Làm thế nào để tự do tài chính

Ngày càng nhiều người, kể cả các bạn trẻ, doanh nhân, nhà đầu tư…  quan tâm đến tự do tài chính và coi đó là mục tiêu cho sự nghiệp của mình. Nhưng để đạt được mục tiêu này, có người phải trải qua cả một sự nghiệp dài, có người lại tìm ra cách thức hiệu quả của riêng mình. Vậy, làm sao để đạt tự do tài chính sớm nhất?

Trước khi tìm cách để đạt được tự do tài chính, bạn nên biết tự do tài chính là gì. Tự do tài chính có nghĩa là tích lũy đủ tiền để có một cuộc sống thoải mái cho bản thân và cả gia đình về lâu dài mà không bị ảnh hưởng bởi bất cứ ai hay việc phải kiếm tiền đáp ứng chi tiêu hàng tháng. Ngoài ra, còn có một lượng tiền để tiết kiệm và để đầu tư tài chính. Nguồn tài chính  ấy cũng giúp chúng ta có thể nghỉ hưu sớm hoặc theo đuổi đam mê của mình mà không phải chịu sự chi phối của đồng tiền. Một cách khác để định nghĩa tự do tài chính là như nhiều doanh nhân thường nói, tự do tài chính là khi đồng tiền làm việc cho chúng ta chứ không phải ngược lại.

Thói quen để có tài chính “khỏe mạnh”

Trả hết khoản nợ tiêu dùng, bắt đầu xây dựng quỹ tiết kiệm, tạo thu nhập thụ động thông qua đầu tư hay khởi nghiệp để trang trải cho các sinh hoạt phí hiện tại và tương lai là những dấu mốc cho đường đến tự do tài chính.

Những thách thức như nợ ngày càng tăng, các trường hợp cần tiền khẩn cấp (đám cưới, bị bệnh,…), hay chi tiêu ‘lố’ mức cho phép sẽ cản bước ta tới mục tiêu tự do tài chính, nhưng những thói quen sau đây sẽ giúp bạn cải thiện tình hình tài chính của mình.

Đặt ra mục tiêu

Điều tiên quyết để đạt được tự do tài chính là đặt ra mục tiêu cụ thể cho quỹ tài chính cá nhân và tìm mọi cách đạt được nó. Sau khi kiểm soát được thu nhập và tài sản của bạn, cũng như tính được số tiền mà bạn cần để chi trả cho cuộc sống, hãy  đặt ra mục tiêu cho mình, bao gồm thời gian hoàn thành mục tiêu và số tiền cần thiết để hoàn thành mục tiêu đó. Mục tiêu càng cụ thể, khả năng biến chúng thành hiện thực càng rõ ràng.

Tiếp theo, hãy thiết lập các cột mốc tài chính trong sự nghiệp, có thể tương đương với các cột mốc để thu được một khoản tiền tiết kiệm hay mua được tài sản nào đó.Sau mỗi cột mốc đạt được, bạn nên nhìn lại và cải thiện.

Nghiêm khắc với bản thân

Sau khi đã đặt ra mục tiêu và có kế hoạch cụ thể, tuân thủ kế hoạch cũng là điều tiên quyết để đảm bảo tất cả các hóa đơn được thanh toán, các nhu cầu được đáp ứng, các khoản nợ được trả, đồng thời các khoản tiết kiệm và đầu tư đang đi đúng hướng. Giữ vững ý chí của bạn thay vì để bản thân gục ngã trước những chi tiêu xa hoa không cần thiết.

Tuy vậy, với những khoản chi tiêu bất khả kháng hoặc chi tiêu để tăng cường kiến thức và năng lực cho bản thân (mua sách, mua những khóa học,…), bạn không cần quá tiết kiệm, vì đây cũng là một hình thức đầu tư cho bản thân. Tránh xa những thẻ ghi nợ hay các khoản vay lãi suất cao, đây là mối nguy cho tương lai của bạn nếu bạn không hiểu rõ nó.

