Làm việc bao nhiêu ngày trong tháng thì đóng bhxh

Tính tiền lương tháng, xác định tháng đó người lao động có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không một cách chuẩn xác sẽ giúp doanh nghiệp tránh thiệt hại và rủi ro pháp lý.

1. Tính tiền lương tháng của người lao động

Theo điểm a3 khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn.

File Excel tính tiền lương tháng của người lao động

Quý thành viên tải file excel này về máy của mình và nhập đầy đủ các thông tin sau vào ô màu vàng thì sẽ cho ra kết quả tiền lương nhận được [chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân, tiền bảo hiểm xã hội…] tại ô màu xanh:

- Tiền lương thỏa thuận theo tháng.

- Số ngày công chuẩn trong tháng.

- Số ngày đi làm.

- Số ngày nghỉ phép được hưởng nguyên lương.

Ví dụ 1: Tháng 7/2022 có 31 ngày, trong đó có 05 ngày Chủ nhật [ngày nghỉ hàng tuần], vậy trong tháng 7/2022 có tổng cộng 26 ngày công chuẩn [31 ngày - 05 ngày]; tiền lương thỏa thuận hàng tháng của anh A là 15.000.000 đồng/tháng; anh A có 18 ngày đi làm trong tháng; 03 ngày nghỉ hằng năm được hưởng nguyên lương [những ngày nghỉ còn lại thuộc diện nghỉ trừ lương do hết ngày nghỉ hằng năm]. Khi nhập các thông tin nêu trên vào ô màu vàng sẽ hiện ra kết quả tiền lương tháng 7/2022 của anh A là 12.115.385 đồng [chưa tính tiền đóng bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân…].

Ví dụ 2: Trường hợp chị B làm việc tại Doanh nghiệp có chế độ 02 ngày nghỉ/tuần [Thứ 7 và Chủ nhật] thì số ngày công chuẩn trong tháng 7/2022 sẽ là 21 [31 ngày – 10 ngày Thứ 7, Chủ nhật]; những thông số còn lại nhập tương tự ví dụ nêu trên thì sẽ ra kết quả tiền lương của chị B.

2. Xác định có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

File Excel xác định có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc Tuy nhiên, thực tế nhiều người xác định sai về nội dung này; quý thành viên tải file excel này về máy của mình và nhập đầy đủ các thông tin sau vào ô màu vàng thì sẽ cho ra kết quả tương ứng tại ô màu xanh. Hiện nay công việc thời vụ được người lao động yêu thích bởi tính linh hoạt về thời gian và giúp họ có thêm nguồn thu nhập. Tuy nhiên khi ký hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm không khiến nhiều lao động băn khoăn. Trên thực tế việc đóng bảo hiểm sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố, những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.

Lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm

1. Hợp đồng thời vụ là hợp đồng gì?

Hợp đồng thời vụ là cách gọi theo tính chất thời gian làm việc mùa vụ của người lao động. Để hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này người lao động cần nắm được thông tin về các loại hợp đồng lao động được giao kết.

Căn cứ theo Điều 20, Bộ luật Lao động 2019 quy định từ ngày 01/01/2021, hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong 02 loại sau đây:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Theo quy định này, có thể hiểu hợp đồng lao động thời vụ là hợp đồng lao động xác định thời hạn không quá 36 tháng. Hợp đồng thường phát sinh theo mùa vụ hoặc công việc nhất định.

2. Hợp đồng thời vụ có bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Trên thực tế để xác định hợp đồng mùa vụ có phải đóng bảo hiểm không căn cứ vào rất nhiều các yếu tố như thời hạn của hợp đồng, thời gian làm việc của người lao động trong 1 tháng và mức lương làm việc của người lao động.

Theo quy định tại Điều 2, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong đó có:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Người lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo quy định trên thì người lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, chỉ phải đóng bảo hiểm khi thỏa mãn các điều kiện về thời gian làm việc, mức lương.

2.1 Hợp đồng thời vụ không phải đóng bảo hiểm khi có số ngày làm việc từ 14 ngày/tháng trở xuống

Căn cứ theo quy định tại theo Khoản 4, Điều 42, Quy trình ban hành theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam quy định:

“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH”

Theo quy định này người lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ có số ngày làm việc từ 15 ngày trở xuống [số ngày nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng lương trong tháng] thì không phải đóng bảo hiểm xã hội.

2.2 Hợp đồng thời vụ không phải đóng bảo hiểm khi lương mỗi tháng dưới mức lương cơ bản

Theo quy định tại Điểm 2.6, Khoản 2, Điều 6, Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu quy định như sau:

“2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường”

Như vậy, với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. Nếu người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ có mức lương theo tháng dưới mức lương tối thiểu vùng sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Mức lương tối thiểu vùng năm 2023 được căn cứ theo quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2023 được quy định như sau:

  • Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng
  • Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng
  • Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng
  • Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng

Tóm lại, hợp đồng thời vụ chỉ phải đóng bảo hiểm xã hội khi có thời gian làm việc từ một tháng trở lên, đảm bảo thời gian nghỉ không hưởng lương không quá 14 ngày/tháng và mức tiền lương được trả theo tháng lớn hơn mức lương tối thiểu vùng.

Hy vọng những chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử eBH về hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm không trong bài viết này sẽ giúp người lao động xác định được trường hợp đóng bảo hiểm xã hội của mình để nhận những quyền lợi khi tham gia BHXH mang lại.

Chủ Đề