Mang thai có dụng được Niacinamide không

“Bà bầu nên dùng mỹ phẩm gì?” – Đây là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu đang thắc mắc. Bởi trong lúc mang thai, làn da của mẹ bầu có nhiều biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Nếu bỏ bê skincare trong thời gian này thì sau này phục hồi làn da sẽ rất khó khăn.

Vậy những thành phần nào trong mỹ phẩm mà bà bầu có thể sử dụng được? Cùng ADAMVIETNAM xem ngay nhé!

Bà bầu nên dùng mỹ phẩm gì: Các thành phần dưỡng ẩm

 Bà bầu có nên dùng mỹ phẩm? Tất nhiên là CÓ, nhưng phải lựa chọn cẩn thận 

Các thành phần dưỡng ẩm như Hyaluronic acid, ceramide, vitamin B5, glycerin được xem là an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. Các thành phần như cholesterol, fatty acid, propylene glycol, glycerin and sorbitol cũng được đánh giá là an toàn

Xem các loại dưỡng ẩm cho bà bầu:

  • Kem dưỡng ẩm cho bà bầu
  • Kem body cho bà bầu
  • Serum cho bà bầu

Hyaluronic acid

Đây là thành phần dưỡng ẩm cực kì tốt, giúp những làn da khô ráp trở nên mịn màng hơn. Vậy Hyaluronic Acid có dùng được cho bà bầu?

Mang thai có dụng được Niacinamide không

Hyaluronic Acid hiện diện nhiều trong mô bào thai, vì thế đây là thành phần an toàn để dùng khi mang thai. Một thành phần thường được đi đôi với HA là vitamin B5 (Axit Pantothenic) – cũng được xem là an toàn.

Ceramide

Là một trong những chất hình thành nên chất nền lipid gian bào (intercellular lipid matrix) trong lớp sừng của da (có 9 loại ceramide có trong lớp sừng của da). Các thông tin về ceramide cho thấy chất này cực kỳ an toàn

Thành phần này có trong hàng rào bảo vệ da, là 1 yếu tố giữ ẩm tự nhiên giúp phục hồi và cấu tạo nên lớp biểu bì. Thường được xuất hiện trong các loại serum hoặc kem dưỡng thiên về phục hồi, dưỡng ẩm, nhất là đối với những cô gái chuẩn bị làm mẹ

Các thành phần phục hồi

Vitamin B5 (panthenol)

Ngoài là một chất dưỡng ẩm cũng là một thành phần phục hồi da, và được xem là an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai (như đã đề cập ở phía trên)

Niacinamide

Mang thai có dụng được Niacinamide không

Niacinamide có dùng được cho bà bầu? Được xem là an toàn khi sử dụng trong quá trình mang thai và không có nghiên cứu chứng minh sự kém an toàn của nó cho phụ nữ mang thai.

Trong nghiên cứu trên động vật, Chamberlain (1967) đã nghiên cứu ảnh hưởng của 50–100 mg/kg niacinamide ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ ở chuột và không tìm thấy ảnh hưởng nào

Ngoài việc an toàn cho các mẹ trong thời gian mang bầu, Niacinamide còn là một thành phần sáng giá giúp phục hồi làn da sau sinh

Rau má

Là 1 thành phần có nguồn gốc từ thực vật, giúp làm dịu da và dưỡng ẩm tốt hơn, làm lành vết thương nhanh hơn. Nhờ vào các đặc tính này, các sản phẩm phục hồi da sau laser, điều trị bằng treatment,… đều chứa chiết xuất rau má, hoặc lô hội,… hoặc dưỡng ẩm đơn thuần để làm lành lại các vết thương trên da!

Peptide

Peptide là một hoạt chất mới được ưa chuộng gần đây bởi các hãng mỹ phẩm bởi khả năng sửa chữa các tế bào tổn thương và hỗ trợ cải thiện các dấu hiệu lão hóa. Peptide cũng được xem là an toàn cho sử dụng khi mang thai

Các thành phần tẩy tế bào chết

Danh sách các sản phẩm tẩy da chết cho bà bầu an toàn

AHA (Glycolic, Lactic acid)

AHA là một trong những thành phần tẩy tết bào chết phổ biến nhất hiện nay. Vậy AHA có dùng được cho bà bầu?