Bắt đầu tiết kiệm

Giải quyết xong các khoản nợ, giờ là lúc bạn bắt đầu tích lũy tài sản, tiền bạc. Đây là điều buộc phải có để có thể đạt được tự do tài chính. Không chỉ có một khoản dự phòng trong những trường hợp khẩn cấp, đây còn là khoản tiền sẽ chi trả cho bạn trong thời gian bạn không làm việc. Tiết kiệm chưa chắc đã giàu nhưng người giàu chắc chắn là người biết tiết kiệm.

Đầu tư

Không thể tìm cách nào tốt hơn và đúng đắn hơn để tăng lượng tài sản của mình thông qua đầu tư. Nếu gửi tiết kiệm là cách để giữ số tiền của bạn không bị giảm giá trị quá nhiều thì thì đầu tư sẽ làm tăng số tiền mà bạn đang có.

Rất nhiều kênh đầu tư mà bạn có thể tham khảo, như đầu tư chứng khoán, đầu tư vàng, gửi ngân hàng, đầu tư vào các quỹ,… Hãy dành thời gian để tìm hiểu về các phương thức đầu tư, chọn bất cứ kênh đầu tư nào hợp với mình để tăng lượng tài sản mình đang có.

Đầu tư như thế nào để đạt tự do tài chính? Đây là câu hỏi rất khó để trả lời chính xác. Việc đầu tư vào đâu với số tiền bao nhiêu tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của mỗi người, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn đã trang bị đầy đủ kiến thức và tìm hiểu kỹ thông tin chính thống về kênh đầu tư đó.

Mục tiêu tự do tài chính chắc chắn không dễ dàng, nhưng cảm giác khi trả được hết các khoản nợ, tiết kiệm được nhiều tiền, tài sản tăng lên, lo được cho bản thân và gia đình, có thời gian để trải nghiệm cuộc sống và theo đuổi đam mê không vướng bận là một cảm giác tuyệt vời nhất khi ta tự do tài chính.

Nguồn: Tổng hợp

Chứng khoán Pinetree miễn hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và lãi suất Margin 9%/năm không kèm điều kiện. Đây là chính sách tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Tự do tài chính là có "đủ tiền" để đưa ra những quyết định trong cuộc sống mà không bị chi phối bởi tiền bạc. Có thể hiểu là như vậy. Tiền bạc luôn đóng một vai trò trong cuộc sống của bạn. Một người thiếu tiền sẽ suốt ngày luôn canh cánh nối lo com áo gạo tiền không suy nghĩ được gì khác. Bạn trở nên tự do khi tiền bạc không còn là yếu tố thống trị ảnh hưởng đến quyết định của bạn. 

Tự do tài chính không phải là có thật nhiều tiền, mà tự do tài chính là khi bạn có các nguồn thu nhập thụ động đủ để chi trả các chi phí cố định hàng tháng của bạn. Chi phí cố định của bạn bao gồm : ăn, ở, điện, nước, mạng, điện thoại, đi lại, học tập, du lịch, giải trí... tóm lại là tất cả các loại chi phí cố định mà bạn phải trả hàng tháng.

 

2. Tại sao phải tự do tài chính?

+ Bạn sẽ có thời gian dành cho bản thân

+ Bạn sẽ có thời gian dành cho gia đình

+ Bạn sẽ có thời gian cho ước mơ của mình

+ Bạn sẽ có thời gian cho những niềm đam mê

+ Bạn sẽ cống hiến được tài năng của mình cho những mục đích cao cả và lớn lao...Bất cứ khi nào bạn muốn

Để tự do tài chính bạn cần phải xây dựng các nguồn thu nhập thụ động. Thu nhập thụ động là những thu nhập tự sinh ra kể cả trong lúc bạn ngủ, gần như bạn không phải động tay vào chúng trừ những lúc cần phải xem báo cáo hay ra lệnh rút tiền về tài khoản. 

Tự do tài chính là kết quả của những suy nghĩ, tư duy bên trong và hành động bên ngoài của bạn. Bạn cần phải có tư duy tự do tài chính trước khi bắt tay vào xây dựng các nguồn thu nhập thụ động.

