Lỗ tai để bao lâu thì tịt


JavaScript seem to be disabled in your browser.

Bạn đang xem: Lỗ tai bị tịt phải làm sao

You must have JavaScript enabled in your browser to utilize the functionality of this website.







Bấm lỗ tai là một thủ thuật làm đẹp quen thuộc với tất cả chúng ta, không chỉ dành cho phái đẹp mà các đấng mày râu cũng rất ưa thích. Tuy nhiên cũng không nên quá coi nhẹ khi quyết định bấm lỗ tai. Bài viết sau đây mbachulski.com sẽ tổng hợp các vấn đề cần lưu ý dành cho những người chuẩn bị bấm lỗ tai để các bạn có được diện mạo hoàn hảo mà an toàn cho sức khỏe.

Bấm lỗ tai ở những vị trí nào?

Từ trước đến giờ chúng ta thường quen với việc bấm lỗ tai tại vị trí dái tai, là vị trí đơn giản, ít đau và nhanh lành nhất. Tuy nhiên, các bạn trẻ ngày nay lại mang tư duy làm đẹp phóng khoáng hơn hẳn với trào lưu bấm lỗ ở nhiều vị trí khác nhau và số lượng lỗ bấm cũng không dừng lại ở 1 hay 2 mà còn hơn thế. Dưới đây là 13 vị trí bấm lỗ tai phổ biến nhất hiện nay:

Mô phỏng 13 vị trí bấm lỗ tai được ưu chuộng hiện nay.

1, Bấm lỗ đơn - Lobe: Chắc sẽ không cần phải nói quá nhiều về vị trí này nữa đúng không nào. Gần như cô nàng nào cũng có 1 lỗ bấm đơn trên dái tai.

2, Bấm lỗ đúp – Upper Lobe: Bấm 2 lỗ, 1 lỗ tại dái tai như thông thường còn 1 lỗ ngay sát phía trên, gần chạm vào phần sụn. Khi diện khuyên tai sẽ diện 2 loại khác nhau sao cho hài hòa ấn tượng.

3, Bấm lỗ Inner Conch

4, Bấm lỗ Orbital Conch

5, Bấm lỗ Snug: Vị trí này gần như là ở vành tai giữa, sụn khá dày và sẽ mất từ 3 đến 6 tháng để lành.

6, Bấm lỗ Helix: Đây là kiểu bấm lỗ từng làm mưa làm gió những năm cuối của thập niên 90, trở thành một xu hướng cực hot với giới trẻ. Lỗ Helix được bấm ngay mặt ngoài của vành tai trên, tương đối đau và mất từ 3 đến 6 tháng để lành. Đây cũng là vị trí trú ngụ nhiều bụi bẩn vi khuẩn nên cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.

7, Forward Helix

8, Bấm lỗ ngang – Scaffold/Industrial: Đây chắc hẳn là kiểu bấm lỗ tai tạo được hiệu ứng thị giác mạnh nhất, rất dữ dội và cũng rất quyến rũ. Cần bấm cùng lúc hai lỗ tại vành tai trên, sử dụng các mẫu khuyên cá tính có dạng mũi tên vắt ngang qua.

9, Bấm lỗ Rook: Đòi hỏi khá nhiều kỹ thuật và tay nghề thợ bấm phải dày dạn kinh nghiệm. Bởi quá trình bấm lỗ Rook diễn ra trên hai phần sụn khác nhau, mặt trên và mặt dưới bên trong tai. Về mặt thẩm mỹ thì không có gì phải bàn cãi nữa cả, trông cực kỳ thu hút và cá tính, tuy nhiên nếu có ý định bấm lỗ Rook thì nên chuẩn bị tâm lý trước là nó sẽ rất đau.

10, Bấm lỗ Tragus

11, Bấm lỗ Anti – tragus

12, Bấm lỗ Daith: Lỗ Daith nhìn thôi đã thấy ngầu rồi, nhưng nó lại không dành cho những kẻ nhát gan bởi bấm ở vị trí này khá đau, cần ít nhất là 3 tháng đến 6 tháng mới hoàn toàn lành. Kỹ thuật xỏ lỗ Daith là xuyên qua phần sụn sâu nhất nơi khởi đầu của vành tai.

13, Bấm lỗ đúp ngược – Transverse Lobe: Là cùng lúc bấm 2 lỗ tai ở phần dưới dái tai. Đây là vị trí khá bít, đọng bụi bẩn nên đòi hỏi phải vệ sinh cẩn thận và đúng cách. Vết bấm cần kha khá thời gian để lành.

Một số hình ảnh thực tế của các vị trí bấm lỗ tai.

Khoảng bao lâu vết bấm sẽ lành?

Không có câu trả lời chính xác nhất cho tất cả mọi người về thời gian lành của vết bấm. Nó phụ thuộc vào vị trí bấm, độ tuổi, cách thức chăm sóc vệ sinh, độ dày của sụn hay cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, đối với dái tai thời gian trung bình để vết bấm có thể lành từ 6 đến 8 tuần, nhanh nhất trong các vị trí. Các vị trí còn lại, đặc biệt là khi chạm vào sụn thì thời gian trung bình rơi vào 3 đến 9 tháng. Một vết bấm được coi là lành hẳn khi bạn không còn cảm giác đau, không sưng và ửng đỏ, không rỉ nước. Nếu sau những khoảng thời gian này mà vết bấm vẫn chưa lành thì nên chú ý theo dõi đề phòng.

Xem thêm: Tại Sao Việt Nam Sử Dụng Điện 220V Mà Mỹ, Nhật Bản Lại Dùng 110V?

Chăm sóc vết bấm như thế nào?

Bấm lỗ tai là một thủ thuật làm đẹp, có can thiệp đến cấu trúc của các mô sụn nâng đỡ ở tai nên nó cũng cần phải có những phương pháp và nguyên tắc chăm sóc vết bấm như chăm sóc vết thương. Vừa để rút ngắn thời gian lành của vết bấm vừa để tránh các biến chứng không đáng có ảnh hưởng đến cả sức khỏe và nhan sắc.

- Rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh vết bấm.

- Vệ sinh vết bấm bằng nước ấm, dung dịch xà phòng tiệt trùng hoặc oxy già. Cũng có thể dùng nước muối pha loãng lau xung quanh vết.

- Nên dùng bông y tế. Động tác thật nhẹ nhàng cẩn thận.

Cần chú ý những gì khi bấm lỗ tai?

- Không dùng cồn để vệ sinh vết bấm, dù cồn có chức năng sát khuẩn nhưng nó lại làm khô da nứt nẻ dẫn đến chảy máu.

- Kiên trì vệ sinh, không bỏ dở giữa chừng, ngay cả khi vết bấm đã lành vẫn nên duy trì thêm một khoảng thời gian ngắn nữa để cơ thể thích ứng tốt hơn.

- Để lỗ bấm không bị “tịt”, sau khi bấm phải đeo khuyên tai liên tục hoặc một vật tương tự từ 6 – 8 tuần, chất liệu không rỉ. Mỗi ngày thực hiện xoay khuyên nhẹ nhàng từ 1 – 2 lần, không quá nhiều và quá mạnh.

- Bạn nữ hạn chế để tóc chạm vào vết bấm, nên che chắn vết bấm khỏi bụi bẩn hoặc các tác động trực tiếp từ bên ngoài.

- Lựa chọn cơ sở có uy tín để thực hiện.

- Nếu gặp biến chứng bất thường không tự ý xử lý mà nên đến gặp bác sỹ hoặc quay lại cơ sở đã làm để xin tư vấn và hướng giải quyết.

Bấm lỗ tai có nguy hiểm không?

Các biến chứng sau khi bấm lỗ tai thực tế đã từng xảy ra, nhưng để khẳng định bấm lỗ tai có nguy hiểm hay không thì chưa chắc. Bởi như đã nói ở trên, nó phụ thuộc chặt chẽ vào vị trí, độ tuổi, cách thức chăm sóc cũng như là cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì vị trí dái tai luôn an toàn hơn các vị trí liên quan đến sụn. Đơn giản vì thời gian lành vết bấm ở dái tai càng nhanh thì nguy cơ nhiễm khuẩn càng ít.

Vùng dái tai và cận kề nó được coi là vùng an toàn nhất để bấm lỗ tai.

Mong rằng bài viết trên đây của mbachulski.com sẽ giúp các bạn nằm lòng bí quyết để bấm lỗ tai vừa an toàn vừa sang chảnh.

Mua thiết bị khách sạn truy cập ngay website Poliva.vn. Muốn tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh thì sử dụng ngay phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Abitstore.

Nếu bạn mới xỏ lỗ tai không lâu, tháo khuyên tai ra và giờ không đeo lại được nữa thì cũng đừng quá hoảng sợ! Có thể lỗ xỏ khuyên vẫn chưa liền lại hoàn toàn, các bước đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn đeo lại khuyên tai một cách nhẹ nhàng nhất.

  1. 1

    Tắm để làm mềm da ở vùng dái tai. Trước khi cố gắng đeo khuyên tai khi lỗ xỏ khuyên đã gần như liền lại thì bạn cần làm mềm da. Làm vậy sẽ giúp khuyên tai xuyên qua dễ hơn và bớt đau hơn. Bạn nên xỏ khuyên tai sau khi tắm hoặc thậm chí là sau khi đi bơi.[1] X Nguồn tin đáng tin cậy Go Ask Alice Đi tới nguồn

  2. 2

    Rửa tay và sát trùng khuyên tai. Trước khi đeo khuyên tai, bạn cần sát trùng tay và khuyên tai để tránh gây kích ứng và nhiễm trùng. Hãy rửa tay thật kỹ bằng xà phòng và nước, sau đó sát trùng bằng cồn hoặc nước oxy già, đây là hai loại dung dịch sát khuẩn rất tốt. Nhúng một miếng bông gòn hoặc tăm bông vào dung dịch sát khuẩn và nhẹ nhàng lau sạch khuyên tai.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn cũng có thể ngâm khuyên tai vào một cốc oxy già khoảng 10-20 phút.
    • Đặt khuyên tai vào một chiếc khăn giấy để làm khô trước khi đeo.

  3. 3

    Kéo dái tai để làm rộng lỗ xỏ khuyên. Nếu lỗ xỏ khuyên chưa tịt hẳn, bạn có thể kéo dái tai để làm nó rộng ra. Hãy dùng ngón cái và ngón cái nhẹ nhàng cầm và kéo vùng da xung quanh lỗ xỏ khuyên. Làm vậy sẽ giúp xỏ khuyên tai vào dễ dàng mà không đau chút nào.[3] X Nguồn tin đáng tin cậy Go Ask Alice Đi tới nguồn

    • Trước khi xỏ khuyên, hãy kiểm tra mặt trước và mặt sau dái tai xem lỗ xỏ khuyên có mở rộng ra không. Bạn có thể dùng một chiếc gương cầm tay nhỏ để quan sát phía sau dái tai

  4. 4

    Áp đá lạnh để làm tê da trước khi xỏ khuyên. Nếu lỗ xỏ khuyên không mở ra và sợ đau khi xỏ khuyên thì bạn có thể làm tê dái tai bằng đá lạnh. Hãy gói 1 hoặc 2 viên đá vào khăn giấy, đặt lên dái tai và xoa tròn khoảng 15 phút. Làm tương tự với phía sau dái tai cho đến khi vùng da này tê cóng.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn cũng có thể sử dụng kem thoa làm tê nếu muốn.

  5. 5

    Nhẹ nhàng đẩy khuyên tai vào lỗ xỏ khuyên từ đằng trước. Tiếp theo là bước đeo lại khuyên tai vào lỗ xỏ khuyên. Quanh lỗ xỏ khuyên có thể đã hình thành một lớp mô mỏng, vì vậy mà bạn cần đẩy nhẹ để khuyên tai có thể xuyên qua. [5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Hãy dùng một chiếc gương, quan sát phía sau tai khi đẩy khuyên tai qua lỗ, làm vậy sẽ giúp bạn xác định được chỗ da mỏng nhất để dễ dàng đẩy khuyên tai qua.

