Làm sao để lấy ráy tai khô cho bé

Ráy tai là các chất tự nhiên tiết ra từ những tuyến bã trong ống tai ngoài tạo nên giữ cho đôi tai của bé luôn khỏe mạnh. Các tuyến ceruminous trong tai tiết ra ráy tai như một cách để bẫy bụi bẩn, bụi, và các hạt khác có thể gây tổn hại màng nhĩ. Ráy tai có ở mọi độ tuổi, từ trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành.

Thông thường ráy tai nằm ở 1/3 phần ngoài của ống tai.Chúng có nhiều lợi ích như giúp điều hòa pH, diệt khuẩn, diệt nấm và bảo vệ môi trường bên trong tai khỏi thấm nước. Đây chính là một phần cơ chế để bảo vệ tai, vừa làm sạch vừa ngăn bụi, vi khuẩn tấn công vào sâu trong tai trẻ.

Phần lớn các trường hợp ống tai sẽ tự làm sạch nhờ động tác chuyển động của các tế bào chết và ráy tai sẽ di chuyển từ màng nhĩ ra ngoài. Trong khi đó, nhiều người lại nhầm tưởng rằng nó là một loại chất bẩn cần phải được vệ sinh hàng ngày hoặc hàng tuần.

Thông thường, khi ráy tai được tạo thành, chúng sẽ khô lại hoặc vón cục để di chuyển ra tai ngoài của bé. Đôi khi, tùy theo cơ địa của mỗi bé mà ráy tai nhiều hay ít, khô hay xốp và ráy ti tích tụ hanh hay chậm, có thể tự đẩy ra ngoài tai được hay không. Bé nhiều ráy tai cũng không có nghĩa là bé đang “ở dơ” đâu mẹ nhé!

Không tham khảo trước cách lấy ráy tai cho bé, mẹ có thể sẽ làm tổn thương cơ quan mỏng manh này

2. Nguy cơ viêm tai khi lấy ráy tai không đúng cách

Tai các bé rất nhỏ và mỏng manh, nếu mẹ lấy ráy tai cho bé không đúng cách sẽ vô tình làm trầy xước gây tổn thương cho tai của bé khiến cho ống tai bị viêm nhiễm. Hơn nữa, vì không nhìn rõ ráy tai nằm ở vị trí nào trong tai, mẹ thậm chí còn vô tình đẩy ráy tai vào sâu hơn, gây bít tắc ống tai, cản trở thính lực, nặng có thể làm tổn thương màng nhĩ hoặc tai giữa.

Có nhiều mẹ lại lạm dụng dụng cụ lấy ráy tai “thông minh” mà nhiều trang web quảng cáo rầm rộ. Dụng cụ này được xem như “bảo bối” giúp làm sạch bụi bẩn trong tai bé lại vừa an toàn dễ sử dụng nhưng thực tế, mẹ không thể chắc chắn về xuất xứ, chưa kể cách vệ sinh và bảo quản không đúng cách có thể khiến vi khuẩn sinh sôi, vô tình lại đưa vi khuẩn vào tai con.

Cách lấy ráy tai khô cứng an toàn, không đau

Ráy tai là chất tiết mỏng thường tích tụ trên da ống tai ngoài để bảo vệ tai, tuy nhiên, nếu ráy tai xuất hiện quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng nghe của tai, thậm chí có thể gây viêm nhiễm. Bạn đã biết cách lấy ráy tai khô cứng an toàn mà không đau chưa? Nếu chưa thì đừng quá lo lắng! Bài viết dưới đây của META.vn sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin, hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn. Hãy tham khảo nhé!

Cách lấy ráy tai khô

Để lấy ráy tai khô thì bạn không nên dùng tăm bông hay các dụng cụ ngoáy tai thông thường bởi có thể làm ảnh hưởng đến màng nhĩ. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để lấy ráy tai, cụ thể:

Phương pháp lấy ráy tai bằng nước muối

Nước muối là một trong những phương pháp làm sạch ráy tai nhanh chóng và an toàn được nhiều người áp dụng để làm sạch tai. Nó giúp làm mềm ráy tai tích tụ nhiều, khô và cứng, làm cho ráy tai dễ dàng bị đào thải ra bên ngoài ống tai.

