Làm thế nào để phát huy giá trị của ca dao

Tục ngữ ca dao là những di sản văn hóa quý báu, là sự kết tinh, là tri thức trí tuệ dân gian, được đúc kết từ đời này sang đời khác. Ca dao Việt Nam chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc như những hạt ngọc lấp lánh trong kho báu dân gian. Tuy nhiên, có một định kiến rằng dường như những gì thuộc về vốn cổ truyền thống là không hiện đại và cũng vì thế, ca dao có vẻ không phù hợp với đời sống hội nhập quốc tế hiện đại ngày nay.

Vậy làm gì để ca dao tục ngữ tiếp tục tỏa sáng trong đời sống đương đại? Làm thế nào để sáng tạo mang thêm những giá trị thời đại trong ca dao tục ngữ mà không mất đi những giá trị văn hóa hồn cốt?

Sáng tạo làm mới ca dao qua dự án "In ca dao we trust".

Giới trẻ có thờ ơ với ca dao?

Kết quả một cuộc khảo sát nho nhỏ của VOV2 thực hiện đối với lứa tuổi học sinh, sinh viên rằng có thích ca dao không? Câu trả lời nhận được khiến chúng ta phải suy nghĩ:

“Ngày trước cũng được học, nhưng mà giờ thì chẳng nhớ được câu nào cả. Thực sự em không thích ca dao, nó cứ cổ cổ thế nào ấy”.

“Em không thuộc câu ca dao nào cả, thuộc ca dao chỉ có người già thôi, chứ trẻ như bọn em mà thuộc ca dao có mà... người âm lịch”.

“Em thì cũng thích ca dao chút chút, nhưng mà thực sự là chỉ để làm văn thôi, chứ còn ứng dụng trong cuộc sống thì em cũng không biết thế nào.  Với cả để mà người trẻ đọc ca dao nó cứ ngường ngượng thế nào ấy”.

Tuy nhiên, theo đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, người sáng lập dự án “In ca dao We trust” chúng ta không nên thấy đó là điều bi quan, bởi thực tế  các bạn trẻ đã dự phần rất nhiều vào các công cuộc sáng tạo nói chung và mang thêm những giá trị mới cho ca dao nói riêng. Ví dụ gần đây đã có trào lưu “chế ca dao” hay đưa ca dao vào trong các tác phẩm nghệ thuật như Rap đã tạo những hiệu ứng tích cực.

“Đúng là trước khi tôi làm các chương trình, dự án có liên quan đến vốn cổ, trong đó có ca dao thì tôi cũng có suy nghĩ khá là giống với các bạn trong phần khảo sát của VOV2. Tôi cũng định kiến và có sự nghi ngờ như vậy, bởi vì tôi nhận ra rằng là tôi cũng không còn dùng ca dao tục ngữ trong đời sống hàng ngày nữa. Thế nhưng, khi thực sự làm việc cùng với các bạn trẻ thì tôi đã có suy nghĩ rất khác. Chính họ đã truyền cảm hứng cho tôi khi mà họ thực hành dựa trên vốn văn hóa cổ. Những bài Rap bùng nổ và tôi thấy thanh niên Rap hàng ngày những câu như thế ở ven đường, ở quán nước, quán cà phê... Và tôi thấy cách mà các bạn sử dụng ca dao tục ngữ trong đời sống nó đã có một sự cuốn hút hơn rất nhiều” – Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp đầy lạc quan.

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp trò chuyện cùng VOV2 tại phòng thu

Có nên làm mới ca dao?

Thế nhưng, liệu ca dao có lạc hậu và có nhất thiết phải làm mới trong đời sống đương đại hay không? Đó là một câu hỏi còn khá nhiều quan điểm khác nhau của giới chuyên môn.

Nhà văn, nhà báo Phong Điệp cho rằng: “Chúng ta đều biết ca dao là tài sản dân gian mà cha ông ta để lại, truyền miệng từ đời này qua đời khác. Kho tàng ấy nếu không có sự bổ sung, làm mới thì sẽ dần mai một. Chúng ta hoàn toàn có thể sáng tạo ca dao trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên, việc sáng tạo không thể tùy tiện mà đòi hỏi sự tinh túy, chọn lọc”.

TS Vũ Dương Thúy Ngà, nguyên Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL cũng đồng tình rằng cần phải sáng tạo ca dao một cách có chọn lọc: “Chúng ta cần lưu ý là chỉ sáng tạo và làm mới đối với những câu tục ngữ ca dao mang những tư tưởng, những kinh nghiệm không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại nữa. Dĩ nhiên, đối với những câu tục ngữ ca dao đã có giá trị vĩnh hằng thì chúng ta nên có những hình thức phổ biến rộng rãi”.

Vậy sáng tạo và làm mới như thế nào để ca dao có sức sống trong đời sống đương đại nhưng không mất đi hồn cốt?

Theo đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, đây là một câu hỏi vô cùng khó, nhưng không có cách nào khác là chúng ta phải “thử làm”.

“Đấy là lý do vì sao tôi bắt tay vào việc triển khai các dự án về bảo tồn và phát huy và giá trị của di sản văn hóa nói chung và ca dao nói riêng. Tôi nghĩ không phải tôi là người đầu tiên làm việc này, chắc chắn có rất nhiều người đã làm. Chúng ta đã có kho báu trong tay rồi thì dù có lo lắng nhưng cũng vẫn phải nghĩ cách để mà làm cho nó “sinh lời” chứ? Không lẽ cứ để đấy, nó sẽ hao hụt đi. Chúng ta phải thử” - Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp nhấn mạnh. 

In ca dao We trust

Và một “phép thử” của đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, đó là thực hiện chương trình mang tên “In ca dao We trust”. Đây là một dự án của Trung tâm sản xuất và sáng tạo Ơ Kìa Hà Nội, kết hợp cùng tổ chức Wise [Sáng kiến hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh], nằm trong khuôn khổ dự án Investing in Women của chính phủ Úc, với mong muốn truyền tải và củng cố nhận thức về bất bình đẳng giới trong xã hội, cũng như làm đẹp thêm và phong phú thêm kho tàng ca dao tục ngữ bằng những thông điệp ý nghĩa.

Dự án sẽ tiến hành trong khoảng một năm, trong đó đáng chú ý là cuộc thi sáng tác ca dao với nhiều hình thức, cách tiếp cận mới với giới trẻ, đặc biệt là trên mạng xã hội facebook với từ khóa incadaowetrust. Mục tiêu của dự án là đem ca dao, đem tinh thần dân gian vào cuộc sống đương đại thông qua việc sáng tạo ra các câu ca dao tục ngữ mới, sáng tạo các bức tranh cổ động và làm phim để nâng cao nhận thức rất đương đại ngày hôm nay, đó là nhận thức về bình đẳng giới.

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cho hay: “Qua phép thử với “In ca dao We trust” đã mang lại những hiệu ứng không ngờ, giới trẻ đã có những sáng tạo không ngừng nghỉ, nghệ thuật không còn biên giới một cách cố định nữa. Ca dao, tục ngữ đã đi vào đời sống không phải chỉ bằng những câu nói mà mọi người nói ra, hoặc là được viết ra nữa. Nó đã được sử dụng một cách cực kỳ điệu nghệ trong rất nhiều các loại hình khác nhau, từ âm nhạc, điện ảnh, nhiếp ảnh đến cả đồ họa. Và nó đã tạo ra môi trường sống mới cho ca dao”.

Một trong những bài ca dao dự thi trong khuôn khổ dự án "In ca dao we trust".

Dù có trải qua những thăng trầm của lịch sử, những biến động của xã hội nhưng ca dao bằng cách này hay cách khác vẫn luôn có vị trí nhất định trong đời sống. Cách giáo dục chân thực, hỏm hỉnh bằng ca dao tục ngữ của cha ông ta đã tạo nên đời sống vật chất và tinh thần phong phú.

Trước đây, ca dao tục ngữ chủ yếu được truyền khẩu và ngày nay, với những ứng dụng của công nghệ được lưu truyền và lan tỏa dưới nhiều hình thức. Với nỗ lực của những người tâm huyết, cộng với sức sáng tạo của giới trẻ ngày nay, ca dao đã "khoác lên mình" những giá trị mới để như mạch nguồn, nhựa sống, nuôi dưỡng tâm hồn các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau./.

