Mang thai có nên ăn măng cụt

Quả măng cụt được biết đến là một loại trái cây phổ biến, vị thơm ngon dễ ăn nhưng không phải ai cũng biết rõ măng cụt có tác dụng gì, có tốt cho bà bầu hay không, măng cụt ăn có nóng không... Nếu bạn cũng đang băn khoăn trước những câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin được chia sẻ từ chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh trong bài viết sau đây để giải đáp cho thắc mắc ăn măng cụt có tốt không.

Một số thông tin về cây và quả măng cụt

Măng cụt (tên khoa học là Mangosteen) thuộc nhóm cây ăn quả nhiệt đới, được rất nhiều người ưa chuộng nhờ hương vị ngọt thanh và thành phần chứa nhiều chất bổ dưỡng. Quả măng cụt hình tròn, có vỏ cứng bên ngoài màu đen hoặc tím than, phần thịt quả ở bên trong màu trắng tinh chia thành 5 - 8 múi và có hạt.

Măng cụt trồng ở đâu? Được biết tới là loại quả giàu dinh dưỡng nên trái măng cụt được trồng tại rất nhiều nước, đặc biệt là khu vực các quốc gia Đông Nam Á. Có thể kể đến bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka… Tại nước ta, măng cụt chủ yếu được trồng ở những tỉnh thành như Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Nai, Bình Dương, Sóc Trăng hay Hậu Giang…

Xem thêm: quả bơ có bao nhiêu calo

Nếu bạn đang băn khoăn măng cụt mọc ở đâu thì hãy lưu ý rằng loại cây này không thể sinh trưởng tốt tại những vùng có khí hậu quá ẩm hoặc quá khô. Theo đó, những yếu tố thời tiết thích hợp đối với sự phát triển của cây măng cụt là nhiệt độ trong khoảng từ 25 tới 35 độ C, lượng mưa từ 1270mm/năm trở lên và độ ẩm không khí thấp nhất từ 80%.

Ngoài phần thịt quả thơm ngon, phần vỏ thân cây và vỏ quả măng cụt còn được sử dụng như các vị thuốc trị bệnh. Thịt quả măng cụt tươi chứa rất nhiều dưỡng chất như calo, chất đạm, chất béo, canxi, vitamin A, B1, C, E, chất xơ, photpho… có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước. Vỏ thân cây măng cụt chủ yếu có chứa tanin, còn phần vỏ quả bao gồm mangostin, tanin, xanthones và nhựa.

Mang thai có nên ăn măng cụt
Một số thông tin về cây và quả măng cụt

Theo các nghiên cứu từ cả y học hiện đại và Đông y cổ truyền, quả măng cụt mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người bởi thành phần giàu chất dinh dưỡng kể trên. Dưới đây là những thông tin cụ thể giúp bạn đọc có thể tham khảo và giải đáp được câu hỏi măng cụt có tác dụng gì:

1. Hạ huyết áp và giảm cholesterol

Các mảng bám, cặn lắng được hình thành khi cholesterol xấu bị lão hóa, khiến cho đường máu lưu thông hẹp lại dẫn đến nguy cơ cao người bệnh đau tim hay đột quỵ. Bởi vậy, khi nhắc tới những công dụng của trái măng cụt thì trước tiên cần phải kể đến khả năng phòng tránh huyết áp cao và ngăn ngừa cholesterol xấu nhờ thành phần hoạt chất Xanthones. Tuy nhiên, Xanthones lại có trong phần vỏ quả nhiều hơn nên ngoài việc ăn trực tiếp thịt quả, người bệnh có thể kết hợp vỏ măng cụt cùng một số dược liệu khác để làm thuốc.

2. Ổn định chỉ số đường huyết

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, măng cụt có công dụng ổn định, dung hòa lại chỉ số đường huyết trong cơ thể, chống viêm và giảm đau thông qua các hoạt chất axit tannic, benzophenone glucoside, proanthocyanidin oligomeric, epicatechin, gartanin… Do đó, nếu chưa biết ăn măng cụt có tốt không thì những người có chỉ số lượng đường trong máu cao không nên bỏ qua.