Cách làm đơn giản như sau:

  • Hòa tan 1 thìa cà phê muối trắng với 500ml nước ấm.
  • Khuấy đều cho đến khi muối hòa tan hoàn toàn.
  • Dùng bông gòn ngâm vào trong dung dịch nước muối rồi ngửa tai về phía trần nhà và vắt một vài giọt vào tai.
  • Giữ nguyên đầu trong khoảng 5 phút.
  • Nghiêng đầu sang bên ngược lại để nước chảy ra ngoài.
  • Cuối cùng, bạn dùng khăn mềm sạch vệ sinh phần bên ngoài của tai.

Làm sạch ráy tai bằng nước ấm

Nước ấm sạch và tinh khiết là cách làm đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để làm sạch ráy tai tại nhà nhanh chóng. Bạn cần dùng nước đun sôi, để nguội để vệ sinh ráy tai, việc này giúp làm giảm nguy cơ các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào bên trong tai.

Cách làm đơn giản như sau:

  • Đun sôi 500ml nước lọc, để nguội bằng nhiệt độ phòng.
  • Dùng bông gòn thấm ướt nước.
  • Nghiêng đầu về phía sang một bên và vắt trực tiếp nước ở bông gòn vào bên trong tai.
  • Giữ nguyên đầu khoảng 5 phút thì nghiêng đầu sang hướng ngược lại để nước tự chảy ra ngoài tai.
  • Cuối cùng, bạn dùng khăn mềm để lau khô và vệ sinh sạch sẽ phần tai.

Lấy ráy tai bằng giấm trắng và cồn

Một trong những phương pháp làm sạch ráy tai hiệu quả được rất nhiều người truyền tai nhau đó chính là dùng giấm trắng và cồn. Giấm có tác dụng hòa tan ráy tai và ngăn ngừa sự tích tụ của các vi khuẩn bên trong tai còn cồn sẽ giúp làm khô các chất lỏng còn sót lại bên trong tai.

Cách thực hiện:

  • Trộn giấm trắng và cồn với tỷ lệ 1:1.
  • Dùng bông gòn nhúng vào dung dịch.
  • Nghiêng đầu sang một bên và vắt một vài giọt dung dịch vào tai.
  • Giữ nguyên tư thế khoảng 5 phút thì nghiêng đầu sang hướng ngược lại để hỗn hợp chảy ra ngoài cùng với ráy tai.
  • Dùng khăn mềm vệ sinh thật sạch phần ráy tai.

Lấy ráy tai bằng dầu oliu

Dầu oliu không chỉ là một nguyên liệu để nấu ăn mà nó còn có tác dụng giúp loại bỏ ráy tai một cách hiệu quả và an toàn. Khi dùng dầu oliu, bạn sẽ không cần phải lo về việc bị kích ứng hay khô tai bởi nó sẽ giúp tạo ra lớp màng bảo vệ trong tai.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Nghiêng đầu sang một bên và nhỏ 1 - 2 giọt dầu oliu ấm vào bên trong tai.
  • Dùng bông gòn bịt lỗ tai lại và giữ nguyên tư thế khoảng 10 phút.
  • Sau 10 phút thì bạn tháo bông gòn ra, nghiêng đầu sang bên ngược lại để dầu chảy ra.
  • Làm sạch phần dầu oliu chảy ra bằng khăn vải mềm.

Lấy ráy tai bằng dầu dừa

Dầu dừa cũng là một trong những chất kháng khuẩn tự nhiên và giúp làm giảm nguy cơ làm nhiễm trùng tai, có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại do sự tích tụ của ráy tai.

