Làm thế nào để nhớ nhanh và lâu năm 2024

Theo các nhà nghiên cứu, não bộ có những giới hạn nhất định để tiếp nhận thông tin, xử lý và ghi nhớ những thông tin đó. Việc thúc ép não bộ phải ghi nhớ một lượng thông tin quá lớn trong thời gian ngắn sẽ không giúp bạn mang lại hiệu quả mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe.

Đặc biệt, các nhà khoa học cho biết, việc não bộ phải tiếp nhận thông tin quá 50 phút sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng và không tập trung để ghi nhớ những thông tin quan trọng sau đó. Vì vậy, một giải pháp lý tưởng cho bạn là hãy lập ra một kế hoạch cụ thể cho việc học tập và làm việc theo chiến lược flashcards, cứ 50 phút tiếp nhận thông tin thì nghỉ giải lao 10 phút. Trong khoảng 10 phút này, bạn có thể thư giãn và chắt lọc những thông tin quan trọng để ghi nhớ và sẵn sàng tiếp nhận lượng thông tin kế tiếp.

2. Quy tắc 80/20

Nguyên tắc Pareto 80/20 đã được phát triển bởi nhà kinh tế học người Ý Vilfredo Pareto cũng là một phương pháp hiệu quả giúp bạn dễ dàng ghi nhớ được nhiều thông tin trong cùng một lúc.

Ngày nay, chuyên gia về năng suất Tim Ferriss đã phổ biến cách tiếp cận hiện đại đối với quy tắc này để giúp mọi người ghi nhớ nhanh hơn. Ông cho biết, trước tiên, bạn nên tập trung vào 20% quan trọng nhất của những gì bạn đang cố gắng tìm hiểu, mà thực chất lượng thông tin đó sẽ bao gồm 80% những gì còn lại bạn cần biết.

Ví dụ, trong lĩnh vực kinh doanh, bạn chỉ cần tự đặt ra cho bản thân câu hỏi: Các yếu tố quan trọng để mang lại lợi tức đầu tư lớn nhất là gì (20% của vấn đề)? Từ đó, bạn sẽ bắt đầu khai thác những thông tin sâu hơn (80% thông tin còn lại) để tránh lãng phí thời gian vào những yếu tố không cần thiết.

Làm thế nào để nhớ nhanh và lâu năm 2024

3. Tránh não bộ phải suy nghĩ nhiều vấn đề cùng một lúc

Não bộ của con người cũng giống như một chiếc máy tính. Khi bạn mở quá nhiều tab trong trình duyệt, chúng sẽ làm chậm tốc độ xử lý của máy tính. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, giải quyết cùng 1 lúc quá nhiều vấn đề sẽ khiến não bộ dễ bị phân tâm và giảm chất lượng trong công việc.

Bên cạnh đó, việc đa nhiệm trong quá trình học tập và làm việc sẽ làm ức chế các hoạt động của não bộ và gây ra sự căng thẳng cho con người. Vì vậy, bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong quá trình não bộ tiếp nhận thông tin.

4. Thay đổi phương pháp và tư duy tiếp cận vấn đề

Một trong những kĩ năng quan trọng để tăng cường năng suất học tập chính là việc làm mới cách tiếp cận và củng cố liên tục các kiến thức cần ghi nhớ. Nếu bạn thường xuyên đưa ra những sự thay đổi và các cách tóm gọn thông tin khác nhau sẽ giúp cho não bộ ghi nhớ nhanh và lâu hơn.

Vì vậy, bạn hãy suy nghĩ về việc thay đổi phương pháp học tập và tư duy tiếp cận vấn đề chẳng hạn như viết ra giấy, nhắc nhở trên điện thoại hoặc chỉ ra những đặc điểm đặc trưng của mỗi vấn đề.

5. Học hỏi kinh nghiệm từ những bậc thầy và người thành công

Mỗi người sẽ có những phương pháp học tập, cách làm việc và kĩ năng ghi nhớ vấn đề khác nhau. Việc được lắng nghe và học hỏi những kinh nghiệm quý báu của những người thành công chính là một bài học vô giá.

Bạn có thể tìm hiểu và hỏi những người xung quanh bạn về cách mà họ áp dụng để ghi nhớ các vấn đề trong cuộc sống. Sau đó, bạn có thể áp dụng những phương pháp này và tìm kiếm ra một cách hiệu quả nhất giúp bạn dễ dàng ghi nhớ.

6. Ghi chép lại những thông tin quan trọng

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton và UCLA chỉ ra rằng phương pháp ghi chép bằng tay sẽ giúp não bộ tăng cường việc lắng nghe và khả năng xác định các khái niệm quan trọng hơn.

Bởi khi phải tiếp nhận quá nhiều thông tin, con người thường có xu hướng chắt lọc và ghi lại những kiến thức quan trọng nhất bằng những câu hoặc từ khóa ngắn. Đặc biệt, khi bạn cần tìm hiểu lại với những thông tin ngắn gọn này bạn sẽ buộc não bộ phải nhớ lại và từ đó khắc sâu hơn kiến thức.

