Tại sao hay bị ngứa tay chân

Ngứa chân có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang “kêu khóc” vì một số bệnh lý nào đó đang nhen nhóm khởi phát. Đừng quá chú trọng đến đôi bàn tay mà quên đi đôi chân của mình. Vậy đâu là nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng ngứa chân và cách điều trị như thế nào hiệu quả nhất? Nội dung bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc đó cho bạn.

Ngứa chân là cảm giác khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Thông thường, ngứa da ở các vị trí như tay chân, da mặt, da đầu nguyên nhân có thể do dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, mắc bệnh da liễu… Theo các bác sĩ chuyên khoa, ngứa chân có thể do những nguyên nhân sau đây:

Bệnh ghẻ

Ghẻ khởi phát là do người bệnh nhiễm ký sinh trùng cái ghẻ. Vào ban đêm ký sinh trùng này hoạt động mạnh nên gây ngứa, đặc biệt là ngứa chân khi ngủ vô cùng khó chịu. Ngoài gây ngứa thì trên bề mặt da chân tay xuất hiện những đường ngoằn ngoèo, có thể xuất hiện vảy hoặc mụn nước… Nếu không khắc phục ghẻ có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn da hay nhiễm khuẩn huyết.

Nấm da chân gây ngứa bàn chân

Đây là một bệnh nhiễm trùng da với nguyên nhân do nấm, điển hình là loại nấm sợi và nấm men. Vị trí thường xuất hiện của nấm da chân là các kẽ ngón chân do bài tiết mồ hôi quá mức, đi giày dép chật… cũng có thể do bạn mắc phải bệnh tiểu đường, suy giảm miễn dịch.

Nấm da chân là một nguyên nhân gây ngứa chân

Ở giai đoạn đầu, bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng ngứa da chân kèm các mảng da màu hồng hoặc đỏ. Về sau có thể hình thành các mụn nước nhỏ, đau rát, rỉ dịch, thậm chí nứt nẻ và chảy máu. Lâu dần nấm da chân sẽ chuyển sang dạng hồng/ đỏ, khô ráp, bong tróc.

Do thời tiết

Da chân tay bị khô ngứa có thể do thời tiết hanh khô, lúc này độ ẩm trong không khí sẽ giảm mạnh làm cho da mất đi độ ẩm cần thiết. Đặc biệt khi bạn làm việc trong môi trường sử dụng máy lạnh thường xuyên, sống ở khí hậu lạnh thì tình trạng da chân khô ngứa lại càng dễ xuất hiện.

Ngứa chân do các bệnh da liễu

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ngứa chân tay đó chính là các bệnh da liễu. Đây thường là bệnh da tự miễn, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh, trong đó có ngứa ngáy tại vùng chân. Theo các chuyên gia, một số bệnh lý có thể khởi phát tình trạng ngứa chân như:

  • Chàm tổ đỉa: Đây là một dạng chàm đặc biệt với những tổn thương khu trú ở vùng da chân và da tay. Lúc mới khởi phát người bệnh sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ gây ngứa ở bàn chân và lòng bàn tay. Bệnh thường bùng phát vào mùa xuân hè và giảm vào thu đông.
  • Bệnh chàm: Chàm – Eczema là tình trạng dị ứng da thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên người lớn cũng có thể mắc phải bệnh lý da liễu này. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó có bàn chân. Theo đó, khi mắc bệnh tại các ngón chân, mắt cá chân sẽ xuất hiện mảng da khô, nứt nẻ, gây ngứa.
  • Viêm da tiếp xúc: Bệnh xảy ra khi bạn chạm vào một chất kích ứng có trong các sản phẩm như nước hoa, xà phòng, các chất tẩy rửa. Triệu chứng bệnh sẽ bao gồm ngứa, phồng rộp ở chân hoặc tay và bất cứ vị trí nào mà da bạn tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.
  • Mề đay: Không chỉ gây ra tình trạng ngứa chân tay mà mề đay còn nổi những nốt mẩn đỏ. Mề đay thường khởi phát đột ngột, diễn tiến nhanh và có thể tự cải thiện mà không phải điều trị.
  • Viêm da cơ địa: Bệnh thường ảnh hưởng đến mặt ngoài của các chi, tức chân tay và các vị trí thường xuyên tỳ đè. Biểu hiện điển hình đó là người bệnh bị ngứa da chân, nhất là vùng mu bàn chân, đầu gối. Ngoài hiện tượng ngứa các vị trí viêm còn nổi mẩn đó rất khó chịu.
Viêm da cơ địa khiến vùng mu bàn chân và đầu gối xuất hiện cảm giác ngứa
  • Viêm nang lông: Bệnh lý này xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể gồm tay, chân, nách hoặc mông. Triệu chứng điển hình là các nốt mẩn đỏ, ngứa chân tay, châm chích, nóng rát và sưng viêm.