Cách thực hiện:

  • Nghiêng đầu sang một bên, dùng ống bơm bơm vài giọt dầu dừa vào ống tai.
  • Giữ nguyên đầu khoảng 5 phút thì nghiêng sang hướng ngược lại để dầu chảy ra ngoài.
  • Dùng khăn mềm vệ sinh lỗ tai sạch sẽ.

Lấy ráy tai bằng baking soda

Baking soda là một trong những phương pháp làm sạch ráy tai hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

Cách thực hiện như sau:

  • Hòa tan 1/4 thìa cà phê baking soda với 2 thìa cà phê nước, trộn đều.
  • Nghiêng đầu sang một bên rồi nhỏ 2 - 3 giọt hỗn hợp baking soda và nước vào.
  • Giữ nguyên đầu khoảng 10 phút thì dùng ống bơm bơm một ít nước ấm vào để làm sạch lại lỗ tai.
  • Nghiêng đầu sang bên ngược lại cho chất lỏng chảy ra.
  • Cuối cùng, bạn dùng khăn mềm vệ sinh thật sạch lại lỗ tai.

Lấy ráy tai bằng hydrogen peroxide

Hydrogen peroxide là một trong những phương pháp lấy ráy tai hiệu quả được nhiều người biết đến bởi nó giúp làm mềm, đẩy ráy tai ra ngoài và khử trùng ống tai sạch sẽ.

Cách thực hiện

  • Trộn nước và hydrogen peroxide theo tỷ lệ 1:1.
  • Nghiêng đầu sang một bên và dùng ống bơm bơm dung dịch vào tai.
  • Đợi khoảng 10 phút đến khi không còn nghe tiếng sủi nữa thì nghiêng đầu sang hướng ngược lại để hỗn hợp chảy ra ngoài.
  • Dùng khăn mềm vệ sinh thật sạch tai.

Lấy ráy tai bằng glycerin

Glycerin có tác dụng làm mềm và làm sạch ráy tai, vì thế sử dụng glycerin cũng là một cách lấy ráy tai mà bạn có thể áp dụng.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Nghiêng đầu sang một bên và dùng ống bơm nhỏ một vài giọt glycerin vào tai.
  • Giữ yên đầu trong khoảng 5 phút, dùng miếng bông gòn bịt lỗ tai lại.
  • Lấy bông gòn ra và nghiêng đầu sang hướng ngược lại để chất lỏng chảy ra ngoài.
  • Làm sạch bên ngoài tai bằng khăn vải mềm.

Một số lưu ý để giữ cho đôi tai luôn sạch sẽ

Để bảo vệ tai và vệ sinh tai đúng cách thì có một số lưu ý như sau:

  • Không sử dụng tăm bông hay các đồ vật sắc nhọn để ngoáy tai bởi chúng có thể khiến ráy tai rơi vào sâu hơn, lâu dần có thể hình thành nhưng cục ráy tai, khô cứng.
  • Không nên vệ sinh tai quá thường xuyên, bạn chỉ nên vệ sinh khoảng 2 - 3 lần/tháng.
  • Khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào bất thường liên quan đến tai, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Sau khi tắm, gội đầu xong, bạn hãy dùng khăn mềm sạch lau khô, không để tai dính nước.
  • Khi lấy ráy tai xong thì bạn cần vệ sinh thật sạch các dụng cụ bằng cồn y tế để vi khuẩn không sinh sôi.

Trên đây là cách lấy ráy tai khô, cứng an toàn mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. META.vn mong rằng đã giúp bạn nắm rõ các thông tin trên và rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

>> Tham khảo thêm:

  • Vệ sinh tai nghe đúng cách để bảo vệ đôi tai của bạn
  • Viêm nang lông có sử dụng máy triệt lông được không?
  • Những lưu ý để bảo vệ tai khi sử dụng tai nghe

Xem thêm: cách lấy ráy tai khô cứng, ráy tai ướt, cách lấy ráy tai khô cứng, cách lấy ráy tai

Video liên quan

Chủ Đề