Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là gì

định, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, tạo thành mộthệ thống kinh tế trong nông nghiệp [15: tr.12].Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một bộ phận hợp thành, không thể táchrời của cơ cấu kinh tế nông thôn. Nó đóng vai trò quan trọng trong nền kinhtế của nông thôn đặc biệt là đối với những nước đang phát triển. Nước ta xuấtphát điểm là nước nông nghiệp, 70% dân số sống ở nông thôn chính vì thếkinh tế nông nghiệp là nguồn đảm bảo cho đời sống của cộng đồng dân cư.2.1. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệpCơ cấu kinh tế nông nghiệp có những đặc trưng cơ bản sau đây:Cơ cấu kinh tế nông nghiệp được hình thành và vận động trên cơ sởđiều kiện tự nhiên và mức độ lợi dụng, khai thác cải thiện điều kiện tựnhiên. Cơ cấu nông nghiệp hướng tới sự chuyển dịch nhằm khai thác tốiưu và cải thiện điều kiện tự nhiên để có lợi cho con người nhất. Cơ cấukinh tế nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện tự nhiên, đồngthời nó có thể bị chi phối bởi các điều kiện kinh tế - xã hội như khoa học kĩthuật, con người có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nôngnghiệp và sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế nông nghiệp.Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính khách quan và được hình thànhdo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Cơcấu kinh tế nông nghiệp luôn biến đổi phù hợp với những điều kiện kinh tế- xã hội, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật với những yêu cầu nhấtđịnh của xã hội [5: tr.17].Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nước ta trồng trọt luôn chiếm tỉtrọng cao hơn so với chăn nuôi trong cơ cấu ngành và ở đồng bằng câylương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn hơn so với cây công nghiệp.Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một hệ thống mở có mối quan hệ tácđộng qua lại với các hệ thống khác và mối quan hệ này ngày càng được mởrộng trong quá trình phân công và hợp tác lao động [11: tr.11].9 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp thay đổi khi nền sản xuất hàng hóa ra đời[11: tr.23]. Trước đây sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính tự túc, tự cấp thìhoạt động chủ yếu là trồng cấy lương thực và chăn nuôi gia súc, kinh tế hộnông dân đóng vai trò quyết định. Sau này khi nông nghiệp tiến đến thời kìsản xuất hàng hóa thì cơ cấu nông nghiệp đa dạng hơn cả về ngành sản xuấtlẫn hình thức, lúc này sản xuất nông nghiệp đã được đa dạng hóa, nhiều câytrồng vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao đã được đưa vào sản xuất.Máy móc, công nghệ kỹ thuật mới cũng được đưa vào sử dụng ngày mộtnhiều. Quy mô sản xuất cũng lớn hơn với sự xuất hiện của hàng loạt cáctrang trại mang tính chuyên môn hóa.2.2. Nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệpCơ cấu kinh tế nông nghiệp là khái niệm biểu đạt tổng thể các hoạtđộng kinh tế - xã hội liên quan đến các lĩnh vực nông - lâm - ngư chủ yếudiễn ra trên địa bàn nông thôn, nội dung của nó bao gồm cơ cấu ngành kinhtế [trồng trọt, chăn nuôi, trồng, khai thác rừng, đánh bắt và nuôi trồng thủysản] cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế [thành phần kinh tế Nhànước, tư nhân, cá thể, hộ gia đình]. Trong đó cơ cấu kinh tế theo ngành cótầm quan trọng đặc biệt.2.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệpĐây là nội dung quan trọng nhất của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phảnánh số lượng, vị trí các ngành, các bộ phận cấu thành nên nông nghiệp[13: tr.11].Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất hình thành đầu tiên của xã hộiloài người từ khi ra đời đến nay, nông nghiệp luôn đóng vai trò không thểthay thế trong phát triển kinh tế nói chung và đảm bảo sinh tồn của loàingười nói riêng [23: tr.185]. Theo nghĩa hẹp, nông nghiệp bao gồm cácngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Theo nghĩa rộng nôngnghiệp còn bao gồm cả lâm và ngư nghiệp.Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế trong đó:10 - Trồng trọt là ngành nông nghiệp ra đời đầu tiên. Trong trồng trọt, bêncạnh cây lương thực còn có các cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau đậu,cây dược liệu, cây cảnh... Trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm chocon người và nguyên liệu cho công nghiệp.- Chăn nuôi cung cấp thực phẩm có nguồn gốc động vật cho con người,cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp sức kéo, phânbón cho ngành trồng trọt và các mặt hàng có giá trị xuất khẩu [13: tr.11].- Dịch vụ nông nghiệp: khi nền nông nghiệp hàng hóa phát triển mang tínhchuyên môn hóa cao thì dịch vụ nông nghiệp ra đời và trở thành một ngànhtrong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Dịch vụ nông nghiệp bao gồm các loạihình dịch vụ từ khâu đầu vào đến khâu bảo quản, chế biến và đầu ra chosản phẩm [11: tr.13]. Dịch vụ nông nghiệp góp phần làm tăng hiệu quảtrong nông nghiệp bằng việc làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa.Lâm nghiệp là ngành kinh tế quốc dân có nhiệm vụ xây dựng, bảo vệvà sử dụng rừng để phát huy lợi ích kinh tế, công ích xã hội và tác dụngbảo vệ môi trường trên cơ sở những phương thức sản xuất và kinh tế nhấtđịnh [23: tr.12]. Lâm nghiệp được hình thành và hoạt động trên cơ sở vaitrò, chức năng và tác dụng của rừng và đất lâm nghiệp đối với đời sốngkinh tế xã hội trên các hệ sinh thái khu vực toàn quốc. Lâm nghiệp baogồm các ngành trồng và khoanh nuôi rừng, khai thác lâm sản, dịch vụ vàcác hoạt động lâm nghiệp khác.Ngư nghiệp là ngành nuôi trồng và khai thác các loài thủy sản baogồm cả thủy sản nước ngọt [trong các ao, hồ, đầm ruộng, sông ngòi…] vàthủy sản nước lợ, nước mặn ở ven biển và đại dương.Tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên của từng vùng mà trong cơ cấungành nông nghiệp có sự khác biệt về tỉ trọng của các ngành. Ở nước ta nếuxét nông nghiệp trên góc độ của trồng trọt và chăn nuôi thì trồng trọt vẫnchiếm tỉ trọng cao hơn chăn nuôi. Trồng trọt và chăn nuôi có mối quan hệ chặtchẽ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trồng trọt phát triển với quy mô sản xuấtlớn tạo ra nguồn thức ăn cho chăn nuôi phát triển theo hướng hàng hóa.11 Vị trí của các ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp có thể thay đổitheo thời gian, ở nước ta trong những năm gần đây tỉ trọng của ngư nghiệpcó xu hướng tăng trong khi tỉ trọng của nông nghiệp theo nghĩa hẹp giảm.Đây cũng chính là một trong những định hướng phát triển nông nghiệp đểkhai thác tốt hơn các nguồn lực phát triển của đất nước, của địa phương.2.2.2. Cơ cấu lãnh thổ nông nghiệpMỗi một lãnh thổ có nét đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên cũng nhưkinh tế - xã hội, đó cũng chính là tiền đề để phát triển kinh tế của các vùngnhưng cũng là nguyên nhân gây ra sự khác biệt trong cơ cấu kinh tế của cácđịa phương. Sự phân bố các ngành kinh tế trên một đơn vị lãnh thổ chính làsự sắp xếp các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ nhằm khai thác tốt nhấttiềm năng cũng như lợi thế so sánh của vùng.Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là biểu hiện của phân công lao động trongnông nghiệp trên một lãnh thổ nhất định, được hình thành chủ yếu dựa vàosự bố trí sản xuất nông nghiệp theo một không gian nhất định [23: tr.13].Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đã tạo nên các đơn vịlãnh thổ nông nghiệp và từ đó hình thành cơ cấu lãnh thổ nông nghiệp.Nói cách khác cơ cấu lãnh thổ nông nghiệp chính là sự sắp xếp cácngành trong nông nghiệp trên các lãnh thổ nông nghiệp [cây gì, con gì phânbố ở đâu, diễn tiến theo thời gian như thế nào trên cùng một lãnh thổ]. Sựphân hóa này phụ thuộc vào từng lãnh thổ cụ thể, nếu lãnh thổ không cósự phân hóa về điều kiện tự nhiên thì cũng không có sự phân hóa trongnông nghiệp.2.2.3. Cơ cấu thành phần kinh tế nông nghiệpCơ cấu thành phần kinh tế được hình thành trên cơ sở tổ chức nềnkinh tế theo các hình thức khác nhau về tư liệu sản xuất. Cơ cấu thành phầnkinh tế là những lực lượng kinh tế quan trọng để thực hiện cơ cấu kinh tếngành [23: tr.13]. Từ khi đổi mới Nhà nước ta đã chủ trương phát triển kinh12 tế nhiều thành phần nhằm phát huy hết tiềm năng sẵn có cho công cuộcphát triển đất nước.Hiện nay trong kinh tế nông nghiệp có những thành phần kinh tế sau:- Kinh tế Nhà nước: có vai trò định hướng, dẫn dắt, tạo sự ổn định cho pháttriển nông nghiệp. Kinh tế nhà nước nắm những vị trí then chốt, các côngtrình thuộc cơ sở hạ tầng và phúc lợi trong nông nghiệp. Đây là lực lượngkinh tế nòng cốt, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịchtrong cơ cấu kinh tế nông nghiệp [11: tr.14].