được biên tập bởi Thích Nhật Từ

Giới thiệu về cuốn sách này

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Giải Trí > Dân Gian >

MỤC LỤCNội dungTrang1. Mở đầu21.1. Lí do chọn đề tài1.2. Mục đích nghiên cứu1.3. Đối tượng nghiên cứu1.4. Phương pháp nghiên cứu2342. Nội dung của sáng kiến452.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.52.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh6nghiệm.2.3. Một số giải pháp để giải quyết vấn đề72.3.1. Nâng cao nhận thức về ca dao72.3.2. Nâng cao nhận thức về tục ngữ102.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động18giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.193. Kết luận, kiến nghị3.1. Kết luận193.2. Đề nghị19LỜI CAM KẾT20TÀI LIỆU THAM KHẢO2111. MỞ ĐẦU1.1. Lí do chọn đề tài.Thường Xuân là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa.Đây là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Thanh và cũng “là một trong khôngnhiều địa phương trên đất nước ta được xác định là nơi có mặt con người ngaytừ buổi bình minh” . Trong quá trình đấu tranh dựng bản lập mường, đồng bàocác dân tộc đã đoàn kết, gắn bó với nhau tạo nên bề dày truyền thống lịch sử vănhóa, lưu giữ những nét độc đáo với những lễ hội, phong tục tập quán, trò chơi,điệu múa, tiếng nói, chữ viết … rất đặc sắc.Thường Xuân có 3 dân tộc chủ yếu sinh sống, trong đó, dân tộc Tháichiếm số lượng lớn nhất. Người Thái sinh sống và giao tiếp với nhau chủ yếubằng ngôn ngữ Thái [tiếng Thái]. Tiếng Thái đơn thuần là những từ đơn âm tiếtvà có cấu trúc khá giống tiếng Việt. Tiếng Thái có 5 thanh điệu: thanh cao, thanhthấp, thanh không, thanh luyến lên, thanh luyến xuống. Chính nhờ có thanhluyến đã khiến cho tiếng Thái trở nên giàu ngữ điệu, lên bổng xuống trầm uyểnchuyển, ấn tượng, dễ nghe và lôi cuốn.Cùng với tiếng nói, chữ viết đóng một vai trò quan trọng trong quá trìnhphát triển của loài người. Khi có chữ viết, người Thái đã lưu giữ được nhiều disản văn hóa của cha ông. Ngôn ngữ Thái rất phong phú, phản ánh được mọi biểuhiện của hiện thực khách quan và thế giới chủ quan [tư tưởng, tình cảm] của conngười. Theo cộng đồng dân tộc Thái thì có văn hóa nghĩa là biết nói, biết viết, sửdụng thành ngữ, ngạn ngữ, tục ngữ, dân ca hợp ngữ cảnh và ngược lại. Bởi họcho rằng: “ngôn ngữ là sự gạn lọc tinh khiết của tư duy”.Văn bản chữ Thái cô2Có ngôn ngữ, văn tự riêng nên người Thái đã xây dựng được một nền văn hóamang đậm bản sắc của riêng mình. Có thể coi đây là sự tổng kết quá trình tư duyvề tự nhiên, xã hội bằng hình tượng của nghệ thuật ngôn từ.Văn học dân gian [sau đây viết tắt là VHDG] dân tộc Thái cấu tạo thànhba nhóm cơ bản:Thứ nhất: Các câu truyện thần thoại, phản ánh về bức tranh lịch sử hìnhthành bản mường, trời đất, vũ trụ, con người của dân tộc Thái từ thuở sơ khai.Thứ hai: Các câu truyện cổ tích thường có nội dung về cuộc đấu tranhgiữa những kẻ có quyền thế, ngồi mát ăn bát vàng và người lao động thấp cổ béhọng... Và kết quả bao giờ cũng khẳng định sự toàn thắng của yếu tố thiện vàngười lao động chăm chỉ.Thứ ba: Thành ngữ, ngạn ngữ, tục ngữ và ca dao, dân ca. Chính nhờ sựphát triển của các thể loại này mà ngôn ngữ Thái mới thoát khỏi lớp từ vựng cơbản để vươn tới tri thức văn học.Cũng như kho tàng văn hóa các dân tộc khác, tục ngữ, ca dao của dân tộcThái là một kho kinh nghiệm về lao động sản xuất, về các hiện tượng tự nhiênvà về đời sống tinh thần của con người. Qua đó, thể hiện thế giới quan, nhânsinh quan, tư tưởng, tình cảm của người lao động Thái trên các bản mường. Nhàthơ Xuân Diệu từng nói: "Trong những câu ca dao tự nghìn đời tổ tiên để lại ...như có đất có nước, như có cát, có biển, như có mồ hôi người...". Khi ta sốngvới cao dao thì một tên đất, tên làng, tên một thổ nghi [đặc sản], một nét cảnhvật, một thoáng lịch sử, một điệu tâm hồn người đọc gợi lên trong đó cũng layđộng đến niềm yêu thương gắn bó với quê hương, xứ sở, đồng bào. Bởi vì cadao, tục ngữ chính là đời sống tâm tư tình cảm của nhân dân lao động các miền,các vùng, các địa phương được đúc kết từ nghìn đời nay. Chính vì thế, so sánhtục ngữ, ca dao của người Thái với người Kinh, chúng ta sẽ tìm thấy ở đó có sựtương đồng thú vị. Việc so sánh không chỉ giúp ta hiểu được đời sống tâm hồn,tình cảm và quá trình lao động sản xuất của người dân lao động Thái và Kinhmà còn cho ta thấy sự giống và khác nhau về nếp sống, nếp nghĩ, phong tục tậpquán, văn hóa… của hai dân tộc. Từ đó, có những phân tích, đánh giá và đặt ranhững vấn đề cần lý giải. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài Nângcao ý thức giữ gìn, phát huy giá trị ca dao, tục ngữ dân tộc Thái cho học sinhtrường THPT Thường Xuân 2 qua cái nhìn so sánh.Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài, bài viết này xin chỉ trình bày nhữngkết quả bước đầu của việc so sánh. Cụ thể là tìm hiểu những nét tương đồng vềnội dung giữa tục ngữ, thành ngữ dân tộc Thái và thành ngữ, tục ngữ dân tộcKinh. Từ đó, hình thành nên một tư duy nhận thức mới cho học sinh về kho tàngca dao, tục ngữ, thành ngữ đặc sắc của dân tộc mình, góp phần lưu giữ, duy trì,bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa tinh thần quý báu cho các thế hệ maisau.1.2. Mục đích nghiên cứu.Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua so sánh giữa thành ngữ, tụcngữ của dân tộc Thái và thành ngữ, tục ngữ của dân dộc Kinh, giúp học sinh3nhận rõ sự tương đồng trong suy nghĩ, nhận thức, khám phá thế giới tự nhiên, xãhội, con người của hai dân tộc. Đồng thời, các em sẽ thấy nét độc đáo, đặc sắc,sự phong phú, giàu có của văn hóa, văn học dân tộc Thái. Từ đó, có ý thức giữgìn, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tinh thần quý giá của dân tộc mình.1.3. Đối tượng nghiên cứu:Trong phạm vi một đề tài nhỏ, tôi chỉ xin được tập trung vào vấn đề: so sánhphạm vi ca dao, tục ngữ của dân tộc Thái và dân tộc Kinh cho học sinh THPTThường Xuân 2 để nâng cao nhận thức của học sinh trong việc giữ gìn, phát huybản sắc văn hóa dân tộc mình.1.4. Phương pháp nghiên cứu:Để thực hiện thành công đề tài, tôi có sử dụng một số phương pháp sau:- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu- Phương pháp khảo sát, điều tra thực tế, thu thập thông tin42. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.Tục ngữ, ca dao của dân tộc Thái rất phong phú, phản ánh nhiều phươngdiện trong cuộc sống, thể hiện một cách sâu sắc vẻ đẹp trong tâm hồn và trí tuệcủa đồng bào Thái.Nội dung và nghệ thuật của tục ngữ, ca dao Thái có nhiều điểm tươngđồng, gần gũi với tục ngữ, ca dao của người Việt nhưng vẫn có những nét riêngtrong cách nghĩ, cách nói, thể hiện ở lối diễn đạt mộc mạc, nôm na, hình ảnh sosánh cụ thể, sinh động và không kém phần thú vị [sông Mã cạn bằng đĩa, sôngChu cạn bằng đũa, sông gác lên mái núi, nước tràn vào mây, bông lúa tựa đuôichuột...].Cũng như các thể loại VHDG khác tồn tại gắn với sinh hoạt văn hóa củacộng đồng, tục ngữ của người Thái được vận dụng trong lời nói hàng ngày, vừacụ thể, sinh động, vừa mang tính trí tuệ và triết lý. Ca dao, dân ca có mặt tronglời ru, diễn xướng, lễ hội, trong các lối hát đối đáp, giao duyên với nhiều đề tàivà nội dung phong phú.Tục ngữ, ca dao nói riêng, VHDG của đồng bào Thái nói chung đều là tàisản tinh thần quý báu trong kho tàng VHDG của các dân tộc anh em trên đấtnước Việt Nam. Để giữ gìn, bảo vệ vốn quý đó, chúng ta cần tích cực sưu tầm,học hỏi những thế hệ đi trước, tìm hiểu những cái hay cái đẹp cả về nội dung vàhình thức nghệ thuật, làm cho giá trị của chúng được lưu giữ, vận dụng và phổbiến rộng rãi trong đời sống tinh thần của cộng đồng, góp phần tạo nên bản sắcriêng của mỗi dân tộc.Trong Nghị quyết TW9 khóa XI về Xây dựng và phát triển văn hóa, conngười Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Đảng và Nhànước ta đã khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu,động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa được đặt ngang hàng với kinhtế, chính trị, xã hội. Việt Nam cần phải xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc, thống nhất trong sự đa dạng. Phải xây dựng nền văn hóa và conngười mới phát triển toàn diện, mang đặc trưng nền văn minh con Lạc cháuHồng, tạo nền tảng để năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp phát triển.Như vậy, phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựngcon người để phát triển văn hóa với những đặc tính cần thiết của nó là quanđiểm chỉ đạo đúng đắn, mạnh mẽ, quyết liệt của Đảng ta trong những năm gầnđây. Do đó, việc tuyên truyền, giáo dục sâu rộng cho học sinh hiểu biết, nắmvững những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc là hết sức cần thiết; đặc biệt lànhững giá trị văn hóa đặc sắc đó lại vô cùng quan trọng trong việc hình thành vàphát triển nhân cách của thế hệ trẻ.Với học sinh miền núi như học sinh trường THPT Thường Xuân 2, đại đasố là con em dân tộc Thái. Đó là một điều kiện thuận lợi cho việc sưu tầm, họctập, phát huy giá trị bản sắc của ca dao, tục ngữ nói riêng và VHDG nói chung.Tuy nhiên, để làm được điều này cũng không phải là điều dễ dàng. Vì thời lượngdành cho việc học ca dao, tục ngữ dân gian Thái không có trong chương trình5THPT. Chỉ khi lồng ghép vào trong các tiết học VHDG Việt Nam hoặc có buổingoại khóa riêng biệt để học sinh tìm hiểu, sưu tầm, liên hệ, so sánh, đối chiếuthì học sinh mới có cơ hội nắm bắt những thành tựu đặc sắc của văn học dân tộcmình. Khi học sinh xác định đúng đắn ý nghĩa và trách nhiệm của bản thân trongviệc bảo tồn, gìn giữ, xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc ở thời đại hiện nay thìđồng nghĩa với việc giáo viên đã góp phần nâng cao sự hiểu biết của các em vềgiá trị văn hóa, bản sắc văn hóa của dân tộc mình.2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.2.2.1. Thực trạng khách quan:Hiện nay, công tác bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa còn nhiều bất cập.Nguy cơ thất truyền, mai một của nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể vàsự xuống cấp của các di tích lịch sử vẫn còn ở mức báo động... Trong khi cuộcsống xã hội ngày càng sôi động thì không gian dành cho các loại hình văn hóatruyền thống ngày càng bị thu hẹp hoặc bị thay đổi. Giới trẻ hiện nay số đôngkhông hiểu hết giá trị của các di sản văn hóa; có xu hướng ưa chuộng nhữnghình thức nghệ thuật mới, hiện đại, ít quan tâm tìm hiểu cái hay, cái đẹp củanghệ thuật dân tộc. Bởi vậy, trường học, nhất là các trường miền núi, việc giúpcho học sinh được tiếp xúc với văn hóa, VHDG của dân tộc mình là điều hết sứccần thiết và điều đó hoàn toàn có thể làm được.Khung chương trình THPT [cụ thể là chương trình lớp 10] dành choVHDG tương đối nhiều tiết nhưng lại không có tiết nào dành cho ca dao, tụcngữ các dân tộc. Trong chương trình có một số đoạn trích học về VHDG các dântộc, đó là trích đoạn Chiến thắng Mtao Mxây [sử thi Đăm Săn], đoạn trích Lờitiễn dặn [Truyện thơ Xống chụ xon xao – Tiễn dặn người yêu]. Nếu muốn giớithiệu đến học sinh những giá trị độc đáo của ca dao, tục ngữ dân tộc mình thì chỉcó thể lồng ghép vào trong các tiết học đó hoặc tổ chức một buổi ngoại khóariêng để thực hiện.2.2.2. Thực trạng chủ quan:Như trên đã nói, đại đa số học sinh trường THPT Thường Xuân 2 là họcsinh dân tộc Thái. Nhưng các em lại không được tìm hiểu về kho tàng ca dao,tục ngữ phong phú, độc đáo của dân tộc mình trong chương trình THPT. Họcsinh hầu như không biết đến tên các tác phẩm văn học dân gian của dân tộcmình cũng như tên các nhà sưu tầm, biên soạn mặc dù họ đang sinh sống và làmviệc tại địa phương. Hơn nữa, việc nhận thức rõ khái niệm văn hóa và các giá trịcơ bản của văn hóa với những biểu hiện cụ thể trên các phương diện cụ thể củanó không phải là điều dễ dàng. Bởi vì, các em ít được tiếp xúc với các giá trị vănhóa hoặc có tiếp xúc nhưng chưa nhận diện được bản chất giá trị của nó.Để góp phần khắc phục thực trạng trên, đồng thời, nhằm giúp các em cóđược ít nhiều vốn hiểu biết về văn học dân gian của dân tộc mình [dân tộc Thái],cụ thể là ca dao, tục ngữ, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài Nâng cao ý thức giữ gìn,phát huy giá trị ca dao, tục ngữ dân tộc Thái cho học sinh trường THPTThường Xuân 2 qua cái nhìn so sánh.62.