AHA (Glycolic acid, Lactic acid) nhìn chung được xem là thành phần tẩy tế bào chết hóa học khá an toàn trong giai đoạn mang thai. AHA có thể ở dạng sản phẩm đặc trị riêng, hoặc cũng có thể xuất hiện trong các sản phẩm như toner cho bà bầu, sữa rửa mặt cho bà bầu, tẩy trang,…Ngoài công dụng tẩy tế bào chết, AHA còn là thành phần giúp làm sáng da rất an toàn cho bà bầu nữa

Là 1 dạng AHA, đem lại hiệu quả tẩy tế bào chết ở trên tầng sừng, làm sáng da hơn, trị mụn không thua kém gì so với BHA. Ngoài ra AHA cũng mang lại khả năng giữ nước trên da, giúp da không bị khô khi xài acid. Tùy thuộc về các thành phụ trong sản phẩm (còn gọi là hệ nền) mà có thể hướng tới các sản phẩm điều trị cho da, như trị mụn, hoặc sáng da,…

So với BHA, thì AHA khá là an toàn hơn cho các bà bầu, vì nó không thấm quá sâu vào da và vào máu, gây nên ảnh hưởng cho em bé, nên vẫn highly recommend thành phần này cho những mẹ bầu nào muốn sử dụng acid trong thời gian mang thai. Nên dùng khoảng 3 lần/ tuần với nồng độ dưới 10% là an toàn

Glycolic acid

Không có nhiều nghiên cứu kiểm tra việc sử dụng Glycolic acid trong thai kỳ được thực hiện; tuy nhiên, theo nghiên cứu số 1 chỉ có một lượng nhỏ sản phẩm có khả năng bị hấp thụ nên không cần quá lo lắng nếu sử dụng thành phần này trong thai kỳ

Ngoài Glycolic, thì các acids khác trong nhóm AHA như Lactic acid hay Mandelic acid cũng được xem là khá an toàn nếu sử dụng thoa ngoài da, theo bác sĩ da liễu Engelman trả lời tạp chí Vogue, và bác sĩ Robinson cũng đồng ý rằng Glycolic acid và Lactic acid là lựa chọn tốt khi mang thai

Kojic acid

Kojic acid được tìm thấy là không độc hại trong các nghiên cứu về độc tính sinh sản và gen, và bởi vì Kojic acid được hấp thụ chậm vào da người nên nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi khó xảy ra, ít nhất là ở nồng độ thấp (1% – 4%) trong mỹ phẩm dạng lưu lại trên da.

Và trong mỹ phẩm thì thường Kojic acid chỉ có ở nồng độ thấp 1 – 3% kèm với Glycolic acid nên cũng khá an toàn (tuy vậy, nếu các mẹ có muốn mua sản phẩm chứa Kojic acid, các mẹ nên check nồng độ để chắc chắn nhé)

Salicylic acid (BHA)

Mang thai có dụng được Niacinamide không

“BHA có dùng được cho bà bầu không” – Đây là câu hỏi của nhiều mẹ bầu vì BHA là treatment mạnh.

Khi xem lại bài viết các chất trong mỹ phẩm bà bầu cần tránh, bạn có thể thấy BHA là một thành phần khá gây tranh cãi khi sử dụng trong thai kỳ

Salicylic acid thoa ngoài da là một thành phần trong một số sản phẩm trị mụn phổ biến và được phát hiện là có thể hấp thụ vào cơ thể, mặc dù mức độ hấp thụ khác nhau (tương đối nhỏ). Tuy vậy, một số nghiên cứu lớn đã được công bố, trong đó các nhà nghiên cứu đã kiểm tra kết quả của những phụ nữ sử dụng axit acetylsalicylic liều thấp qua đường uống trong thai kỳ và phát hiện là không có tăng nguy cơ các tác dụng phụ, chẳng hạn như dị tật, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.

Không có nghiên cứu nào trực tiếp về chủ đề ảnh hưởng của mỹ phẩm có chứa BHA đường thoa lên thai kỳ; tuy nhiên, do một tỷ lệ tương đối nhỏ như vậy được hấp thụ qua da, nên có một số bài nghiên cứu cho là không có khả năng gây ra bất kỳ rủi ro nào cho em bé đang phát triển

Tuy vậy, cục FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã xếp hạng BHA vào nhóm C trong các thành phần có khả năng gây nguy hiểm trong thai kỳ (trong đó, bao gồm 5 nhóm A, B, C, D, X, nhóm A là nhóm ít nguy hiểm nhất và nhóm X là nhiều nguy hiểm nhất). Các bác sĩ khuyên rằng chỉ nên sử dụng BHA nồng độ thấp hơn 2%

Các thành phần trị mụn

Ngoài các thành phần tẩy tế bào chết hóa học có thể hỗ trợ trị mụn như AHA, BHA, bạn có thể sử dụng Azelaic acid (xem thêm ở các thành phần làm sáng da) hoặc Benzoyl peroxide hoặc Sulfur để chấm vào nốt mụn giúp mụn nhanh xẹp hơn

  • Danh sách kem trị mụn cho bà bầu an toàn

Benzoyl peroxide

Khi Benzoyl peroxide được bôi tại chỗ, chỉ có 5% được hấp thụ qua da, và sau đó nó được chuyển hóa hoàn toàn thành axit benzoic trong da và bài tiết dưới dạng nước tiểu.

Bên cạnh đó, không có nghiên cứu về việc sử dụng chế phẩm này ở bệnh nhân mang thai đã được công bố; do đó, việc hấp thụ toàn thân đối với phụ nữ mang thai và sinh con sẽ hiếm khi xảy ra và việc sử dụng sản phẩm này trong thai kỳ sẽ không đáng lo ngại.

Tuy vậy, bạn cũng nên cân nhắc chỉ sử dụng nồng độ Benzoyl peroxide (may mắn là, BP ở nồng độ thấp 2,5% vẫn có hiệu quả trị mụn tốt, ngang với 10% và ít kích ứng hơn)

Sulfur

Sulfur cũng được xem là một thành phần trị mụn hiệu quả đối với mụn vừa như mụn đầu trắng hay đầu đen. Chỉ có khoảng 1% sulfur dạng bôi được hấp thụ. Có rất ít thông tin nghiên cứu về việc sulfur có an toàn khi sử dụng trong thai kỳ hay không. Do khả năng hấp thu toàn thân thấp và không có trường hợp đáng tiếc nào được báo cáo nên lưu huỳnh thoa ngoài da được cho là không gây hại cho thai nhi

Các thành phần làm sáng da

Azelaic acid

Azelaic acid được xem là an toàn khi sử dụng trong khi mang thai, và được FDA xếp hạng B trong thang đo trong các thành phần có khả năng gây nguy hiểm trong thai kỳ (trong đó, bao gồm 5 nhóm A, B, C, D, X, nhóm A là nhóm ít nguy hiểm nhất và nhóm X là nhiều nguy hiểm nhất), cao hơn (an toàn hơn) AHA, BHA, Benzoyl peroxide

Là 1 thành phần sáng giá mới nổi trong năm 2020 gần đây. Azelaic được đánh giá là có khả năng trị mụn, giảm thâm ở trên da khi được sử dụng ở nồng độ từ 15-20%. Ngoài ra, Azelaic không gây khả năng năng kích ứng cao như AHA hoặc BHA, đây chính là thành phần healthy nhất trong việc giải quyết các vấn đề da mà an toàn cho mẹ bầu! Có thể dùng hàng ngày luôn nhé

AHA và Kojic acid

Như đã trình bày ở phần tẩy tế bào chết, AHA là một chất làm sáng da, trị thâm và trị mụn hiệu quả và Kojic acid cũng có khả nắng làm sáng da tốt. Cả 2 đều được xem là an toàn khi sử dụng trong khi mang thai

Vitamin C

Vitamin C dạng bôi được xem là an toàn khi sử dụng cho mẹ bầu. Theo bác sĩ da liễu Robinson chia sẻ với Healthline, các chất chống oxy hóa và acids (lactic acid, glycolic acid, vitamin C và azelaic acid) là lựa chọn tuyệt vời cho phụ nữ mang thai. Bác sĩ Lily Talakoub cũng đồng quan điểm và cho rằng Vitamin C an toàn khi sử dụng trong thai kỳ

Các thành phần chống nắng

Các hoạt chất chống nắng thường được xem là an toàn, không có nguy hiểm khi sử dụng trong thai kỳ và các bác sĩ da liễu cũng khuyến khích bệnh nhân nên sử dụng. Tuy vậy, các thành phần chống nắng vật lý sẽ được ưa chuộng hơn do một số màng lọc hóa học được cho là hấp thụ vào cơ thể

  • Bạn nên ưu tiên sử dụng kem chống nắng vật lý

Nghiên cứu số 1 không tìm thấy bằng chứng về sự xâm nhập đáng kể của titanium dioxide và các hạt nano zinc oxide vượt quá lớp sừng. Nghiên cứu số cho rằng titanium dioxide không xâm nhập sâu hơn lớp biểu bì và zinc oxide có khả năng hấp thụ toàn thân kém. Từ đó có thể suy ra titanium dioxide và zinc oxide khá an toàn khi sử dụng và bạn cũng nên ưu tiên sử dụng kem chống nắng vật lý nhé!

  • Danh sách kem chống nắng cho bà bầu an toàn

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “bà bầu nên dùng mỹ phẩm gì?”. Ngoài ra, các bạn có thể xem thêm những nội dung về bà bầu tại chuyên mục Chăm sóc da bà bầu.

Xem thêm:

  • Kem chống rạn cho bà bầu
  • Mặt nạ cho bà bầu