 

3. Phương pháp quản lý tài chính - 6 cái lọ

Những người giàu có luôn xem mỗi tờ tiền như hạt giống để tạo thêm tiền. Đối với họ, mỗi hạt giống đó đều có thể phát triển thành cây đại thụ. Vì vậy, nếu bạn lãng phí một hạt mầm thì cái cây sẽ không bao giờ có cơ hội để hình thành. Người giàu có trân trọng giá trị của từng đồng tiền lẻ mà họ sử dụng. Bạn nên quản lý tiền bạc của mình như thế. Robert Kiyosaki tác giả của bộ sách dạy con làm giàu nói" không phải quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền trong túi mà điều quan trọng là bạn giữ lại được bao nhiêu tiền" và làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Vì vậy, khi cầm tiền trong tay, việc đầu tiên không phải là tiêu nó vào việc gì mà hãy nghĩ đến việc quản lý số tiền này như thế nào. Số tiền này nên được chia thành 6 cái lọ đây là công thức quản lý tiền 6 cái lọ mà hầu hết các triệu phú, tỷ phú trên thế giới đều đang áp dụng. Phương pháp quản lý tiền JARS chỉ bằng 6 cái lọ là một công thức nổi tiếng khắp thế giới cả trăm năm nay mà những người thành công đều đã áp dụng. Họ còn truyền lại phương pháp đặc biệt này để giao dục tư duy triệu phú cho thế hệ sau. Nếu bạn tuân thủ theo công thức này thì chắc chắn rằng tương lai tài chính của bạn sẽ phát triển hơn. 

Làm thế nào để tự do tài chính

(Phương pháp quản lý tài chính - 6 cái lọ)

 

3.1 Nhu cầu thiết yếu - NEC : 55%

Quỹ NEC giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống. Bạn dùng quỹ NEC để ăn uống, sinh hoạt, vui chơi, giải trí, mua sắm, và các chi phí khác. Xin lưu ý nếu hiện tại quỹ NEC của bạn ở mức trên 80% thu nhập, bạn cần tăng cường thêm nguồn thu nhập hay cắt giảm chi phí để đạt được tự do tài chính.

 

3.2 Tiết kiệm dài hạn - LTSS : 10%

Bạn cần quỹ LTSS vì điều quan trọng không phải là bạn kiếm được bao nhiêu mà là bạn giữ được bao nhiêu. Bạn sử dụng quỹ cho những mục tiêu lâu dài, thực hiện những ước mơ của bạn. Xin lưu ý: quỹ này không phải là tiết kiệm tiền dành cho khi khó khăn.

 

3.3 Giáo dục đào tạo - EDUC : 10%

Bạn cần quỹ EDUC để rèn luyện phát triển bản thân mỗi ngày. Đầu tư tốt nhất là đầu tư vào việc học, "tầm vóc" của bạn càng lớn, bạn càng hấp dẫn được những thứ lớn, cho dù đó là tiền tài, danh vọng hay hạnh phúc. Bạn dùng quỹ EDUC để mua sách, đọc sách phát triển bản thân mỗi ngày, tham gia các khóa học, đào tạo, diễn thuyết, hay gặp gỡ, giao lưu để học hỏi từ những người thành công.

 

3.4 Hưởng thụ - PLAY : 10%

Quỹ PLAY để bạn chăm sóc cái tôi hưởng thụ bản thân. Quỹ này giúp bạn thể hiện sự yêu quý bản thân, hưởng cảm giác của người thành công, làm những việc như người giàu và tăng cường khả năng đón nhận. Bạn sử dụng quỹ PLAY để làm những việc khiến cho bạn có cảm giác như người giàu: đến những nơi chưa từng đến, ăn những món ăn chưa từng ăn. mỗi tháng, vào gnafy cuối cùng của tháng, bạn phải tiêu hết số tiền trong quỹ này.

 

3.5 Cho đi - GIVE - 5%

Quỹ GIVE để giúp bạn thể hiện lòng biết ơn cuộc sống. Cuộc sống còn là sẻ chia, bạn cho đi để nhận lại nhiều hơn. Bạn dùng quỹ GIVE để làm từ thiện, giúp đỡ người thân, gia đình, bè bạn.