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.Phần thực trạng, đã khẳng định: việc giúp cho học sinh được tiếp xúc vớivăn hóa, văn học dân gian của dân tộc mình [dân tộc Thái] là điều hết sức cầnthiết. Và thiết nghĩ, điều đó hoàn toàn có thể làm được. Bản thân tôi là ngườidân tộc Thái, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương Quế Ngọc ChâuThường. Tôi yêu quê hương mình, tôi tự hào về các giá trị văn hóa của dân tộcmình, trong đó có giá trị đặc sắc của văn học dân gian. Vì lòng đam mê, vì ýthức giữ gìn giá trị văn hóa dân tộc, tôi đã tham gia học lớp chữ Thái tại Trungtâm giáo dục Thường Xuyên huyện Thường Xuân và đạt loại Giỏi. Trong suốtkhóa học, bản thân tôi không những biết, hiểu về chữ viết dân tộc mình mà cònhọc được rất, rất nhiều điều thú vị từ ca dao, tục ngữ và các thể loại VHDG kháccủa dân tộc Thái. Chính điều đó đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài này với hi vọngcung cấp cho học sinh của mình một vốn tri thức cần thiết về ca dao, tục ngữ củadân tộc mình. Từ đó, giáo dục ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa đặcsắc của dân tộc cho các em.Với ý thức đó, tôi đã tìm hiểu, sưu tầm được một khối lượng ca dao, tụcngữ dân tộc Thái tương đối lớn. Từ đó, khảo sát cả ca dao, tục ngữ dân tộc Kinhđể học sinh có cái nhìn đối chiếu. Từ cái nhìn so sánh, học sinh sẽ nhận diệnđược sự giống và khác nhau về cách cảm, cách nghĩ, cách khám phá thế giới tựnhiên, xã hội, con người… giữa hai dân tộc này.Trong quá trình lao động sản xuất và giao tiếp ứng xử, người Thái quanhiều thế hệ đã tích lũy kinh nghiệm, tạo nên một nguồn tri thức phong phú, đólà những câu tục ngữ, ca dao.Đi sâu tìm hiểu ca dao, tục ngữ của người Thái với người Kinh, chúng tathấy có nhiều nét tương đồng. Sự tương đồng được thể hiện ở nhiều lĩnh vực: từsản xuất đến đời sống, từ tư tưởng đến tình cảm, thế giới quan đến quan niệmsống, quan niệm về giá trị đạo đức, nhân văn…2.3.1. Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, giá trị của Ca dao.Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễnxướng, được sáng tác nhằm diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm củanhân dân trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước…Ca dao có nhiều âm sắc, điệu hồn, lời thơ nên vô cùng phong phú. Cónhững lời ca mang âm điệu buồn thương, xót xa khi cuộc sống còn nhiều đaukhổ, cay đắng; Có những lời ca mang tình cảm yêu thương, đằm thắm ân tình;Lại cũng có những lời ca vui tươi, hài hước, dí dỏm mang tinh thần lạc quan củangười lao động.Ca dao của dân tộc Thái cũng không nằm ngoài biểu hiện chung đó.Trong SGK Ngữ văn 10 tập 1, học sinh được học cả 3 chùm ca dao với nhữngbài đặc sắc, tiêu biểu. Khi học những bài ca dao này, giáo viên có thể kết hợpgiới thiệu với các em những bài ca dao có nội dung tương tự của dân tộc Thái.Học sinh sẽ nhận ra dân tộc Thái cũng có kho tàng VHDG phong phú, cũng cónhững câu ca dao đặc sắc mà nếu không được giới thiệu, chắc chắn các em sẽkhông biết.72.3.1.1. Những lời ca yêu thương tình nghĩa.Trong kho tàng ca dao của người Thái và người Kinh, số lượng ca dao nóivề tình đoàn kết gia đình, đoàn kết cộng đồng khá phong phú. Qua đó thấy đượctinh thần đoàn kết được xây dựng bản mường từ gia đình - tế bào của xã hội được người Thái và người Kinh rất coi trọng. Nó là bài học của con người quaquá trình đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn và chống kẻ thù để bảo vệ cuộcsống bình yên. Vì thế, tình cảm gia đình là một tình cảm rất thiêng liêng, rấtđáng trân trọng.Đó là tình cảm mẹ dành cho con qua lời ru yêu thương, tha thiết:Nón sé nờ lực ớiMè pảy hày chằng pộc á xày cày pà má hảMè pảy ná chằng pộc á mè pả đúc má hơ[Hội văn nghệ dân gian, 2012 - Thơ ca nghi lễ dân tộc Thái – NXB Văn hóadân tộc, Hà Nội][Ngủ ngoan nhé con ơi/Mẹ đi rẫy lấy trứng gà về đón/Mẹ đi ruộng bắt cá trêđem về con ăn]Đây cũng chính là tình cảm của người mẹ trong ca dao của người Việt:Cái ngủ mày ngủ cho sayMẹ còn đi cấy đồng sâu chưa vềBắt được con trắm con trêCầm cổ lôi về cho cái ngủ ănĐó là lời hứa thủy chung của đôi trai gái yêu nhau:Mứa nhám lớNắm Mà henh tò lẻNắm Té henh tò thùPả bù dòn kí đảoHáu còi báng cá[Hội văn nghệ dân gian, 2012 - Thơ ca nghi lễ dân tộc Thái – NXB Văn hóa dântộc, Hà Nội][Bao giờ nước sông Mã cạn bằng đĩa/ Nước sông Chu cạn bằng đũa/ Cá bunhảy đớp sao/ Thì ta hãy quên nhau]Người Thái có cách nói, cách nghĩ với lối tư duy giàu hình ảnh, rất cụ thể, sinhđộng và độc đáo. Sự so sánh rất dễ hình dung: Sông Mã cạn bằng đĩa, sông Chucạn bằng đũa… Cũng với nội dung tương tự, ca dao người Việt có bài:Muối ba năm muối đang còn mặnGừng chín tháng gừng hãy còn cayĐôi ta nghĩa nặng tình dàyCó xa nhau đi nữa thì cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.Đó còn là nỗi nhớ da diết trong tình yêu đôi lứa:Háu cảy kháBưởn dù tắng hủa mí nghến lứm hùngMọc dù hủa ban lứm hun cảng pháĐẹt hưn tếng ná mết cứn hùng lứm nón8[Hội văn nghệ dân gian, 2012 - Thơ ca nghi lễ dân tộc Thái – NXB Văn hóa dântộc, Hà Nội][Ta xa nhau/Trăng trên đầu quên sáng/ Sương đầu bản quên giăng/Nắng trànnương anh chưa ngủ]Nỗi nhớ da diết, khắc khoải, triền miên này được biểu hiện vô cùng phong phútrong ca dao của người Việt:Mặt trăng sánh với mặt trờiSao Hôm sánh với sao Mai chằng chằngMình ơi! có nhớ ta chăng?Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.Ngoài ra, trong ca dao người Thái còn có rất nhiều bài nhắc đến tình bạn,tình yêu đôi lứa, nỗi nhớ thương gắn với hình ảnh chiếc khăn, tấm áo:“Ai dược á nóong mứa tằm hục máy, dược á nóong mứa xay hục phá, dược đayla boc máy mứa tènh hướn chái”.[Anh muốn đưa em về xe tơ dệt lụa, muốn đưa em về ngồi canh cửi dệt chăn,muốn cùng em xây mái nhà hạnh phúc mai sau tươi đẹp].Hay: Tả nghến tằm ngà món, tả nghến chón nhọt bỏn, cán cuôi ma léo pán yểucú ới; Cái chớ ní leo là cốn là pán, pớ cò xọc hả táng quang đỉ nờ, hơ mèn hủachở pán yểu nờ. [Nguồn Internet].[Mặt trời sắp ngả ngọn dâu, sắp chạm ngọn khoai, ngọn chuối rồi bạn yêu ơi;Chiều đến rồi giờ khắc này phải chia tay thôi, ai cũng tìm đường rộng thênhthang, đi theo con đường mơ ước, nhưng đừng quên nhau bạn yêu quý nhé].Tất cả những lời ca, câu hát đều thấm đẫm tình cảm yêu thương, nỗithương nhớ, gắn bó sâu nặng, lòng thủy chung ngàn vạn năm không quên… Đóchính là tình cảm chân thành, mộc mạc, chân chất của người dân lao động Tháitừ thuở xa xưa đến nay vẫn còn nguyên giá trị.2.3.1.2. Những lời than thân mang niềm xót xa, cay đắngCa dao Thái không chỉ là những lời yêu thương tình nghĩa mà còn lànhững lời tâm sự tận cõi lòng được bật ra khi cuộc sống không được xuôi chèomát mái, khi đâu đó vẫn còn những nỗi đau khiến con người bị tổn thương.