7. Luôn sẵn sàng tâm lý: Học là một quá trình dài

Để tìm kiếm một sự thành công bền vững, bạn hãy luôn xác định tư tưởng rằng, học là cả một quá trình dài lao động của trí não. Sự cố gắng kiên trì và chắt lọc thông tin hàng ngày sẽ giúp bạn ghi nhớ được một lượng kiến thức sâu rộng hơn.

Như Steve Jobs từng nói: "Điểm khác biệt lớn nhất của người thành công và kẻ thất bại chính là sự kiên trì thuần túy. Hãy nhớ rằng, học không phải là một quá trình nước rút mà đó là cả một cuộc hành trình marathon đường dài. Vì vậy, những người kiên trì và vượt qua được trong khoảng thời gian này sẽ là những người thành công cuối cùng”.

Không ngừng trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết sẽ giúp bạn thích nghi nhanh với sự thay đổi của thị trường để tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu “đường cong lãng quên Ebbinghaus” cho thấy rằng khi học được một điều mới, bạn có thể bắt đầu quên nội dung vừa học chỉ trong 20 phút. Và bạn sẽ quên khoảng 90% những gì đã học trong tháng đầu tiên. Vì vậy, việc học như thế nào để kiến thức lưu lại trong bộ nhớ lâu dài là cực kỳ quan trọng.

Dưới đây là một số mẹo mà bạn có thể tận dụng “Đường cong lãng quên” để học nhanh hơn và lưu giữ kiến thức lâu hơn trong tâm trí.

.

1. GHI NHỚ GIÃN CÁCH

Phương pháp này có nghĩa là chúng ta nên học trong những khoảng thời gian ngắn và nghỉ giải lao để làm mới bộ não thay vì học liên tục trong một thời gian dài. Cách học này cho phép bộ não của chúng ta có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục.

Vì thế, bạn nên dành khoảng 50 phút hoặc ít hơn để học một nội dung mới cho mỗi phiên học. Nếu dành nhiều hơn 50 phút để học liên tục thì khả năng hấp thụ nội dung của bộ não sẽ kém hiệu quả hơn. Bạn cần phải dừng lại khoảng 5 hoặc 10 phút cho việc giải lao trước khi bắt đầu tiếp tục phiên học tiếp theo.

.

2. LẶP LẠI NGẮT QUÃNG

Những gì chúng ta học được không nhất thiết hoàn toàn biến mất sau một thời gian dài mà nó chỉ trở nên ít truy cập hơn. Một số phần của những gì bạn học vẫn được lưu lại ở một khía cạnh nào đó. Minh chứng cho thấy là với cùng một nội dung kiến thức, lần học thứ hai yêu sẽ cần ít thời gian ghi nhớ đáng kể so với lần học đầu tiên.

Lặp lại ngắt quãng là phương pháp được hình thành dựa trên yếu tố này. Khi học một điều gì đó mới, bạn cần phải lấy lại nó từ bộ nhớ nhiều lần để thông tin lưu lại trong bộ nhớ lâu hơn. Theo đó, bạn phải học một thông tin nhiều lần và điều quan trọng là tăng khoảng thời gian giữa các lần học. Giống như cách mà chúng ta luyện tập cho cơ bắp vậy.

Ví dụ, nếu bạn chỉ có một thời gian ngắn để chuẩn bị cho bài thuyết trình, bạn nên xem qua kịch bản một lần, nghỉ giải lao năm phút, và sau đó xem lại lần nữa. Lặp lại ngắt quãng như vậy nhiều lần sẽ giúp bạn nhớ được nhiều nội dung hơn.

.

3. TỰ ĐẶT CÂU HỎI CHO BẢN THÂN

Cách tốt nhất để học không phải là đọc lại mà là tự hỏi bản thân về nội dung đã học. Phương pháp này là sau khi học một điều gì đó, bạn tự đặt câu hỏi cho bản thân, trả lời sai và xem lại. Lần tới, khi gặp lại kiến thức này, bạn sẽ lập tức nhớ lại sai lầm lúc trước của mình và đưa ra đáp án đúng.

Quên đi kiến thức là một phần mà chúng ta luôn mắc phải. Bằng cách lặp lại chuỗi hành động này, tự hỏi bản thân và củng cố lại kiến thức bộ não của bạn sẽ được tập luyện nhuần nhuyễn như việc cơ bắp của bạn được tập thể dục. Tầm quan trọng của thông tin đó sẽ được tăng lên và bạn sẽ ghi nhớ nó lâu hơn.

.

Mỗi một kiến thức mà chúng ta học được hôm nay sẽ mang đến sự phát triển cho bản thân trong tương lai. Hãy học tập một cách thông minh và bạn sẽ làm chủ tương lai của mình.

Help improve contributions

Mark contributions as unhelpful if you find them irrelevant or not valuable to the article. This feedback is private to you and won’t be shared publicly.