  6. 6

    Xỏ khuyên tai từ đằng sau nếu không xỏ được từ đằng trước. Bạn có thể sẽ không xỏ được khuyên vào lỗ tai từ phía trước. Nếu là vậy, hãy nhẹ nhàng xoay dái tai và thử xỏ khuyên vào từ phía sau. Lỗ xỏ khuyên có thể mở rộng hơn từ hướng này.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  7. 7

    Hãy thử xỏ từ nhiều góc khác nhau nếu khuyên tai không xuyên qua ngay. Nếu bạn đã thử xỏ khuyên tai từ đằng trước và đằng sau dái tai mà vẫn không được thì hãy thử xỏ từ nhiều góc khác. Khuyên tai sẽ xuyên qua lỗ khi được xỏ từ đúng góc độ.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Lỗ xỏ khuyên ở sụn tai sẽ liền lại nhanh hơn lỗ xỏ khuyên thông thường ở dái tai. Hãy cực kỳ cẩn thận khi đeo lại khuyên tai vào những lỗ xỏ khuyên này, có thể sẽ rất đau đấy! Nếu dùng lực cũng không thể đẩy được khuyên tai xuyên qua thì có thể lỗ xỏ khuyên đã liền lại hoàn toàn và bạn cần đến gặp chuyên gia để khắc phục.

  8. 8

    Liên hệ với thợ xỏ khuyên nếu không đeo được khuyên tai. Nếu bạn rất đau khi đẩy nhẹ vào lỗ xỏ khuyên hoặc nếu khuyên tai bị cong lại mà vẫn không được thì hãy dừng lại. Lỗ xỏ khuyên đã liền lại hoàn toàn và bạn cần xỏ lại lần nữa.[8] X Nguồn tin đáng tin cậy Go Ask Alice Đi tới nguồn

  1. 1

    Đeo khuyên tai liên tục từ 6-8 tuần để lỗ tai không bị liền. Khi đã xỏ lại khuyên thành công, bạn cần đảm bảo lỗ xỏ khuyên không bị liền lại nữa. Hãy đeo khuyên tai thường xuyên [kể cả là vào buổi tối] ít nhất 6 tuần để đảm bảo lỗ xỏ khuyên không bị tịt.[9] X Nguồn tin đáng tin cậy American Academy of Dermatology Đi tới nguồn

    • Sau 6-8 tuần, bạn không nên tháo khuyên tai ra quá 1 hoặc 2 ngày. Lỗ xỏ khuyên sẽ liền lại rất nhanh. Bạn cần đeo khuyên tai hằng ngày trong khoảng một năm để lỗ xỏ khuyên lâu liền lại.

  2. 2

    Vệ sinh lỗ xỏ khuyên hai lần một ngày để tránh nhiễm trùng. Để vệ sinh lỗ xỏ khuyên, bạn cần dùng xà phòng dịu nhẹ, dung dịch nước muối hoặc nước muối ấm. Nhúng tăm bông vào dung dịch sau đó lau xung quanh cả trước và sau tai.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Vệ sinh lỗ xỏ khuyên hai lần một ngày trong khoảng 6 tuần cho đến khi lành lại.
    • Tránh dùng xà phòng mạnh và các sản phẩm kháng khuẩn mạnh để vệ sinh lỗ xỏ khuyên.

  3. 3

    Xoay khuyên tai sau khi vệ sinh để lỗ xỏ khuyên không bị liền. Mỗi lần vệ sinh lỗ xỏ khuyên, ít nhất là hai lần một ngày, bạn hãy nhẹ nhàng xoay khuyên tai quanh lỗ khi tai còn ướt. Xoay theo chiều kim đồng hồ, ngược chiều kim đồng hồ và nhẹ nhàng đẩy từ trước ra sau. Làm vậy sẽ giúp da không dính vào khuyên tai.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Chỉ xoay khuyên tai khi mới vệ sinh hoặc khi tai ướt. Nếu bạn xoay quá nhiều lúc tai khô thì có thể khiến lỗ xỏ khuyên bị kích ứng và lâu lành.

  • Nếu phát hiện dịch vàng chảy ra từ lỗ xỏ khuyên thì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Video liên quan

Chủ Đề