Mã ngành nghề kinh doanh tạp hóa

Đăng ký kinh doanh là khâu quan trọng mà các chủ tiệm tạp hóa cần phải làm; kinh doanh tạp hóa hiện đang rất phổ biến ở cả nông thôn và thành thị; để mở tiệm tạp hóa bạn bắt buộc phải có giấy phép đăng ký kinh doanh; (có đăng ký ngành nghề kinh doanh hàng tạp hóa). Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về dịch vụ đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa.

Mã ngành nghề theo quy định của pháp luật

Ngành nghề Bán lẻ trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp gồm: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp; Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp loại khác 47191: Bán lẻ trong siêu thị; trung tâm thương mại; Bán lẻ khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp:

  • 471: Bán lẻ trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp: Nhóm này gồm: Bán lẻ nhiều loại sản phẩm ở cùng một cửa hàng; (cửa hàng không chuyên doanh), như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bách hoá.
  • 4711 – 47110: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào; chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp: Nhóm này gồm: Bán lẻ nhiều loại hàng hoá, tuy nhiên; trong đó hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm thuốc lá thuốc lào là chủ yếu, doanh thu chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài các loại hàng hóa này, các cửa hàng đó còn bán lẻ các loại hàng hóa khác như quần áo, giường, tủ, bàn ghế, đồ ngũ kim, hoá mỹ phẩm…nhưng các loại hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ.
  • 4719: Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp loại khác 47191: Bán lẻ trong siêu thị, trung tâm thương mại: Nhóm này gồm: Bán lẻ nhiều loại hàng hoá trong các siêu thị, minimart, trung tâm thương mại; bán nhiều loại hàng hóa: quần áo, giày dép, đồ dùng, hàng ngũ kim, mỹ phẩm, đồ trang sức, đồ chơi, đồ thể thao, lương thực thực phẩm, trong đó lương thực, thực phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm thuốc lá; thuốc lào có doanh thu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn các mặt hàng khác.
  • 47199: Bán lẻ khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp: Nhóm này gồm: Bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, cửa hàng bách hóa (trừ siêu thị, trung tâm thương mại), bán nhiều loại hàng hóa: quần áo, giày dép, đồ dùng gia đình, hàng ngũ kim, lương thực thực phẩm, trong đó lương thực, thực phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm thuốc lá; thuốc lào chiếm tỷ trọng nhỏ hơn các mặt hàng khác;

Nội dung tư vấn dịch vụ đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa

Mở cửa hàng tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh không?

Theo khoản 2 Điều 79 Quy định: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp; không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Như vậy câu trả lời cho câu hỏi này là: Có cần. Bạn kinh doanh bất cứ mặt hàng gì trừ một số lĩnh vực đều cần đăng ký kinh doanh theo quy định của nhà nước. Đây không những là trách nhiệm của bạn; mà còn giúp bạn có được những quyền lợi trong lĩnh vực này.

Chào luật sư, gia đình tôi mở một cửa hàng tạp hóa bán trong xóm. Cửa hàng cũng đầy đủ mặt hàng tuy nhiên quy mô bán hàng thì chỉ khoảng 50m2. Vậy tôi có phải đăng ký kinh doanh không, tôi đăng ký kinh doanh loại hình gì? Và nếu phải đăng ký kinh doanh, tôi ghi ngành nghề là “tạp hóa” được không luật sư?

MỜI CÁC BẠN XEM VIDEO NÀY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN ĐẦY ĐỦ NHẤT VỀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Chào bạn và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Thái An.

Với những thông tin bạn đưa ra, chúng tôi thấy rằng, loại hình kinh doanh hợp lý nhất đối với bạn đó chính là hộ kinh doanh cá thể. Loại hình này được định nghĩa chi tiết tại khoản 1 điều 66 nghị định 78/2015/NĐ-CP:” Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”

Có thể thấy rằng, việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể chỉ phụ thuộc vào địa điểm và số lượng lao động chứ không phụ thuộc vào diện tích sử dụng, do vậy bạn đủ điều kiện để đăng ký kinh doanh.

Về ngành nghề kinh doanh, khi đăng ký hộ kinh doanh, bạn không cần ghi mã ngành mà ghi trực tiếp tên ngành nghề dự định đăng ký kinh doanh trong giấy đền ghị đăng ký hộ kinh doanh. Hệ thống ngành nghề kinh doanh được quy định tại quyết định 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và quyết định 337/QĐ-BKHĐT về nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.Về kinh doanh tạp hóa, pháp luật hiện tại chưa có một văn bản cụ thể nào để định nghĩa đúng khái niệm trên. Chúng ta hiểu rằng cửa hàng bán hàng tạp hóa là một cửa hàng loại nhỏ theo mô hình của cửa hàng bách hóa, là nơi lưu trữ hàng hóa và bày bán nhiều loại hàng hóa khác nhau trong đó có bán đầy đủ những thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày như các mặt hàng đồ ăn uống khô, đồ gia dụng, kim chỉ, vải vóc, một số loại đồ xây dựng như đinh, ốc, sơn, ống nước, đồ thiết yếu cho sinh hoạt như kem đánh răng, bóp đánh răng, giấy vệ sinh, băng vệ sinh, các đồ phục vụ cho học tập như bảng, thước kẻ, bút, mực, các loại đồ ăn nhanh… Do vậy, việc buôn bán những hàng hóa trong tạp hóa phải được pháp luật cho phép, việc cấp phép do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương bạn chịu trách nhiệm.

Về thủ tục để đăng ký thành lập hộ kinh doanh bạn có thể tham khảo tại: Đây


 Nếu bạn có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh, bạn có thể sử dụng dịch vụ trọn gói gồm thành lập hộ kinh doanh và xin cấp mã số thuế. Để có thông tin về dịch vụ, mời bạn nhấp chuột vào đường link dưới đây: