Làm thế nào để bớt nghén khi mang thai năm 2024

Ốm nghén là tình trạng mẹ bầu cảm thấy buồn nôn trong những giai đoạn đầu của thai kỳ. Các cơn ốm nghén sẽ khiến mẹ bị chán ăn, mệt mỏi, khó chịu,... Tình trạng này thường sẽ kéo dài khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ. Khi gặp phải tình trạng này, mẹ bầu có thể áp dụng một số phương pháp dân gian để làm thuyên giảm tình trạng buồn nôn.

Mẹo dân gian chữa nghén mẹ bầu có thể áp dụng

Sử dụng gừng trị ốm nghén

Một mẹo dân gian chữa nghén được nhiều mẹ bầu áp dụng hiện nay là sử dụng gừng. Gừng sẽ giúp ngăn ngừa nôn mửa, giảm lượng axit có trong dạ dày và củng cố hệ tiêu hóa. Một số cách để trị ốm nghén như sau:

  • Dùng trực tiếp: Cắt 1-2 miếng gừng mỏng, cho vào miệng nhai và nuốt hoặc có thể uống thêm nước để dễ dàng nuốt hơn.
  • Kết hợp gừng với mật ong: Chuẩn bị vài củ gừng rửa sạch, xay gừng tươi rồi chắt lấy nước, sau đó pha với nước ấm và mật ong để uống. Để tình trạng này được cải thiện nhanh nhất, mẹ bầu nên uống vào mỗi sáng.
  • Uống trà gừng: Cho gừng vào sắc với nước khoảng 10 phút để gừng hòa với nước. Sau đó, lọc lấy nước và cho vài muỗng mật ong vào để uống cùng. Sự kết hợp giữa gừng và mật ong sẽ giúp làm ấm bụng và mẹ bầu sẽ bớt nghén hơn. Mẹ bầu nên uống 1-2 cốc trà gừng vào buổi sáng để nhanh hết nghén. Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng trà gừng pha sẵn thay vì dùng gừng tươi.
  • Ngậm kẹo gừng: Kẹo gừng sẽ giúp loại bỏ những mùi khó chịu khiến mẹ buồn nôn.

Tuy gừng có tác dụng giúp làm giảm hiện tượng ốm nghén nhưng gừng có tính nóng, mẹ không nên sử dụng quá nhiều. Việc sử dụng gừng vừa phải sẽ giúp mẹ đỡ buồn nôn hơn và không ảnh hưởng đến mẹ và bé.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/2_meo_dan_gian_chua_om_nghen_5f76c47210.jpg)

Gừng sẽ giúp ngăn ngừa nôn mửa, giảm lượng axit có trong dạ dày

Mẹo dân gian chữa nghén bằng chanh

Nước chanh có thể loại bỏ những mùi khó chịu khiến mẹ bầu bị buồn nôn, do đó, nó cũng có tác dụng giúp làm giảm ốm nghén. Vitamin C có trong quả chanh cũng rất tốt cho mẹ và bé. Một số cách sử dụng chanh để trị ốm nghén mẹ bầu như sau:

  • Cách 1: Pha nước chanh với nước và mật ong mỗi sáng để giảm bớt tình trạng buồn nôn.
  • Cách 2: Bên cạnh việc sử dụng nước chanh trực tiếp, mẹ có thể sử dụng các tinh dầu chanh. Mẹ bầu có thể sử dụng tinh dầu chanh để bôi vào khăn tay, ghé sát vào mũi để giảm bớt tình trạng buồn nôn.
  • Cách 3: Sử dụng vỏ chanh hoặc 1 quả chanh để ngửi mỗi khi thấy buồn nôn.

Nếu không có chanh thì mẹ bầu có thể sử dụng cam, bưởi để thay thế. Chúng có mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu, dễ ngửi, có thể xua tan những mùi khiến mẹ bầu khó chịu.

Uống nước theo khung giờ

Bổ sung nước để giảm ốm nghén là mẹo dân gian chữa nghén đơn giản nhưng lại hiệu quả. Để chữa buồn nôn nhờ nước, mẹ bầu cần phải uống nước đúng cách.

Khi uống nước, mẹ bầu nên uống vào buổi sáng và uống từng ngụm nhỏ, tránh gây áp lực cho dạ dày. Không nên uống nhiều nước vào cùng một lúc, nên chia ra từng khung giờ để bổ sung nước đúng cách và cải thiện tình trạng ốm nghén.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/me_bau_uong_nuoc_1_1_32bd457870.jpg)

Bổ sung nước để giảm ốm nghén là cách đơn giản nhưng lại hiệu quả

Mẹo dân gian chữa nghén bằng quả me

Nhờ vị chua ngọt của me có tác dụng trị ốm nghén cho mẹ bầu rất hiệu quả. Me cung cấp một lượng vitamin cần thiết cho cơ thể của mẹ và bé, do đó, mẹ bầu có thể ăn me hoặc một số sản phẩm từ me để khắc phục tình trạng ốm nghén khi mang thai.

Bổ sung kali từ chuối

Khi cơ thể mẹ bầu thiếu kali cũng là một nguyên nhân khá phổ biến gây ra tình trạng ốm nghén. Trong quả chuối có chứa rất nhiều kali cần thiết cho cơ thể, vị ngọt và chua nhẹ của chuối sẽ giúp mẹ giảm bớt tình trạng chán ăn. Mẹ có thể ăn chuối vào các bữa phụ để cải thiện tình trạng ốm nghén khi mang thai. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm một số loại thực phẩm giảm tình trạng ốm nghén cho mẹ bầu.

Lưu ý cho mẹ bầu bị ốm nghén

  • Bổ sung vi chất cho mẹ bầu: Khi cơ thể mẹ bầu thiếu chất sẽ khiến mẹ dễ mệt mỏi, chóng mặt và tình trạng nghén sẽ diễn ra tồi tệ hơn. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung sắt, DHA, canxi,... để cơ thể khỏe mạnh. Thời gian thích hợp để mẹ uống sắt và axit folic là giai đoạn 1-3 tháng mang thai. Nếu trong khoảng thời gian này, mẹ bầu chưa kịp bổ sung thì cần bổ sung ngay để thai nhi có đủ dinh dưỡng phát triển.
  • Chia nhỏ các bữa ăn: Tình trạng ốm nghén kéo dài khiến mẹ cảm thấy chán ăn, do đó, việc chia bữa ăn ra thành nhiều bữa nhỏ sẽ giúp giảm bớt áp lực khi ăn uống và mẹ bầu có đủ chất cho bé phát triển.
  • Chọn các thức ăn mềm, tiêu hóa dễ: Giúp mẹ bầu tiêu hóa tốt hơn, bớt khó chịu khi nôn mửa do ốm nghén.
  • Tránh ăn một số thực phẩm như dầu mỡ, thức ăn chứa chín, hải sản,... để tránh buồn nôn.
  • Tăng cường sức đề kháng, tập thể dục nhẹ nhàng cũng là một cách để giảm bớt tình trạng ốm nghén.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/van_dong_khi_mang_thai_7ec6b983b3.jpg)

Tăng cường sức đề kháng, tập thể dục nhẹ nhàng để giảm ốm nghén

Trên đây là 5 mẹo dân gian chữa nghén cũng như một số lưu ý khi mẹ ốm nghén. Hy vọng rằng với bài viết trên, mẹ bầu có thể chọn được một phương pháp dân gian để áp dụng và giảm nghén thành công.

Làm sao để mang thai không nghén?

Cách hạn chế cơn ốm nghén ở bà bầu Ăn những thực phẩm khô: bánh mì, bánh quy. Uống nhiều nước. Tránh xa các loại thực phẩm kích thích dạ dày như: chất béo, đồ chiên, đồ có mùi khó chịu. Tập thể dục đều đặn.nullNghén nặng quá, ăn gì cho đỡ? - Vinmecwww.vinmec.com › Tin tức › Thông tin sức khỏenull

Làm thế nào để không bị nghén khi mang thai?

Những cách giảm buồn nôn khi nghén.

Thử châm cứu hoặc bấm huyệt. ... .

Ngửi mùi chanh. ... .

Kiểm soát nhịp thở ... .

Bổ sung vitamin B6. ... .

Tránh thức ăn cay hoặc béo. ... .

Bổ sung protein. ... .

Tránh ăn nhiều một lúc. ... .

Tránh nằm ngay sau khi ăn..

Ăn gì để giảm nghén khi mang thai?

Để giảm nghén, mẹ có thử ăn những loại trái cây giúp giảm nghén sau:.

1.1. Cam. Nếu mẹ thắc mắc ăn gì để giảm ốm nghén thì cam là câu trả lời thích hợp. ... .

1.3. Nho. ... .

1.5. Khoai lang. ... .

1.7. Dứa. ... .

1.9. Ngũ cốc nguyên hạt. ... .

1.11. Sữa chua trái cây ít béo..

Mang thai tháng thứ mấy thì hết nghén?

Như đã đề cập ở trên, tuần thứ 9 và 10 của thai kỳ là khoảng thời gian các mẹ bầu ốm nghén nặng nhất. Sau khi trải qua thời điểm này thì các triệu chứng của ốm nghén sẽ giảm dần. Và thông thường, đến tuần thứ 14 tình trạng này sẽ hoàn toàn biến mất.nullCó thai bao lâu thì nghén? Nghén bao lâu thì hết? - Medlatecmedlatec.vn › co-thai-bao-lau-thi-nghen-nghen-bao-lau-thi-het-s74-n29474null