Đó là lời trách móc khi đối phương không chung thủy, không gắn kết:Ai bà nắm noóng cổn cò đếch đăng sản hẻ thoi hàngAi bà nắm noóng cổn cò dàng đăng sản pối xờ hỉnXản xờ hỉn tấng phả nhắng lọt tấng cónXản xờ chón tố nói nhắng lọt tấng tổi[Anh nói với em như đan chài sót mắt /Anh nói với em như đan sọt sót nan /Đanthành sọt bỏ đá lọt cả hòn, bỏ con ton lọt cả đôi /Lời anh như giọt sương /Chưanắng đã tan…]Hay: Mồng hển cúp, cúp pìn hau hướn / Mồng hển bưởn tấng đảoBướn đảo tang pìn mốn hau pha / Mồng hển la bọc máy tang cồng cúp cải[Nhìn thấy nón /Nón xoay che khuất nhà /Nhìn thấy trăng /Trăng sao luồn vàomây /Nhìn thấy lưng áo em /Em quay mặt không nhìn…]Đó là những lời đau khổ, nuối tiếc khi duyên phận dở dang:9Ào tớng nắm, ai bò tam mồng mứa náÀo tớng xút tớng phá bò tam mồng mứa banMồng hển quan hướn noóngAi bò tam ngằm họt chan mònNoóng đà mi hướn mí giao[Nhớ bờ sông anh không dám trông bờ suối / Nhìn thấy cát, thấy cuộiAnh không dám nhìn bờ ruộng, bờ mương / Nhớ màn, thương chănAnh không dám nhìn lên nương em / Nhìn thấy nhà em, anh không dám nhớAnh tiếc thay em đã có chồng…][Thơ ca nghi lễ dân tộc Thái – NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội]Lời than ấy nghe đau đó phảng phất tâm sự của chàng trai trong bài ca dao:Trèo lên cây bưởi hái hoaBước xuống vườn cà hái nụ tầm xuânNụ tầm xuân nở ra xanh biếcEm có chồng rồi anh tiếc lắm thay…Còn đây là lời tâm sự của một chàng trai và cũng là nỗi lòng của cô gái. Họ yêunhau nhưng cô gái phải theo chồng vì sự gả ép của cha mẹ:Xẻ hénh ai phắn máy cư cảng kem / Nở cằm coóng tác bò lắcTì lớ náng ược tắc ược tải / Mè náng bò hơTì lớ ơi mứng hay tò bơ / Mè xồn lẳng mứa[Lòng anh định chặt một cây / Sao cây không ngã, gió lay sớm chiềuNơi em đã trọn tình yêu / Mong sớm chẳng được, mong chiều cũng không.Nơi em nước mắt ròng ròng/ Cha mẹ em ép, buộc lòng em theo]Đó cũng là nỗi lòng của biết bao đôi trai gái trong xã hội phong kiến xưa dù yêuthương tha thiết nhưng không đến được với nhau do sự cấm đoán của cha mẹ.Họ không có quyền lựa chọn hạnh phúc cho riêng mình. Chính vì vậy, khi đếntuổi yêu đương, họ mới lo lắng đến thế:Đêm qua em những lo phiềnLo vì một nỗi không yên một bề.Nói chung, qua sự khảo sát về mảng ca dao, chúng ta thấy ca dao ngườiThái vô cùng phong phú, đa dạng, phản ánh được nhiều phương diện trong đờisống của con người. Đặc biệt, thể hiện sâu sắc vẻ đẹp trong tâm hồn, tình cảm,trí tuệ của đồng bào Thái. Đồng thời, chúng ta cũng nhận ra có sự tương đồng vềnội dung của ca dao Thái và ca dao của người Việt.Nhìn vào những dẫn chứng đã nêu, chúng ta dễ dàng nhận thấy, ca daocủa người Thái cũng thể hiện những tình cảm yêu thương tình nghĩa và nhữnglời than thân với nhiều cung bậc tâm trạng của con người trong cuộc sống. Điểmkhác biệt của ca dao dân tộc Thái là ở cách nói, cách bộc lộ, thể hiện đời sống,tâm tư tình cảm bằng lối diễn đạt mộc mạc, nôm na, giàu hình ảnh so sánh, sinhđộng, thể hiện rất rõ lối nghĩ, lối tư duy của người dân tộc.2.3.2. Nâng cao giá trị nhận thức về tục ngữ:Trong kho tàng VHDG, tục ngữ là một thể loại vô cùng phong phú, đadạng. Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình10ảnh, vần, nhịp, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữgiao tiếp hằng ngày của nhân dân.Chính vì ngắn gọn, có vần, có nhịp nên dễ nhớ, dễ thuộc và đã trở thành câu nóicửa miệng trong giao tiếp hàng ngày của nhân dân ta.Nội dung của tục ngữ đồng bào Thái và đồng bào người Việt đều rấtphong phú, đa dạng.2.3.2.1. Tục ngữ về lao động sản xuất:Vì dân tộc ta là dân tộc thuần nông nghiệp nên mảng ca dao về nôngnghiệp vô cùng phong phú. Trong quá trình lao động sản xuất, người Thái đã cónhiều kinh nghiệm thực tiễn trên lĩnh vực làm lúa nước, coi trọng những khâuliên hoàn trong việc cấy trồng như nước, giống, phân. Họ khuyến khích pháttriển ruộng nước, hạn chế phát nương làm rẫy: "Hày tểm tả bàu pản na hời nói"[Nương bao la không bằng ruộng nhà một thửa][Hà Nam Ninh sưu tầm, biên soạn, Tục ngữ Thái Thanh Hóa, NXB Hội VHNTThanh Hóa].Làm nương rẫy phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nếu năm nào mưa gióthuận hòa thì năm đó được mùa, còn nếu năm nào thời tiết khắc nghiệt thì mấtmùa, cuộc sống bấp bênh. Mặt khác làm nương rẫy là phá rừng, huỷ hoại môisinh, môi trường ảnh hưởng đến đời sống con người, chỉ làm ruộng nước mớichủ động, con người có thể áp dụng kỹ thuật, đưa năng suất sản lượng lên cao.Do vậy, trong nhận thức, người Thái cho rằng dù nương rẫy rộng bao nhiêu cũngkhông chắc ăn bằng một thửa ruộng con.Ý thức làm ruộng còn được thể hiện thông qua việc lập mường, bản.Hướng nhà của người Thái thường dựa lưng vào núi, mặt trước nhà quay rahướng sông suối hoặc cánh đồng để tận hưởng nguồn nước:"Khau dù ná, pả dù nắmChàng ế chằng đay kí, non nghến tải giạc"[Lúa ở dưới ruộng, cá ở dưới nướcKhéo làm thì có ăn, siêng nằm thì chết đói][Hà Nam Ninh sưu tầm, biên soạn, Tục ngữ Thái Thanh Hóa, NXB Hội VHNTThanh Hóa].Quan niệm, ý thức đó rất giống với người Kinh:Có làm thì mới có ănKhông dưng ai dễ đem phần đến choDo gắn bó lâu đời với nghề lúa nước nên trong kho tàng tri thức dân gianThái còn bảo lưu được nhiều kinh nghiệm liên quan đến nghề gieo trồng lúanước. Quá trình khai khẩn đất đai làm ruộng nước đã giúp người Thái rút ranhiều kinh nghiệm, chọn những nơi đất màu mỡ để sản xuất và sáng tạo ra ruộngbậc thang. Từ lao động sáng tạo, người Thái tạo ra sự liên kết sức mạnh cộngđồng, sức mạnh ấy có cội nguồn từ nhu cầu tạo ra nhiều lúa gạo để nuôi sốngcon người: “Nhá ế hày pả khả / Nhá ế ná tỉn ban”[Đừng làm rẫy cỏ tranh /Đừng làm ruộng đá sỏi]Hay:“Đẳm ná bưởn chiểng liếng mết ban11Đẳm ná bưởn xảm phắc lán tảng khau”[Làm ruộng tháng giêng nuôi cả bản /Làm ruộng tháng ba rau bợ thay cơm]Hoặc: “Khau đỉ dón ca, lực đỉ dón nu” [Lúa tốt nhờ mạ, con tốt nhờ sữa].[Hà Nam Ninh sưu tầm, biên soạn, Tục ngữ Thái Thanh Hóa, NXB HộiVHNT Thanh Hóa].Đây là mảng ít có sự tương đồng nhất trong kho tàng tục ngữ, thành ngữcủa người Thái và người Kinh. Bởi lẽ điều kiện tự nhiên cũng như tập quán canhtác của người Thái khác người Kinh. Tuy nhiên, cùng trồng lúa nước, nên trongkho kinh nghiệm sản xuất của người Thái, những câu nói về sản xuất lúa nướcrất giống với kinh nghiệm của người Kinh được đúc kết trong tục ngữ. NgườiThái ý thức rất rõ trong việc trồng lúa nước, thì yếu tố nước vô cùng quan trọng:- Mí nắm kí chằng mí đỉn dù [Có nước uống mới có đất ở]- Ế ná mưởng đỉ / Đay khau tểm dỉa[Làm ruộng mương phai tốt / Ắt có thóc đầy bồ đầy bịch]- Bưởn xì á nắm ca / Bưởn ha á nắm ná[Tháng tư giữ nước mạ / Tháng năm giữ nước ruộng][Hà Nam Ninh sưu tầm, biên soạn, Tục ngữ Thái Thanh Hóa, NXB HộiVHNT Thanh Hóa].Với người Thái, nguồn nước tự nhiên rất quan trọng. Có nước là có sựsống. Có nước là có thể cấy trồng. Trồng lúa nước lại càng không thể thiếunước. Những cánh đồng của người Thái được tạo nên bằng cách “dẫn thủy nhậpđiền” đã đúc kết trong câu thành ngữ ngắn gọn: “mưởng, phải, lỉn, lái”. Có làmmương, phai tốt thì cây lúa mới có nước, mới cho nhiều thóc gạo. Người Kinhcũng đặt tầm quan trọng của nước lên hàng đầu trong quá trình canh tác:Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giốngKinh nghiệm sản xuất của người Kinh thiên về cấy trồng, mùa vụ cònkinh nghiệm sản xuất của người Thái ngoài việc trồng trọt, chăn nuôi, còn cósăn bắn, hái lượm, cách thức đi rừng, kinh nghiệm khai thác lâm sản…2.3.2.2. Tục ngữ về kinh nghiệm sốngVượt lên những kinh nghiệm thông thường được con người đúc rút quathực tiễn, thể hiện nhân sinh quan, mối quan hệ ứng xử giữa người với người,tục ngữ Thái có những câu đậm tính triết lý, khái quát những quy luật của tựnhiên, xã hội, thể hiện một trình độ tư duy cao, có tính biện chứng. Đọc nhữngcâu sau, ta thấy cái nhìn của người Thái về thế giới không phải là bất biến, tráilại, rất động:- Không ai gặp xấu cả năm/ Không ai gặp tốt cả đời- Người biết già / Rượu biết nhạt- Người ta có gặp vận rủi/ Qua vận rủi rồi cũng phải tới vận mayTuy thuộc hai nền văn hóa khác nhau, nhưng người Thái với người kinhlại gần nhau trong quan niệm về thế giới. Cả người Thái và người Kinh đều nhìnthế giới với con mắt "vạn vật hữu linh". Tục ngữ Thái có câu:Một cây to bằng cái đũa cũng có thần/Một miếng đất bằng cái quạt cũng cóchủ12Cũng giống như câu tục ngữ của người kinh: Đất có thổ công, sông có hà báNhìn sự thay đổi của tạo hóa theo quy luật, người Thái cũng có những câu thậttriết lý: Hoa tàn hoa về cây / Hoa úa hoa về cành, cũng như người Kinh đã quanniệm: Lá rụng về cộiQuan niệm của người Thái về khả năng của con người trong nhận thức thế giớikhách quan cũng rất gần với triết học hiện đại vì nó thừa nhận thế giới là vôcùng tận, nhận thức của con người về thế giới luôn hữu hạn:Không ai nhìn thấy gáy / Không ai biết ngày tậnNhững câu tục ngữ trên rất gần với quan niệm của Kinh qua các câu tục ngữ:Không ai nắm tay được đến tối, gối tay được đến sángNhìn cuộc sống theo quy luật nhân quả, người Thái có cái nhìn rất hướng thiện:Làm lành ắt gặp phúcLàm ác thể nào cũng gặp ácNgười không đáp thì ma cũng đápQuan niệm đó trùng với quan niệm của người Kinh: Ở hiền gặp lành, ở ác gặpác/Gieo gió gặt bão.Qua những câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm về nhìn nhận, đánh giá conngười, có thể thấy người Thái cũng như người Kinh, đều nhìn nhận con người vềthể chất và nhân cách chính là sản phẩm của tự nhiên và môi trường xã hội. Chonên, trong việc chọn vợ gả chồng người Thái khuyên răn người ta phải chọndòng giống, nhìn vào gia phong:- Lấy vợ trông mẹ vợ / Tậu trâu coi con đầu đàn- Kén vợ, kén chồng không chỉ đi tìm gương mặt bề ngoàiCũng giống như quan niệm của người Kinh:- Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh- Trứng rồng lại nở ra rồngLiu điu lại nở ra dòng liu điuTrong quan hệ ứng xử, người Thái cũng có cái nhìn tinh tế và sâu sắc:Uống rượu đừng nói chuyện ruộng/ Ngủ với vợ [chồng] không nói chuyện tìnhcũĐể con người sống có nghĩa, có tình, sống hướng thiện, trong kho tàng tụcngữ của người Thái cũng như người Kinh, có nhiều câu đúc rút những kinhnghiệm giáo dục con cháu. Trách nhiệm giáo dục con cháu thuộc về ông bà, chamẹ. Nếu như người Kinh quan niệm “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, “con dại,cái mang” thì người Thái cũng quan niệm “Con cháu gây tội ác, tất cả bậc chamẹ đều phải lo”. Việc đề cao giáo dục trong gia đình là bài học quý về giáo dụcmà đến nay vẫn còn mang tính thời sự. Người Thái có những câu răn dạy:Người già hãy bảo con cháuĐể quá thì chúng lớn khó bảoLúc quá thời dạy dỗCon cháu thành đần độnLớn lên tưởng mình cao bằng núiNhững đỉnh núi cao không vượt gối của người13Và người Kinh cũng có những câu tương tự:Uốn cây từ lúc còn non/ Dạy con từ thưở còn thơTrong nền văn minh nông nghiệp, người Thái cũng như người Kinh rất trọngkinh nghiệm. Tục ngữ Thái có câu:Kẻ khôn ngoan nhà tạo không bằng người đi dạo khắp muônmườngĐi nhiều thấy nhiều điều khôn ngoan hơn mìnhVà tương tự, người Kinh cũng quan niệm:- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn- Đi cho biết đó biết đây / Ở nhà với mẹ biết ngày nào khônVì đề cao kinh nghiệm, nên người Thái cũng như người Kinh rất tôn trọng ngườigià. Gìa làng, trưởng bản luôn là người có uy tín, được cộng đồng tôn sùng. Tụcngữ Thái có câu:Cây nhọn không bằng sắt cùn / Trẻ hiểu biết không bằng già quênCũng giống như quan niệm của người Kinh: Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến giàCó thể nói, người Thái có cả một kho tàng kinh nghiệm rất phong phú,đúc rút từ cuộc sống xã hội, cho thấy cộng đồng người Thái có những mối quanhệ xã hội khá phong phú ở trình độ xã hội đã được tổ chức cao.2.3.2.3. Tục ngữ về ứng xử và những chuẩn mực đạo đức trong xã hộiChúng ta biết rằng, tổ chức xã hội theo truyền thống của người Thái làbản, mường. Bản của người Thái nhỏ nhất là vài ba nóc nhà, lớn thì hàng chục,hàng trăm nhà. Trong cộng đồng ấy, con người được gắn kết với nhau bằng tìnhcảm và những luật tục, nghi lễ. Lễ hội “xên bản, xên mường” của người Thái kếttinh cao giá trị văn hóa, lịch sử và nhân văn. Do vậy, tục ngữ Thái khuyên răncon người ta sống phải biết yêu quý bản mường của mình, gắn kết với nơi ăn,trốn ở nơi mình sinh sống: Rời nơi ăn chốn ở mãi mãi rồi cũng thành maBỏ nhà mất vò mẻBỏ chốn mất nơi ănBỏ bản mất cây ăn quảRời làng bỏ gốc trầu[Ngô Đức Thịnh và Cầm Trọng, Luật tục Thái ở Việt Nam, NXB Văn hóa dântộc, Hà Nội].Tương tự như vậy, người Kinh có câu: Ta về tắm nước ao taDù trong dù đục ao nhà vẫn hơnTinh thần đoàn kết cộng đồng, muôn người như một, tạo thành sức mạnh đượcngười Thái ví von bằng những hình ảnh rất cụ thể và gần gũi:- Vỗ tay cần nhiều ngónBàn bạc cần nhiều người- Khỏe một mình làm không đượcKhôn một mình làm không xongTương tự như vậy, tục ngữ người Kinh có những câu:- Ngựa chạy có bày, chim bay có bạn- Bầu ơi thương lấy bí cùng14Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.Các nhà dân tộc học gọi người Thái là người của “nền văn minh thunglũng”. Tục ngữ Thái có câu: Xa kí tòi phí, Táy kí tòi nắm [Xá ăn theo lửa, Tháiăn theo nước]. Vì thế, tục ngữ Thái có rất nhiều câu khuyên con người phải biếtchăm làm, không ngại việc:- Phải lam lũ mới có / Phải chịu khó mới giầu- Người dại nặng chân / Người khôn nhẹ bướcTất cả mọi của cải trên đời đều từ bàn tay lao động của con người. Không có gìtự dưng sẵn có: Của ngon ai cũng biết / Cố cùng bạn làm lụng, nó khắc tới mìnhLao động còn khiến con người thêm hiểu biết, thông minh, tài giỏi. Quan niệmđó rất duy vật và có cơ sở khoa học:Nhẫn được thành người khôn / Chăm được thành người tàiTục ngữ người Kinh cũng khuyên con người chăm chỉ làm ăn:- Có làm thì mới có ănKhông dưng ai dễ mang phần đến cho- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễNgười Thái cho rằng nếu không lao động mà chỉ hưởng thụ thì của cải dẫu cóbao nhiêu cũng hết: Chẳng làm gì, gác chân ăn, mỏ vàng bằng trái núi cũng hết.Người Kinh đúc kết điều này trong một câu tương tự: Miệng ăn núi lở.Người Thái khuyên con cháu phải biết tự lực, chỉ có của cải do chính mình làmra mới đảm bảo cuộc sống được ổn định, bền vững:Của cải từ tay chân làm ra là nguồn tuôn chảyCủa cải từ cha mẹ để lại là nước lũ cuốn điCòn người Kinh dặn dò con cháu: Của làm ra là của trong nhàCủa ông bà là của ngoài sânCủa phù vân có chân nó chạyKhuyên con người phải biết chăm chỉ lao động, tiết kiệm, tục ngữ Tháicũng dạy người ta không tham lam, trộm cắp: Không tham lam của cải / Đừngtrộm hái rau quả của vườn người. Cũng như tục ngữ của người Kinh: Đói chosạch, rách cho thơmNgười Thái đặc biệt coi trọng tình cảm gia đình và những quy ước đạođức trong phạm vi gia đình. Con cái luôn luôn phải vâng lời ông bà, cha mẹ,không được hỗn hào làm cha mẹ phiền lòng:- Đừng làm cho cha mẹ mếch lòng / Không thét mắng thốt những lời nặng tiếng- Ơn mẹ dưỡng cha sinh / Nhọc nhằn ấy hơn cả trái núi lớnNgười Kinh cũng có những hình ảnh tương tự nói về công lao trời biển của mẹcha đối với con cái và nghĩa vụ của con cái đối với các đấng sinh thành:Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo conNếu người Thái cho rằng con người có tổ tông như cây có gốc, chim có tổ, thìngười Kinh lại có thêm hình ảnh “sông có nguồn” bên cạnh “cây có cội”:15Con người có cố có ông / Như cây có cội, như sông có nguồnTrong những chuẩn mực về đạo đức, người Thái đặc biệt chú trọng đếnlời ăn tiếng nói. Cũng như người Kinh, quan niệm “lời nói, đọi máu”, nên răndạy con người cách ăn nói như thế nào cho phải. Vì thế, không có gì khó hiểukhi trong tục ngữ, thành ngữ Thái, số câu khuyên bảo con người cẩn trọng tronglời ăn tiếng nói khá nhiều. Người Thái kỵ nhất là nói dối:Không ăn gian nói dốiNhiều lần sẽ lụy thânĐưa thân vào vòng tội lỗiVà khẳng định: Đường dối trá tuy biết mọc mầm / Nhưng cũng có lúc phải tậnNgười Kinh cũng có câu: Thật thà là cha quỷ quái để đề cao những lời nói thật,lên án những kẻ hay dối trá. Nói dối hại thân vì nói dối không thể lừa ngườiđược mãi. Những gì là sự thật sẽ nhanh chóng được phơi bày:Nói dối người sẽ biếtTiểu nhân có tai như tai nai;Bậc tạo có tai hình ống tre, ống bươngTục ngữ người Kinh có nhiều câu tương tự:Ở đây tai vách mạch rừngCó mồm thì nói xin đừng ba hoaTục ngữ Thái khuyên con người tránh xa những kẻ nịnh hót, cơ hội:Đừng ăn nấm một chânĐừng với theo những kẻ nịnh hót, mách quéKhông nên nghe lời xúc xiểm, bịa đặtBởi thế nên, nhiều câu tục ngữ của người Thái khẳng định con người cần phảibiết cách nói năng sao cho không cộc cằn, không mất lòng người khác, cũngđừng tự phụ, huênh hoang… Nếu lời nói dễ nghe, sẽ làm đẹp lòng mọi người:Thương nhau ở bát canhMến nhau ở lời nóiTục ngữ của người Kinh diễn đạt điều ấy qua những câu ngắn gọn:Lời nói chẳng mất tiền muaLựa lời mà nói cho vừa lòng nhauCả người Thái và người Kinh đều dạy bảo con cháu phải suy nghĩ chín chắntrước khi cất lời nói. Tục ngữ Thái có câu: Nói phải nghĩ / Bàn phải suy.Còn tục ngữ người Kinh có câu Ăn có nhai, nói có nghĩ. Nói phải nghĩ, phải lựalời nhưng không được nói dối. Vì thế, nhiều khi lời nói thật lại vụng về nhưngthà vụng về còn hơn nói dối.Ngoài những quy định về lời ăn tiếng nói, tục ngữ Thái còn rất nhiềunhững quy định khác gần gũi với những quy định chuẩn mực đạo đức của ngườiKinh. Khuyên con người không nên so bì, tị nạnh, người Thái có câu:- Xem núi này thì thấp / Nhìn núi nọ thì cao- Bỏ chốn cũ sang nơi ở mới liên tiếp rồi cũng thành kẻ tôi đòiNgười Kinh cũng dạy con cháu bằng những hình ảnh tương tự thế:- Đừng đứng núi này trông núi nọ16- Đừng tham bát bỏ mâmDạy con người ý tứ trong đi đứng, hành động, người Thái dặn dò:Nhổ nước miếng phải nhìn khe sàn / Ngồi xổm nhìn khe đùiVà người Kinh cũng vậy: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.Trong đối nhân xử thế, người Thái tâm niệm:Mình khinh người, người lại khinh mìnhTa nhường nhịn người, người nhường nhịn lại taMình thương người, người lại thương mìnhNgười Kinh cũng đồng quan điểm ấy: Cười người chớ vội cười lâuCười người hôm trước, hôm sau ngườicười.Trong giao tiếp hàng ngày, cộng đồng người Thái cũng chú ý và giáo dục chomọi người cái nên làm, cái không nên làm: "Bà phải ngằm/ Pảy phài nhéng[Nói phải suy, Đi phải nhìn]Phép lịch sự với khách đến nhà: "Khech tau hướn tỉ mả / Cu má hướn nhá hảlực nói" [Khách đến nhà đừng đánh chó, Có bạn đến chớ đánh con].[Hà Nam Ninh sưu tầm, biên soạn, Tục ngữ Thái Thanh Hóa, XNB Hội VHNTThanh Hóa].Đó là những bài học, cách ứng xử rất đẹp, rất hay của người Thái trongcuộc sống.2.3.2.4. Tục ngữ về khuyến họcNgười Thái rất coi trọng việc học hành, tôn trọng thày giáo, cô giáo,người đã dạy cho mình vào đời, đồng thời cũng khuyên mọi người phát huy tínhtự lực, tự cường không trông chờ ỷ lại, thể hiện qua câu tục ngữ:"Pò mè táy, bò qua xáy xỏnXáy xỏn bò pởn hủa chở hạc ngăm"[Bố mẹ dạy không bằng thầy giáo dạy/ Thầy giáo dạy không bằng mình tự suy].