- Kinh tế tập thể: bao gồm các hình thức đa dạng trong sản xuất nôngnghiệp, trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Kinh tế hợp tác xã trong thời kìđầu đổi mới hoạt động kém hiệu quả, trong giai đoạn gần đây có xu hướngchuyển đổi thành hợp tác xã kiểu mới hoạt động năng động và có hiệu quảhơn [11: tr.14].- Kinh tế tư nhân: hoạt động phổ biến dưới dạng hộ gia đình và trang trại.Đây là thành phần kinh tế chiếm đại đa số trong nền nông nghiệp nước ta,có vai trò to lớn trong việc khai thác tiềm năng đất đai, sức lao động, vốn,kinh nghiệm sản xuất. Tuy nhiên sản xuất vẫn mang tính manh mún tựphát, hạn chế về kĩ thuật và chậm đổi mới [13: tr.14].- Kinh tế tư bản tư nhân: chiếm một tỷ lệ không cao trong nông nghiệpnhưng năng động, nhạy bén trong cơ chế thị trường [13: tr.14].- Kinh tế tư bản Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: chiếm tỷ lệrất nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp song có ưu thế lớn về vốn, công nghệhiện đại và khả năng quản lí tiên tiến [11: tr.14].3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpKinh tế nông thôn là thành phần cơ bản tạo nên nền kinh tế nói chung.Kinh tế nông thôn bao gồm các hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư, cáchoạt đông tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn trong đó sản xuấtnông nghiệp là hoạt động chính. Để đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH nôngthôn thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đóng một vai trò hết sức tolớn, nó được thể hiện cả trong nội bộ ngành và tỉ trọng của ngành nói13 chung so với các ngành kinh tế khác [công nghiệp – xây dựng và dịch vụ]trong cơ cấu kinh tế chung của cả nước.Cũng như cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp mangtính khách quan, lịch sử, xã hội và luôn luôn gắn liền với sự phát triển củalực lượng sản xuất, sự phân công lao động xã hội, chuyển dịch từ thấp đếncao, từ đơn giản đến phức tạp của các quy luật tự nhiên, kinh tế [12: tr.6].3.1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpChuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình thay đổi các yếutố và mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc nông nghiệp [11: tr.15].Hiểu cách khác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình làmbiến đổi cấu trúc và các mối quan hệ tương tác trong hệ thống theo nhữngđịnh hướng và mục tiêu nhất định, nghĩa là đưa hệ thống từ một trạng tháinhất định sang trạng thái tối ưu để đạt hiệu quả mong muốn, thông qua sựđiều khiển ý thức của con người, trên cơ sở vận dụng đúng đắn các quy luậtkhách quan [12: tr.13]. Đơn giản hóa đó là sự phát triển của các ngành kinhtế thuộc lĩnh vực nông nghiệp dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa cácngành và làm thay đổi mối quan hệ tương tác giữa chúng so với một thờiđiểm trước đó.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là kết quả của quá trình pháttriển vừa chịu tác động của các yếu tố khách quan như điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội vừa chịu tác động của các yếu tố chủ quan như sự can thiệpcủa nhà nước bằng các chính sách xã hội. Sự chuyển dịch này có thể theohướng tiến bộ hay không tiến bộ, mang lại kết quả kinh tế mong muốn haykhông mong muốn và do đó, có thể làm cho hệ thống kinh tế phát triểnhay trì trệ, lâm vào khủng hoảng hay tụt hậu xa hơn so với các khu vựckinh tế khác.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được xem xét trên 3 góc độ:chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu lãnh thổ kinh tế.14

Video liên quan

Chủ Đề