Ngứa da tay chân do các bệnh lý bên trong

Có một số bệnh lý khởi phát bên trong cơ thể cũng gây nên hiện tượng ngứa chân khó chịu, có thể kể đến như:

  • Bệnh về gan, thận: Chức năng gan, thận suy giảm sẽ phát sinh ra những vấn đề bất thường trên cơ thể. Việc các độc tố không được đào thải ra bên ngoài, tích tụ dưới da sẽ khiến cơ thể dễ xảy ra phản ứng. Thường sẽ gây mẩn đỏ và ngứa ngáy ở vùng gan bàn tay hoặc gan bàn chân. Bên cạnh đó, nếu chức năng gan bị rối loạn bạn còn có thể gặp phải triệu chứng ngứa hai ống chân.
  • Bệnh về tuyến giáp: Biểu hiện đặc trưng của bệnh về tuyến giáp là ngứa toàn thân, bao gồm hai ống chân.
  • Bệnh đái tháo đường: Khi mắc bệnh bạn sẽ có biểu hiện chân ngứa ran ở bàn chân. Điều này là do đường máu cao sẽ hoạt động như một chất độc đối với dây thần kinh, theo đó sẽ gây ra hiện tượng tay và chân ngứa râm ran.

Các nguyên nhân khác gây ngứa chân

Một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng ngứa ở chân đó là:

  • Do thay đổi nội tiết tố: Tình trạng ngứa chân này thường gặp ở phụ nữ mang thai, chủ yếu ở lòng bàn chân do tiết nhiều mồ hôi, nếu da không đào thải kịp sẽ dẫn đến bít tắc lỗ chân lông và khiến bà bầu khó chịu. Ngoài ra, với bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ còn có thể bị ngứa chân do mẩn ngứa vì lượng máu lúc này tăng cao, liên tục đổ dồn xuống chân.
  • Dị ứng thức ăn: Một số người có cơ địa dị ứng và ăn phải thực phẩm đậu phộng, hải sản, quả hạch, trứng… sẽ gây ra hiện tượng ngứa bàn chân, ngứa bàn tay.
  • Tiếp xúc với các chất gây kích thích: Một số loại thuốc điều trị bệnh hoặc chất gây kích thích có thể gây ra phản ứng ở bên ngoài hoặc bên trong của cơ thể.
  • Theo các chuyên gia có một số thuốc có thể gây ra hiện tượng ngứa toàn thân và bàn chân như: Thuốc ngủ, thuốc ức chế men chuyển, morphine sulfate…
Một số thuốc điều trị có thể gây ra hiện tượng ngứa toàn thân, trong đó có vùng chân

Thông thường các trường hợp ngứa chân sẽ cải thiện hoặc chấm dứt trong thời gian ngắn. Nhưng đó là với trường hợp ngứa không phải nguyên nhân do bệnh lý. Còn với những trường hợp ngứa do bệnh lý thì bạn cần phải chú ý, chủ động thăm khám. Và nếu có những biểu hiện sau thì hãy tới gặp bác sĩ ngay:

  • Tình trạng ngứa chân kéo dài, không cải thiện dù đã sử dụng một số biện pháp khắc phục.
  • Ngứa không chỉ ở bàn chân, cổ chân mà la ra nhiều vị trí trên cơ thể, thậm chí là toàn thân.
  • Có hiện tượng sốt cao hoặc sốt nhẹ nhưng kéo dài trong nhiều ngày.
  • Trên da xuất hiện mụn nhọt, các đốm đỏ ngứa ngáy hoặc không ngứa.
  • Tại khu vực chân bị ngứa có biểu hiện sưng, viêm hoặc nhiễm trùng.

Ngứa tay chân luôn gây ra những khó chịu đối với những ai mắc phải, bởi tay và chân là hai bộ phận phải thực hiện những chức năng quan trọng như cầm nắm. Đặc biệt là chân phải đảm nhận chức năng di chuyển, nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu bất thường bạn nên chú ý và không được thờ ơ. Nếu mắc phải các bệnh da liễu tự miễn hoặc, bệnh lý bên trong cơ thể thì cần phải được điều trị càng sớm càng tốt.

Để khắc phục tình trạng này, giúp chân hết ngứa và thoải mái hơn bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, tất cả các cách trị ngứa da tay, da chân này trước khi dùng phải được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý áp dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.

Có lẽ đây là một cách khắc phục ngứa chân phổ biến và được nhiều người lựa chọn nhất khi bị ngứa chân. Với phương pháp này bạn có thể sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi. Công dụng của các loại thuốc này đó là giúp bạn kiểm soát, khắc phục được triệu chứng ngứa nhanh chóng chỉ sau vài lần sử dụng.

Tuy nhiên, thuốc Tây y tuy tác dụng nhanh nhưng lại có thể tiềm ẩn tác dụng phụ, nhờn thuốc nếu sử dụng trong thời gian dài.

  • Thuốc bôi trị ngứa chân: Thuốc bôi gồm: kem kháng nấm [trị nấm da chân], Glycerin, Panthenol,  Zinc oxide, Menthol, kem dưỡng ẩm… có tác dụng giảm nhanh triệu chứng, giảm đau rát, làm lành tổn thương ngay tại chỗ.
Thuốc bôi có tác dụng giảm nhanh triệu chứng bệnh
  • Thuốc uống: Các thuốc kháng sinh, thuốc corticoid, thuốc kháng histamin H1 [promethazin, Loratadine, Cetirizine…]… thuốc có công dụng tăng cường miễn dịch, chống lại các yếu tố gây ngứa, đào thải độc tố…
  • Phương pháp ngoại khoa: Ngoài ra, với những trường hợp nặng cần đến sự can thiệp ngoại khoa bác sĩ có thể chỉ định phương pháp: Liệu pháp ánh sáng, biện pháp LCE trong điều trị các bệnh ngoài da như vảy nến…

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu mức độ ngứa nhẹ, không có dấu hiệu của bệnh lý thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng những mẹo dân gian để cải thiện tình trạng bệnh của mình. Bên cạnh đó, phương pháp dân gian cũng được xem là phương pháp hỗ trợ điều trị trong giai đoạn dùng thuốc.

Một số cách trị ngứa ngáy chân tay thường được áp dụng và mang đến hiệu quả tích cực như:

Lá mướp trị ngứa da chân tay

Theo Đông y, lá mướp có vị chua, đắng, tính hàn có công dụng hóa đàm, thanh nhiệt, giải độc… Nhờ vậy mà từ lâu lá mướp đã được sử dụng để chữa bệnh ngoài da, trong đó có ghẻ nước, ngứa chân tay…

Cách thực hiện:

  • Lấy 2-3 lá mướp tươi, rửa sạch, có thể ngâm với nước muối pha loãng trong 15-20 phút, sau đó vớt ra, để ráo.
  • Vò nát lá mướp đã được rửa sạch với một vài hạt muối.
  • Dùng lá mướp chà nhẹ nhàng lên vùng da bị ngứa ở chân hoặc đắp trực tiếp và để trong 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước.
  • Áp dụng cách này 2-3 lần/ ngày.

Uống trà xanh/ trà hoa cúc giảm ngứa từ bên trong

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trà hoa cúc và trà xanh có chứa những hoạt chất giúp an thần. Vì vậy sẽ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ngứa chân, đồng thời giúp cho não bộ được thư giãn. Hơn thế nữa, hai loại trà này còn có công dụng thanh lọc, giải độc cơ thể, hỗ trợ tốt nhất cho chức năng gan thận. Mà chức năng gan thận suy giảm lại chính là nguyên nhân gây ngứa ở chân.

Uống trà xanh, trà hoa cúc giúp giảm ngứa từ bên trong

Giảm mẩn ngứa bằng nha đam

Theo Đông y, nha đam hay lộ hội có tính mát, vị đắng với công dụng thanh nhiệt, giải độc, thông đại tiện, cầm máu và mát huyết. Ngoài ra, nha đam còn chứa ít nhất 23 loại axit amin, một số khoáng chất, đồng thời chứa polysaccharide và monosaccharide có công dụng kháng virus và tăng cường miễn dịch.

Đặc biệt, nha đam còn chứa một lượng dồi dào chất béo chưa bão hòa có khả năng tiêu sưng, giảm dị ứng, thúc đẩy quá trình lên da non và nhanh chóng làm lành vết thương.

Cách thực hiện:

  • Lấy một bẹ nha đam tươi, rửa sạch rồi cắt lớp vỏ xanh bên ngoài.
  • Dùng dao thái mỏng lớp gel bên trong nha đam.
  • Vệ sinh chân sạch sẽ bằng nước ấm, lau khô bằng khăn bông.
  • Đắp trực tiếp miếng gel nha đam lên vùng da cần điều trị và để khoảng 10-15 phút, rửa lại bằng nước lạnh.

Dầu bạc hà trị da chân khô ngứa

Dầu bạc hà có công dụng làm mát và thư giãn cho bàn chân. Bên cạnh đó, với thành phần axit omega-3 có trong bạc hà sẽ giúp nuôi dưỡng tế bào da, loại bỏ tình trạng da khô ngứa, khó chịu.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một cốc bột yến mạch, 1 cốc bột ngô, 1 thìa dầu bạc hà và ¼ cốc muối biển.
  • Đem trộn tất cả các nguyên liệu này tạo thành một hỗn hợp.
  • Vệ sinh sạch bàn chân, không lau khô rồi thoa đều hỗn hợp vừa thu được lên chỗ bị ngứa, khô sần.
  • Massage nhẹ nhàng trong vài phút rồi rửa sạch, lau khô bằng khăn sạch và bôi kem dưỡng ẩm phù hợp để tránh khô da.
Dầu bạc hà có công dụng làm mát và thư giãn cho bàn chân

Đây đều là những phương pháp dễ kiếm và mang lại sự an toàn cho người bệnh bởi các nguyên liệu đều an toàn, sẵn có trong gian bếp của nhiều gia đình. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp này đó là tác động chậm, chỉ giải quyết được triệu chứng. Nếu bệnh do nguyên nhân bên trong thường không có hiệu quả.

Hơn nữa, hiệu quả của mẹo dân gian phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mỗi người. Nên trước khi dùng bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng cũng như hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo nhất.

Cũng là một cách trị tình trạng chân bị ngứa an toàn như mẹo dân gian, tuy nhiên Đông y lại có những ưu điểm vượt trội. Bởi nếu mẹo dân gian chỉ tác động vào triệu chứng thì Đông y với nguyên tắc điều trị bệnh từ bên trong, tác động vào căn nguyên lại giúp bạn điều trị bệnh tận gốc.

Thành phần thuốc đều là các loại thảo dược thiên nhiên đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ. Điểm mạnh của Đông y chính là dựa vào tình trạng bệnh để đưa ra bài thuốc, gia giảm vị thuốc phù hợp nhằm mang đến hiệu quả tối ưu nhất.

Chưa kể, với sự an toàn, lành tính nên thuốc Đông y có thể dùng cho mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ và người lớn.

Tuy nhiên, Đông y có nhược điểm là thuốc tác dụng chậm, nên người bệnh phải kiên trì và không được nóng vội. Hơn nữa cơ địa của người bệnh cũng góp phần vào hiệu quả nhanh chậm của bài thuốc, tương tự như mẹo dân gian.

Ngứa ở chân hay bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nếu bạn chủ quan sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn bạn. Điển hình là mất thẩm mỹ, tác động tiêu cực đến tâm lý của mỗi người. Bởi vậy, để bệnh không lan rộng thì bạn hãy lưu ý những vấn đề sau đây khi bị ngứa chân.

  • Không nên gãi khi chân tay bị ngứa, đặc biệt là gãi mạnh, bởi khi gãi dưới tác động của móng tay sẽ khiến da bị trầy xước, nếu móng tay có vi khuẩn có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng.
  • Không tự ý dùng bất cứ loại thuốc hay mẹo dân gian nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Sử dụng sai cách sẽ khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong thời gian điều trị bằng thuốc, không tự ý ngưng hoặc tăng liều.
  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, đồng thời nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng…
Có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để sớm cải thiện tình trạng bệnh
  • Luôn giữ cho chân được sạch sẽ, bảo vệ chân nếu phải tiếp xúc với các loại hóa chất, chất tẩy rửa mạnh…

Làm sao để phòng tránh tình trạng ngứa tay chân hiệu quả, hãy thực hiện những khuyến cáo mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra dưới đây:

  • Vệ sinh vùng chân sạch sẽ, tránh để chân tiếp xúc quá nhiều với nước, nhất là các chất tẩy rửa mạnh vì sẽ gây kích ứng.
  • Sử dụng đồ bảo hộ khi chân phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa, môi trường chứa hóa chất.
  • Giữ ấm cho chân tay khi trời chuyển lạnh.
  • Luôn giữ cho môi trường sống, sinh hoạt sạch sẽ, thoáng mát, bởi điều này không chỉ giúp cho bạn có sức khỏe tốt mà còn bảo vệ cho làn da của bạn nữa.
  • Tránh xa những thực phẩm có thể gây dị ứng để cơ thể không bị kích ứng gây ngứa chân, tay.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe tổng quát, sớm phát hiện các vấn đề bất thường về thận, gan, nội tiết…

Như vậy, ngứa chân không đơn giản như bạn vẫn nghĩ, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị suy giảm chức năng gian, thậm chí là đái tháo đường, mắc bệnh da liễu. Chính vì thế, thay vì tự áp dụng những mẹo dân gian truyền miệng khi các dấu hiệu ngứa kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt thì bạn nên đến cơ sở để được thăm khám và tiếp nhận hướng điều trị phù hợp nhất. Chúc bạn sức khỏe!

Xem thêm:

  • Cách trị ngứa da toàn thân hiệu quả nhất hiện nay

Video liên quan

Chủ Đề