[Hà Nam Ninh sưu tầm, biên soạn, Tục ngữ Thái Thanh Hóa, XNB Hội VHNTThanh Hóa].Người Kinh có câu: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.Người Thái xác định việc học hành là việc lâu dài, học suốt đời, còn sống cònphải học: "Học lắc học họt tải / Học lái học họt thau"[Học khôn học đến khi chết / Học khéo học đến già]Người Kinh cũng có câu tương tự: - Học chữ đến chết / Học nết đến già- Học ăn học nói, học gói học mở.Một mình nghĩ không tròn, một thân lo không được, vàng mười xếp chậtkho, chẳng biết liệu lo cũng bằng vàng rỉ. Học thày học bạn vô vạn phong lưu.Làm người mà được khôn ngoan, cũng nhờ học tập mọi đàng mới hay, nghề gìta có trong tay mai sau rồi cũng có ngày có ích.2.3.2.5. Nguyên nhân của sự tương đồng.Những nét tương đồng đó là kết quả của nhiều nguyên nhân: do sự tươngđồng về tự nhiên, điều kiện sống, trình độ canh tác, hoặc do sự tương đồng trongcách cảm, cách nghĩ và ảnh lẫn nhau trong giao lưu văn hóa…Tuy nhiên, những17sự tương đồng này chỉ được đề cập ở phương diện nội dung, tư tưởng. Đi sâuvào tìm hiểu, trong sự tương đồng vẫn có sự khác biệt, kể cả về nội dung cũngnhư hình thức nghệ thuật. Đặc biệt là sự khác biệt trong cách nghĩ, cách nói,cách diễn đạt với lối tư duy mộc mạc, giàu hình ảnh, rất sinh động, hấp dẫn vàkhông kém phần thú vị.Những nét tương đồng đi cùng với sự khác biệt, vừa thể hiện nét chung vềvăn hóa của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam vừa phản ánhbản sắc riêng trong văn hóa của mỗi dân tộc.Ca dao, tục ngữ nói riêng và VHDG Thái nói chung là tài sản tinh thầnquý báu trong kho tang VH dân tộc. Để giữ gìn, phát huy giá trị quý gái đó, họcsinh cần tích cực sưu tầm, học hỏi thế hệ đi trước. Tìm hiểu những cái hay cáiđẹp cả về nội dung và hình thức nghệ thuật, làm cho giá trị đó được lưu giữ vàvận dụng phổ biến trong đời sống, góp phần tạo nên bản sắc riêng của dân tộc.2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệmThông qua các giờ học, một số kiến thức về văn học dân gian và tiếngViệt đã học được tích hợp, củng cố và khắc sâu hơn. Đồng thời học sinh có điềukiện liên hệ, so sánh với tục ngữ, ca dao của người Việt để thấy được những nétgiống và khác nhau trong cùng thể loại giữa các dân tộc, vùng miền.Giờ học có không khí thoải mái, nhẹ nhàng, phấn khởi, không gây áp lựcnặng nề cho học sinh. Học sinh hứng thú vì lần đầu tiên các em được nghe nhiềunhững câu tục ngữ, ca dao của dân tộc mình đến vậy. Và các em còn được sosánh với ca dao, tục ngữ của người Việt nên rất hào hứng, say mê học tập.Vì các em đại đa số là học sinh dân tộc Thái nên hiểu ngay nội dung củacác câu ca dao, tục ngữ được dẫn. Đồng thời, khi giải thích trong sự tương quanso sánh với ca dao, tục ngữ của người Việt nên rất dễ hiểu, phù hợp với tư duy,lối nghĩ, lối nói của các em. Vì thế, giờ học rất hiệu quả mà lại sôi nổi, hứng thú.Nếu các em có thêm thời gian chắc chắn, các em sẽ trình bày được nhiềuhơn nữa các câu ca dao, tục ngữ của dân tộc mình. Vì thế, thiết nghĩ, nếu tổ chứcđược mọt buổi ngoại khóa để học sinh tìm hiểu về ca dao, tục ngữ và các thểloại VHDG khác của dân tộc Thái thì hiệu quả sẽ cao hơn.183. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ3.1. Kết luận:Thông qua những tiết học có sự lồng ghép với nội dung ca dao, tục ngữdân tộc Thái đã tạo ra được một không khí học tập sôi nổi, vui vẻ, thoải mái.Học sinh được học, được khám phá kho tàng ca dao, tục ngữ vô cùng phong phúcủa dân tộc mình. Từ đó, các em có sự so sánh, đối chiếu để nhận ra nét tươngđồng và khác biệt về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa ca dao, tục ngữ củahai dân tộc. Dù đây mới chỉ là bước đầu, và so sánh sự giống nhau là chủ yếunhưng đã mang lại sự hứng thú cho học sinh. Các em có nhận thức sâu hơn, rộnghơn về giá trị văn hóa của cha ông, của dân tộc mình. Từ đó, các em sẽ có ý thứcsưu tầm, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo đó.Toàn bộ những câu ca dao, tục ngữ được sưu tầm và liên hệ, so sánh đềulà những câu có nội dung gần gũi, thể hiện được tâm tư, tình cảm, nếp nghĩ, nếpsống của con người, bộc lộ quan niệm sống, cách ứng xử của họ trước tự nhiên,xã hội. Đặc biệt, nó gắn bó với không gian sinh hoạt văn hóa quen thuộc của họcsinh miền núi nói chung và học sinh trường THPT Thường Xuân 2 nói riêng.Tuy nhiên, khi dạy theo hướng tích hợp này, đòi hỏi giáo viên phải có mộtsố hiểu biết nhất định về văn hóa, văn học dân gian của dân tộc Thái, có đượcmột số vốn nhất định về tục ngữ, ca dao dân tộc Thái. Ở một mức độ nào đó,giáo viên phải biết được tiếng Thái để có thể hiểu và cùng học sinh dịch nhữngcâu đã sưu tầm được từ tiếng Thái sang tiếng Việt một cách thuận lợi hơn.Sau hi đã thử nghiệm ở một số lớp dạy, bản thân thấy giờ học rất hiệuquả, vừa tạo được không khí học tập thoải mái, sôi nổi, vừa giúp học sinh cóthêm nhận thức mới về kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc mình.3.2. Kiến nghị, đề xuất:Trên đây cũng mới chỉ là phương pháp đã vận dụng để giúp học sinh tìmhiểu về tục ngữ, ca dao dân tộc Thái. Từ những kết quả đã thu được, tôi thấyhoàn toàn có thể đưa vào hoạt động ngoại khóa việc tìm hiểu ca dao, tục ngữ củadân tộc Thái qua cái nhìn so sánh, đối chiếu với ca dao, tục ngữ dân tộc Kinh.Đồng thời, có thể mở rộng ra các thể loại khác của văn học dân gian như truyệncổ, truyện thơ, sử thi… của các dân tộc anh em.Từ những vấn đề đã trình bày trên đây, bản thân tôi thấy rằng, đối với cáctrường học ở địa bàn miền núi, nơi tập trung đông học sinh các dân tộc ít người[kể cả THCS, THPT và BT THCS], ở những mức độ khác nhau, đều có thể đưavăn học dân gian các dân tộc vào so sánh, đối chiếu trong quá trình học các tácphẩm VHDG trong chương trình. Đặc biệt, nên tổ chức hoạt động ngoại khóanhằm làm phong phú thêm nội dung giảng dạy và học tập của môn Ngữ văn,cung cấp cho học sinh những kiến thức nhất định về văn học dân gian các dântộc, rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, bồi dưỡng cho các em tình cảm yêumến, tự hào, ý thức trân trọng, giữ gìn và phát triển những giá trị tinh thần quý19báu của cha ông, góp phần khẳng định bản sắc dân tộc trong bối cảnh giao lưuvà hội nhập.XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2019VỊTôi xin cam đoan đây là SKKN của mìnhviết, không sao chép của người khác.Người thực hiệnVi Thị Hà20TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Hội Văn nghệ dân gian [2012], Thơ ca nghi lễ dân tộc Thái, NXB Văn hóadân tộc, Hà Nội.2. Ngô Đức Thịnh và Cầm Trọng [2012], Luật tục Thái ở Việt Nam, NXB Vănhóa dân tộc, Hà Nội.3. Hà Nam Ninh sưu tầm, biên soạn [2017], Tục ngữ Thái Thanh Hóa, NXB HộiVăn học nghệ thuật Thanh Hóa.21

Video liên quan

Chủ Đề