các chứng từ về nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đề tại luận án nếu có [như hồ sơ khám chữa bệnh, nằm viện của bệnh viện; quyết định cử đi học tập, thực tập ở nước ngoài…]

- Công văn đề nghị của nơi cử nghiên cứu sinh đi học.

Trong thời gian gia hạn, nghiên cứu sinh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định của Học viện. Nếu khoa sau đại học của Học viện đánh giá nghiên cứu sinh không có khả năng hoàn thành luận án và bảo vệ cấp bộ môn trong 24 tháng gia hạn thì không đề nghị gia hạn cho nghiên cứu sinh mà làm thủ tục trình Giám đốc Học viện Tài chính trả nghiên cứu sinh về địa phương hoặc nơi cử đi học. Trong thời gian tối đa cho phép trình luận án để bảo vệ cấp Học viện [7 năm] kể từ ngày có quyết định công nhận nghiên cứu sinh, nghiên cứu sinh có thể trở lại Học viện Tài chính xin bảo vệ nếu hoàn thành luận án.

Không giải quyết cho nghiên cứu sinh tạm ngừng học tập, nghiên cứu.

C. QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

                I. Quản lý học viên và nghiên cứu sinh

                1. Trách nhiệm của khoa Sau đại học

                 Học viên, nghiên cứu sinh học tập, nghiên cứu theo chịu sự quản lý của Học viện Tài chính trong toàn bộ thời gian quy định của chương trình đào tạo. Trong thời gian này khoa Sau đại học bố trí kế hoạch giảng dạy, học tập để thực hiện đầy đủ các khâu của quá trình đào tạo.

                2. Trách nhiệm của Bộ môn

                - Tham gia giới thiệu đề tài nghiên cứu và người hướng dẫn cho nghiên cứu sinh.

                - Xem xét, thông qua kế hoạch đào tạo, giám sát và kiểm tra kế hoạch đào tạo của từng nghiên cứu sinh.

                - Xây dựng kế hoạch và giao kế hoạch cho nghiên cứu sinh trong sinh hoạt chuyên môn, giảng dạy và nghiên cứu khoa học… tại bộ môn. Định kỳ 3 tháng một lần, nghiên cứu sinh phải báo cáo kết quả học tập và nghiên cứu trước bộ môn.

- Bộ môn giới thiệu Tiểu ban chấm chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan để khoa Sau đại học trình Giám đốc Học viện ra quyết định. Bộ môn thực hiện theo quyết định và gửi kết quả đánh giá và biên bản về khoa Sau đại học chậm nhất là sau 10 ngày kể từ ngày đánh giá chuyên đề và tiểu luận tỏng quan.

- Bộ môn quy định danh mục các tạp chí khoa học chuyên ngành mà nghiên cứu sinh phải gửi công bố kết quả nghiên cứu của mình trên cơ sở danh mục các tạp chí do Học viện Tài chính quy định.

- Trong quá trình viết luận án, sau khi nghiên cứu sinh nộp luận án cho bộ môn, Bộ môn phải tổ chức họp đánh giá và gửi biên bản về khoa Sau đại học chậm nhất là sau 7 ngày kể từ ngày đánh giá.

- Bộ môn giới thiệu danh sách hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở cho khoa Sau đại học để trình Giám đốc Học viện ra quyết định. Việc đánh giá luận án cấp cơ sở do bộ môn tự tổ chức thực hiện nhưng phải đảm bảo đúng quy chế do Học viện Tài chính ban hành. Bộ môn có trách nhiệm gửi kết quả đánh giá và biên bản hội nghị về khoa Sau đại học chậm nhất là sau 10 ngày kể từ ngày đánh giá. Sau khi bảo vệ thành công luận án cấp cơ sở, nghiên cứu sinh tiến hành chỉnh sửa và nộp luận án về khoa Sau đại học để làm thủ tục bảo vệ cấp Học viện.

- Những bộ môn có tối thiểu 05 người có học vị tiến sĩ từ 03 năm trở lên [kể từ ngày ký quyết định công nhận] sẽ đủ điều kiện tự thực hiện tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cấp cơ sở, khoa Sau đại học có trách nhiệm hướng dẫn các thủ tục và các mẫu biên bản cho các khoa và bộ môn. Các bộ môn chưa đủ điều kiện thì phối hợp với khoa Sau đại học để tổ chức thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, nếu khó khăn về cơ sở vật chất, khoa sau đại học sẽ phối hợp với các bộ môn để chuẩn bị hội trường. Mọi khoản thanh toán thực hiện theo quy định hiện hành của Học viện Tài chính.

II. Quản lý giảng viên, người hướng dẫn

                Trưởng bộ môn [hoặc trưởng Phân ban] có trách nhiệm bố trí giảng viên phụ trách môn học theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 34 Quyết định số: 399/QĐ-HVTC ngày 04/05/2015 và Điều 22 Quyết định số: 483/QĐ-HVTC ngày 25/05/2015 của Giám đốc Học viện Tài chính. Việc phân công giảng viên được ấn định trong kế hoạch đào tạo hàng năm, được Giám đốc Học viện ký duyệt.

                Trưởng bộ môn [hoặc trưởng Phân ban] kiểm tra trực tiếp việc thực hiện kế hoạch giảng dạy các học phần mà bộ môn phụ trách, đảm bảo thực hiện đúng đề cương chi tiết đã được chuẩn y và đã thông báo cho học viên, kiểm tra kế hoạch nghiên cứu mà người hướng dẫn đã thống nhất với nghiên cứu sinh.

                III. Quản lý, đảm bảo chất lượng trong đào tạo sau đại học

                1. Khoa sau đại học

                Khoa sau đại học cần có đủ chuyên viên chuyên trách với trình độ và năng lực thích hợp để thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng đào tạo sau đại học; phải hợp tác chặt chẽ với các khoa chuyên ngành, các bộ môn để tổ chức đào tạo. Khoa sau đại học có nhiệm vụ:

- Tiếp nhận và xử lý các loại đơn từ, hồ sơ, công văn, bản đăng ký… có liên quan đến đào tạo sau đại học.

- Xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về đào tạo, bồi dưỡng sau đại học.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khoá và hàng năm cho từng chuyên ngành đào tạo.

- Lập sổ theo dõi việc giảng dạy của giảng viên và việc học tập của học viên.

- Lập sổ theo dõi kết quả kiểm tra, thi các môn học của học viên từng khoá, từng chuyên ngành đào tạo.

- Lập sổ điểm cho từng học viên [sổ điểm cần ghi rõ tên môn học, số tín chỉ, điểm của từng lần kiểm tra, thi. Sổ điểm phải có chữ ký của giảng viên, giáo vụ sau đại học và Giám đốc Học viện].

- Làm thủ tục cấp chứng chỉ môn học, bảng điểm toàn khoá cho học viên, nghiên cứu sinh.

- Làm thủ tục cho học viên cao học và nghiên cứu sinh bảo vệ luận văn, luận án và thủ tục cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ cho học viên tốt nghiệp.

- Xây dựng bản câu hỏi và tổ chức lấy ý kiến đánh giá của học viên, nghiên cứu sinh, giảng viên, người sử dụng học viên, nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp về các mặt: chương trình môn học, nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy, tổ chức học tập, thi, kiểm tra…

- Quản lý hồ sơ đào tạo sau đại học của Học viện Tài chính.

2. Hồ sơ quản lý đào tạo sau đại học

Hồ sơ quản lý đào tạo sau đại học bao gồm:

- Hồ sơ tuyển sinh, hồ sơ trúng tuyển.

- Kế hoạch đào tạo toàn khoá và từng năm của từng chuyên ngành đào tạo.

- Hồ sơ cá nhân của học viên và nghiên cứu sinh trong quá trình đào tạo.

- Sổ điểm từng lớp cao học; hồ sơ lưu điểm kiểm tra, thi của từng học viên, nghiên cứu sinh và của cả khoá đào tạo.

- Các hồ sơ xin thay đổi hay điều chỉnh chương trình đào tạo của khoa, bộ môn hoặc giảng viên.

- Hệ thống đề cương chi tiết môn học, tài liệu tham khảo kèm theo đề cương chi tiết [nếu không có ở thư viện].

- Thông tin về các đề tài luận văn, luận án của cơ sở mình và các cơ sở có liên quan.

- Hồ sơ công nhận tốt nghiệp và cấp bằng

Cần chú ý kết hợp hệ thống hồ sơ sổ sách và hệ thống tin học trong quản lý. Việc truy cập vào hệ thống thông tin phải nhanh, đầy đủ và chính xác để phục vụ công tác quản lý của Học viện cũng như công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá của các cơ quan quản lý cấp trên.

Hàng năm, khoa Sau đại học tổ chức biên soạn và phát hành sách hoặc tài liệu giới thiệu về cơ sở mình bao gồm chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, kế hoạch tuyển sinh, tiêu chuẩn và các việc cần biết để thông tin cho học viên, nghiên cứu sinh và những người quan tâm.

3. Tổ chức kiểm tra, thanh tra

Học viện Tài chính xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra thường kỳ và đột xuất quá trình tổ chức đào tạo sau đại học về các nội dung liên quan đến đào tạo như:

-          Kế hoạch giảng dạy, lịch trình giảng dạy.

-          Việc lên lớp của giảng viên và học viên.

-          Việc kiểm tra đánh giá môn học.

-          Việc tổ chức bảo vệ luận văn thạc sĩ.

-         

Mỗi năm học, Học viện cần có ít nhất một lần kiểm tra toàn diện công tác đào tạo sau đại học của các chuyên ngành đào tạo, hai đến ba lần kiểm tra một số nội dung chủ yếu của quá trình đào tạo. Trong kiểm tra, thanh tra phải có quy trình, có kết luận để uốn nắn các thiếu sót.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chế đào tạo sau đại học của Học viện, trong đó chú ý tập trung vào vấn đề hồ sơ thi tuyển, chương trình khung, các điều kiện con người và vật chất đảm bảo cho đào tạo, việc tổ chức và thực hiện quá trình đào tạo, việc công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ…

4. Tự đánh giá

Vấn đề tự đánh giá của các cơ sở đào tạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý chất lượng đào tạo. Tự đánh giá dựa trên các hồ sơ, văn bản, các kỳ kiểm tra, thanh tra của Giám đốc Học viện. Tự đánh giá phải khách quan, có cơ sở khoa học và chú trọng việc đề ra các biện pháp đề phòng, khắc phục các mặt yếu. Các mặt yếu cần được chú ý ở các lần kiểm tra, thanh tra, đánh giá tiếp theo. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cung cấp các tài liệu hướng dẫn tự đánh giá các mặt trong công tác đào tạo sau đại học.

Để chuẩn bị cho việc tự đánh giá chính xác, Khoa sau đại học phải xây dựng các quy trình thủ tục trong đào tạo, trong bảo vệ luận văn, luận án; quy định về thang điểm đánh giá các môn học và luận văn, luận án. Trên cơ sở thực hiện các quy định nội bộ của Học viện, tiến hành rút kinh nghiệm đối với các khoa, các bộ môn và giảng viên trong và ngoài cơ sở, có sự nhận định về tính khoa học và sư phạm của việc đánh giá môn học, luận văn, luận án của giảng viên.

Khoa Sau đại học chú trọng xây dựng các bản câu hỏi để lấy ý kiến đánh giá về việc tổ chức đào tạo, giảng dạy sau đại học tại Học viện…của học viên, nghiên cứu sinh, giảng viên, người sử dụng học viên, nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp. Trên cơ sở phân tích đánh giá các ý kiến nhận được, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho công tác đào tạo sao đại học của Học viện ngày một tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu của người học cũng như nhu cầu của nơi sử dụng người tốt nghiệp.

Hàng năm hoặc sau từng khoá học Học viện Tài chính sẽ tổ chức hội nghị đánh giá rút kinh nghiệm công tác đào tạo sau đại học ở tất cả các chuyên ngành về các mặt: chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo và quản lý đào tạo. Nếu thấy cần thiết, hội nghị này gửi các kiến nghị của mình về các vấn đề nêu trên đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tuân thủ các quy định báo cáo

Trong một năm học, Học viện Tài chính phải có các báo cáo sau đây gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Chậm nhất trước ngày 31/12 hàng năm: báo cáo kết quả thi tuyển và quyết định công nhận học viên trúng tuyển; đề nghị công nhận nghiên cứu sinh; quyết định công nhận đề tài và người hướng dẫn cho nghiên cứu sinh.

- Tháng 10 hàng năm: báo cáo thống kê học viên, nghiên cứu sinh và đề nghị chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh năm sau.

- Tháng 12 hàng năm, báo cáo về công tác đào tạo sau đại học của Học viện bao gồm:

1] Báo cáo tình hình đào tạo sau đại học năm:

* Tình hình biến động số lượng học viên, nghiên cứu sinh trong năm:

+ Số lượng đã tuyển từng năm của các khoá hiện đang theo học.

+ Số lượng tăng, giảm trong năm; lý do tăng giảm.

* Tình hình thay đổi đội ngũ hướng dẫn nghiên cứu sinh, lý do thay đổi.

* Tình hình thay đổi về chuyên ngành đào tạo:

+ Số chuyên ngành đã được phép đào tạo, mã số các chuyên ngành đó.

+ Số chuyên ngành không có học viên cao học, nghiên cứu sinh, mã số các chuyên ngành đó.

+ Số chuyên ngành mới được bổ sung hoặc cắt giảm, mã số các chuyên ngành đó.

* Tình hình đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất và thông tin cho đào tạo sau đại học của Học viện. Bình quân kinh phí được cấp cho mỗi học viên và nghiên cứu sinh.

* Đánh giá ưu, khuyết, nhược điểm, những khó khăn trở ngại làm ảnh hưởng đến công tác đào tạo sau đại học; kết quả thực hiện so với kế hoạch đề ra; kế hoạch thực hiện trong năm tới… Những đề nghị cụ thể nhằm thúc đẩy công tác đào tạo sau đại học của Học viện.

2] Tình hình học tập, nghiên cứu của học viên, nghiên cứu sinh.

* Số học viên, nghiên cứu sinh đã hoàn thành việc học tập các môn của chương trình đào tạo; số không đạt yêu cầu môn học.

* Tình hình thực hiện đề tài luận văn, luận án của học viên và nghiên cứu sinh. Bao nhiêu % đạt tiến độ kế hoạch đặt ra.

* Số học viên, nghiên cứu sinh phải kéo dài thời hạn học tập, nghiên cứu hoặc chuyển xuống học tập cùng khoá sau./.

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

   1. Quy định này áp dụng đối với đào tạo trình độ tiến sĩ và các khóa tuyển sinh trình độ thạc sĩ từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 tại Học viện Tài chính. Các quy định trước đây trái với Quy định này bị bãi bỏ.

  2. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu phát sinh các vướng mắc, đề nghị phản ánh cho Ban Giám đốc [qua Khoa Sau đại học] để kịp thời giải quyết./.

Video liên quan

Chủ Đề