 

3.6 Quỹ tự do tài chính - FFA: 10%

Tự do tài chính là khi bạn sống một cuộc sống như bạn mong muốn mà không nhất thiết phải làm việc hay phụ thuộc tài chính vào người khác. Bạn cần lập quỹ FFA để có tiền làm việc thay cho bạn. Bằng cách này, bạn đã tạo ra " con ngỗng" đẻ trứng vàng để bạn sử dụng khi không còn làm việc. Bạn chỉ được dùng quỹ này để đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động. Càng nhiều tiền làm việc cho bạn, bạn sẽ càng ít phải làm việc hơn. Xin lưu ý: không bao giờ được ăn thịt con ngỗng.

 

4. Cấp độ, con đường để có tự do tài chính

4.1 Bảy cấp độ tự do tài chính

Làm thế nào để tự do tài chính

(7 cấp độ tự do tài chính - hình minh họa)

>> Cấp độ 1: Rõ ràng:  Như Sabatier đã từng nói: " Bạn không thể đến nơi mình muốn nếu không biết mình bắt đầu từ đâu". Vì vậy, ở cấp độ thứ nhất này, bạn cần nắm rõ về tình hình tài chính cá nhân của bản thân. Cụ thể là xem xét bản thân có bao nhiêu tiền, nợ bao nhiêu, mục tiêu là gì...

>> Cấp độ 2: Tự túc: Ở cấp độ này, bạn phải tự bước đi trên đôi chân của mình về mặt tài chính. Để làm được điều này, bạn phải kiếm đủ số tiền để trang trải chi phí sinh hoạt mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ bên ngoài. Tuy nhiên, số tiền đó có thể đến từ lương hoặc những khoản vay khác của bạn 

>> Cấp độ 3: Thoải mái: Vượt qua cấp 2 tức là bạn hoàn toàn đã tạo cho mình được một khoản kha khá để dành cho các mục tiêu như lập quỹ khẩn cấp và đầu tư cho hưu trí. Sabatier nhấn mạnh rằng việc bạn có nhiều tiền không đồng nghĩa với việc bạn thực sự tiết kiệm được số tiền đó. 

>> Cấp độ 4: Ổn định: Để đạt được mức 4, bạn phải đảm bảo trả được nợ lãi suất cao và tích lũy đủ 6 tháng phí sinh hoạt vào quỹ khẩn cấp. Việc tiết kiệm vào quỹ khẩn cấp giúp đảm bảo tài chính của bạn sẽ không bị lung lay trước những trường hợp bất ngờ.

>> Cấp độ 5: Linh hoạt: Một người đã tiết kiệm được ít nhất 02 năm chi phí sinh hoạt thì chắc chắn là đang ở mức độ 5 của tự do tài chính. Đó không chỉ tính riêng tiền mặt mà còn có thể là tổng số tiền từ các tài khoản tiết kiệm và đầu tư, miễn là bạn có thể sử dụng chúng khi cần. 

>> Cấp độ 6: Độc lập tài chính: Để đến được đây, đòi hỏi bạn phải có sự thay dối trong suy nghĩ để thoát khỏi những khuôn mẫu truyền thống về tài chính cá nhân. Bạn sẽ phải đầu tư phần lớn trong thu nhập của bạn hoặc có thể chuyển sang lối sống tối giản hơn để giảm đáng kể chi phí sinh hoạt 

>> Cấp độ 7: Của cải dồi dào: Trong khi những người ở cấp độ 6 vẫn cần theo dõi sự thay đổi trong danh mục đầu tư để đảm bảo kế hoạch tài chính thì những người ở cấp độ 7 không cần suy nghĩ nhiều về điều này. Ở cấp độ 7 khi bạn có nhiều tiền hơn những gì bạn cần. Tiền bạc không còn là sự lo lắng và không phải là điều cần thiết cho sự tồn tại của bạn

 

4.2 Con đường để có tự do tài chính

+ Hiểu vị thế tài chính của bản thân: Một người tự do tài chính là người luôn biết bản thân mình đang ở đâu trên bản đồ kinh tế. Vì vậy, bước đi đầu tiên trên con đường hoạch định tài chính cho bản thân chính là nắm rõ những khoản vay cũng như các khoản chi tiêu mà bạn đang phải trang trải