3. Giúp ngăn ngừa ung thư

Hoạt chất Xanthones, Garcinone E và những chất chống oxy hóa có trong măng cụt luôn được biết đến với khả năng kháng viêm, chống lại sự phát triển của các gốc tự do, ức chế quá trình tăng sinh của tế bào ác tính. Nhờ vậy, sử dụng măng cụt có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số loại ung thư bao gồm: Ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư da, ung thư ruột kết…

Mang thai có nên ăn măng cụt
Giúp ngăn ngừa ung thư

4. Hỗ trợ cho quá trình giảm cân

Măng cụt ăn có tốt không? Tuy phần thịt quả măng cụt có vị ngọt nhưng lại chứa ít calo, dồi dào chất xơ, sắt và canxi nên sẽ không tác động quá nhiều nếu bạn đang có nhu cầu giảm cân. Đặc biệt, hoạt chất Xanthones của loại quả này ngoài những công dụng kể trên thì còn có vai trò quan trọng nhằm làm bền tế bào, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Từ đó cơ thể được hoạt động một cách hiệu quả hơn, hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân cũng như kiểm soát trọng lượng.

5. Măng cụt giúp tinh thần hưng phấn, nâng cao sinh lực

Đối với câu hỏi quả măng cụt có tác dụng gì, thực tế cho thấy không ít người sau khi bổ sung loại trái cây này vào cơ thể đều có cảm giác dồi dào năng lượng, tinh thần được thoải mái hơn. Giải thích cho vấn đề này, các chuyên gia cho biết thành phần axit trytophan trong măng cụt có thể tác động và tăng cường Serotonin. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh giúp điều hòa nhịp sinh học, thúc đẩy cảm xúc tích cực và mang lại giấc ngủ ngon.

6. Ăn măng cụt tác dụng phòng ngừa lão hóa

Các hợp chất chống oxy hóa đa dạng kết hợp cùng hàm lượng vitamin A, C, E của măng cụt đều đem tới nhiều lợi ích cho làn da. Không chỉ mang công dụng dưỡng ẩm, ngừa nếp nhăn, ức chế hoạt động của những tác nhân gây hại đối với da mà quả măng cụt còn có khả năng chống lão hóa, giúp da được cải thiện sức khỏe. Vì vậy, măng cụt ăn có tác dụng gì có thể hỗ trợ thuyên giảm triệu chứng mụn trứng cá, chàm, viêm da gây ngứa…

Mang thai có nên ăn măng cụt
Ăn măng cụt tác dụng phòng ngừa lão hóa

7. Kiểm soát mùi khó chịu của hơi thở

Chất Xanthones trong thành phần quả măng cụt còn được biết tới với đặc tính tiêu viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng hơi thở có mùi khó chịu hãy thử lấy vỏ măng cụt rửa sạch, đem sắc với nước sau đó súc miệng sau khi ăn uống. Dưới tác động của hoạt chất này, các vi khuẩn gây hôi miệng sẽ bị ức chế sự phát triển, nhờ đó mùi khó chịu sẽ được thuyên giảm đáng kể.

8. Măng cụt có tác dụng điều trị tiêu chảy, kiết lỵ

Chiết xuất từ phần vỏ của quả măng cụt giúp loại bỏ các loại vi khuẩn có hại gây ra những vấn đề ở đường ruột như tiêu chảy, kiết lỵ, do vậy nhiều người thường sử dụng để nấu thành nước thuốc chữa bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị từ vỏ măng cụt mà người bệnh có thể tham khảo và áp dụng:

Đối với bệnh tiêu chảy: Chuẩn bị 20 gam vỏ măng cụt phơi khô, 12 gam vỏ thân cây ổi đem sắc với nước, phần nước thuốc thu được sau đó chia làm hai phần để sử dụng hết trong ngày.

Đối với bệnh kiết lỵ: Lấy mỗi thứ 6 gam vỏ măng cụt và lá trà xanh, một ít gừng tươi, các thảo dược rau má, rau sam, cỏ sữa, cỏ nhọ nồi chuẩn bị mỗi loại 8 gam, vỏ quýt và cam thảo mỗi loại 4 gam rồi sắc chung tất cả với nước, để nguội bớt rồi có thể sử dụng ngay.

Ăn măng cụt có tốt cho bà bầu không?

Qua những thông tin trên đây có thể thấy rằng trái măng cụt có rất nhiều công dụng, vậy liệu măng cụt có tốt cho bà bầu hay không? Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, nếu bà bầu ăn măng cụt với một lượng vừa phải, hợp lý sẽ đem đến những lợi ích đáng kể cho sức khỏe của mẹ cũng như quá trình phát triển của thai nhi, cụ thể như sau:

Mang thai có nên ăn măng cụt
Ăn măng cụt có tốt cho bà bầu không?

Nâng cao hệ thống miễn dịch: Thành phần quả măng cụt chứa hàm lượng vitamin C dồi dào giúp bà bầu cải thiện đề kháng và miễn dịch, ngăn ngừa những bệnh lý như ho sốt, cảm cúm, hay các vấn đề nhiễm trùng khác làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Có lợi cho sự phát triển của thai nhi: Nếu bà bầu băn khoăn măng cụt ăn có tốt không thì có thể yên tâm sử dụng bởi loại quả này chứa mangan cần thiết cho hệ xương khớp của thai nhi và giúp mẹ có một thai kỳ thuận lợi, khỏe mạnh.

Hạn chế các dị tật bẩm sinh ở thai nhi: Măng cụt còn có khả năng bảo vệ thai nhi trước những nguy cơ gặp phải dị tật bẩm sinh liên quan đến não bộ hay cột sống nhờ vào thành phần axit folic.

Phòng tránh tình trạng thiếu máu: Măng cụt có tốt cho bà bầu bởi khả năng cải thiện lưu lượng máu, kích thích sản sinh các tế bào máu, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng cholesterol trong máu cao, phòng tránh tiểu đường, xơ vữa động mạch và giảm triệu chứng đau tức ngực trong thai kỳ.

Hỗ trợ trị chứng táo bón: Mẹ bầu ăn măng cụt tươi sẽ giúp cung cấp cho cơ thể lượng chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa, làm mềm phân để dễ dàng đào thải ra bên ngoài, bên cạnh đó chất xơ còn hữu ích trong việc phòng ngừa biến chứng tiền sản giật vô cùng nguy hiểm.

Giúp làm đẹp da: Măng cụt có tác dụng gì còn hạn chế tình trạng bà bầu gặp phải những vấn đề bất thường về da trong giai đoạn mang thai nhờ vitamin A, C cùng các chất chống oxy hóa.

Mặc dù quả măng cụt đem lại nhiều công dụng nhưng không phải vì vậy mà bà bầu thường xuyên ăn quá nhiều bởi có thể gây tác dụng ngược. Phụ nữ đang mang thai cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm khác nhau để tăng cường sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng măng cụt

Bên cạnh vấn đề ăn măng cụt có tốt không, có tác dụng gì thì song song với đó bạn cũng cần phải quan tâm đến một số lưu ý trong cách sử dụng loại trái cây này để đảm bảo đạt được hiệu quả tối ưu nhất, cụ thể:

Không nên lạm dụng măng cụt quá mức bởi điều này sẽ khiến cho cơ thể bị nhiễm axit lactic gây yếu người, buồn nôn, nôn ói, thậm chí là gây sốc. Liều lượng phù hợp để sử dụng măng cụt là khoảng 2 - 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 2 quả là vừa đủ.

Mang thai có nên ăn măng cụt
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng măng cụt

Nhiều người thường có chung câu hỏi ăn măng cụt có nóng không thì câu trả lời là nếu bạn ăn quá nhiều hoàn toàn có nguy cơ dẫn đến việc cơ thể cảm thấy nóng bức khó chịu, xảy ra một số vấn đề dị ứng như mẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban, nghiêm trọng hơn là tức ngực, sưng họng, môi và miệng.

Những trường hợp cần hạn chế hoặc không nên ăn măng cụt: Người có cơ địa dễ dị ứng, người bị kích ứng với một trong các thành phần có trong quả măng cụt, người mắc bệnh đa hồng cầu.

Hợp chất Xanthones của măng cụt có thể làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu của cơ thể, do đó nếu người bệnh đang chuẩn bị tiến hành phẫu thuật điều trị bệnh tránh sử dụng loại quả này trước đó khoảng 2 tuần để tránh gây loãng máu, chảy nhiều máu.

Không nên ăn măng cụt cùng lúc với những loại thực phẩm mang tính mát bao gồm quả dừa, dưa hấu, dưa chuột, đậu tương… bởi trái măng cụt cũng có đặc tính này.

Nếu sử dụng vỏ măng cụt để làm thuốc phải bảo đảm chất lượng, tìm mua ở những nơi uy tín nhằm tránh trường hợp nguyên liệu đã nhiễm các chất hóa học, thuốc trừ sâu… gây nguy hiểm cho cơ thể. Khi chế biến thuốc không nên sử dụng các dụng cụ bằng kim loại, thay vào đó hãy dùng nồi đất và các đồ dùng có chất liệu bằng gỗ.

Chỉ nên coi măng cụt như một phương pháp hỗ trợ điều trị bởi chúng không có khả năng thay thế những phương pháp điều trị bằng y khoa, vì thế trong trường hợp có triệu chứng bất thường nghi ngờ bệnh lý tốt nhất là bạn vẫn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín.

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chia sẻ bài viết trên đây là những giải đáp từ chuyên gia về câu hỏi măng cụt có tác dụng gì, măng cụt có tốt cho bà bầu hay không cùng một số thông tin liên quan về loại quả này. Hy vọng rằng bạn đọc đã có thêm được nhiều kinh nghiệm hữu ích, nắm được cách sử dụng quả măng cụt sao cho phù hợp đối với chế độ dinh dưỡng của mình nhằm bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả nhất

Tại sao bầu không được ăn măng cụt?

Không nên ăn quá nhiều măng cụt vì có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu do tăng nguy cơ nhiễm axit lactic. Xanthone có thể giúp mẹ bầu điều chỉnh lượng đường trong máu nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng đông máu tự nhiên của cơ thể.

Măng cụt có tác dụng gì với bà bầu?

Măng cụt chứa lượng sắt dồi dào thúc đẩy hoạt động của những tế bào máu, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh thiếu máu thai kỳ. Ngoài ra, măng cụt còn được chứng minh có tác dụng cải thiện lượng máu trong cơ thể, giãn nở mạch máu tránh những hiện tượng như đau đầu, đau ngực, nghẹt tim thể gặp ở phụ nữ mang thai.

Bà bầu ăn chôm chôm có tác dụng gì?

Chôm chôm là một nguồn cung cấp vitamin E lý tưởng và giúp giải quyết gần như tất cả các vấn đề về da cho bà bầu. Bà bầu ăn chôm chôm cũng là một lựa chọn tuyệt vời nhằm giảm thiểu sự xuất hiện của vết rạn da sau sinh, cũng giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, da mệt mỏi, ngứa và lão hóa da.

Bà bầu nên ăn trái cây gì?

Top 12 những loại trái cây tốt cho bà bầu.
Xoài. Xoài là một trong những loại trái cây tốt cho bà bầu. ... .
Quả lê Bên cạnh xoài thì lê cũng là một trong những loại hoa quả tốt cho bà bầu nên có trong chế độ ăn mỗi ngày. ... .
Dưa hấu. ... .
Quả việt quất. ... .
Hồng xiêm (Sapôchê).
Cam. ... .
Quả lựu..