+ Lập ra mục tiêu cho bản thân: Để chinh phục đích đến một cách hiệu quả thì chắc chắn là ai cũng cần một mục tiêu rõ ràng. Quan trọng là các mục tiêu đó phải cụ thể, đo lường được, thực tế và có thời hạn theo tiêu chí SMART

+ Theo dõi chi tiêu: Tiến tới tự do tài chính đồng nghĩa với việc bạn phải trở nên có trách nhiệm hơn với đồng tiền của mình. Và để làm được điều đó, bạn cần phải theo dõi chi tiêu một cách rõ ràng. Bạn chỉ cần lập ngân sách, ghi chép lại tất cả các khoản thu chi và tổng kết lại vào mỗi cuối tháng. Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng trên thực tế lại đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì. 

+ Trả tiền cho bản thân đầu tiên: Trả tiền cho bản thân chính là đảm bảo cho tương lai của mình luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng phó với khó khăn. Điều này cso nghĩa là trước khi chi tiêu, bạn nên chuyển một khoản tiền nhất định vào tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư để làm quỹ phòng thân. Đồng thời, điều này cũng có thể tránh trường hợp bạn chi tiêu tùy ý

+ Chi tiêu ít hơn một cách có lý trí: Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng chi tiêu ít đi tức là sống tần tiện và khắc khổ. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng hầu như tiền tiết kiệm mới chính là số tiền bạn sở hữu. Chi tiêu ít hơn là hướng đến sự tiêu dùng thông thái, sự sáng tạo trong nếp sống hằng ngày. Có thể kể đến như nấu ăn tại nhà hay sử dụng các sản phẩm chất lượng cao, lâu bền...

+ Trả các khoản nợ: Trả nợ không chỉ giúp cho đồng tiền trở nên dồi dào hơn trong tương lai mà còn giúp bạn duy trì một lịch sử tín dụng tốt. Người dùng có 2 phương thức trả nợ: trả các khoản từ nhưng khoản có lãi cao nhất

+ Luôn giữ suy nghĩ cầu tiến trong sự nghiệp: Một ý chí cầu tiến là kim chỉ nam dẫn bạn đến với những mức thu nhập hấp dẫn. Sự nỗ lực trong thăng tiến sẽ giúp bạn nâng cao thu nhập, đồng thời khẳng định bạn đang đến gần hơn với tự do tài chính

+ Tạo thêm nguồn thu nhập: Các chuyên gia tài chính khuyến khích mọi người nên có từ 5 nguồn thu nhập trở lên nếu muốn có tự do tài chính. Vậy có thể tìm các nguồn thu nhập bổ sung ở đây? có hai loại thu nhập được gọi là thu nhập chủ động và thu nhập bị động. Thu nhập chủ động là bạn kiếm tiền dựa trên công sức bỏ ra ở thời gian thực. Hình thức này ít nhiều bị giới hạn về thời gian bởi ai cũng chỉ có 24 giờ/ ngày. Bạn chỉ có thể nhận những công việc ngoài giờ hành chính như viết lách, tài xế... Đối với thu nhập thụ động, bạn chỉ cần thực hiện công việc đó một lần nhưng đồng tiền vẫn tiếp tục vận động trong tài khoản của bạn.

+ Đầu tư: Cuối cùng, để đạt được tự do tài chính thì không kể đến đầu tư. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong đầu tư đó là đầu tư càng nhiều càng tốt. Nguyên tắc này tận dụng triệt để sức mạnh của lãi kép. Càng về sau, bạn sẽ tăng các khoản đầu tư mỗi năm với tỷ lệ cao hơn mức tăng thu nhập của bản thân. 

=>> Để đạt được tự do tài chính, bạn cần phải nắm rõ kiến thực và các nguyên tắc về tài chính. Bạn thực sự cần phải có ý chí và quyết tâm để vượt qua những cám dỗ vật chất. Từ đó, bạn mới có thể sớm đạt được sự tự do tài chính như mong muốn. 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng, tài chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp