Mẫu hóa đơn thanh toán nhà hàng quận 1 năm 2024

KiotViet cho phép người dùng lựa chọn giữa 2 loại mẫu in hóa đơn: “Mẫu đơn giản” cho các hóa đơn bán lẻ thông thường, hoặc “Mẫu chi tiết” cho các đơn hàng lớn, các đại lý bán buôn. Với mẫu chi tiết này, các thông tin về doanh nghiệp như Mã số thuế, Thông tin tài khoản hay Chữ ký của các bộ phận chức năng đều có thể hiển thị trên hóa đơn bán hàng.

2. Ngôn ngữ

Tiếng Việt và tiếng Anh là 2 ngôn ngữ bạn có thể lựa chọn khi in hóa đơn. Bên cạnh tiếng Việt, lựa chọn Tiếng Anh cũng không thể thiếu, đặc biệt đối với các cửa hàng mà đối tượng phục vụ và sử dụng dịch vụ chủ yếu là khách nước ngoài.

3. Cỡ giấy

Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet cho phép bạn lựa chọn khổ in linh hoạt: Cỡ nhỏ (80mm), A4 hoặc A5. Tùy theo từng mục đích sử dụng, bạn có thể lựa chọn cỡ giấy phù hợp. Ví dụ, nếu bạn mong muốn hóa đơn nhỏ gọn, có thể dễ dàng để vào túi hàng, cỡ giấy nhỏ sẽ là lựa chọn phù hợp. Hoặc nếu bạn mong muốn tận dụng máy in đã có sẵn, không cần đầu tư thêm máy in hóa đơn mới, có thể lựa chọn in hóa đơn trên khổ giấy A4 / A5.

4. Hiển thị các thông tin về cửa hàng

Bạn có thể lựa chọn hiển thị các thông tin về cửa hàng như Logo, Slogan, thông tin cửa hàng, ghi chú, Phòng bàn, chi nhánh, thu ngân hay nhân viên bán hàng trên hóa đơn. Bên cạnh các thông tin được lấy từ dữ liệu nhập khi tạo đơn hàng, logo, slogan và thông tin cửa hàng là những thông tin mà chủ cửa hàng có thể nhập trong phần thiết lập thông tin cửa hàng.

Thay vì phải đầu tư hàng chục triệu đồng cho những đợt quảng bá hình ảnh cửa hàng, việc hiển thị Logo và Slogan của cửa hàng ngay trên hóa đơn chính là biện pháp marketing hiệu quả và kinh tế nhất, cho phép bạn nhắm tới đúng đối tượng khách hàng mà không tốn công sức và chi phí đầu tư lớn. Đồng thời, khách hàng có thể dễ dàng tìm lại địa chỉ/ số điện thoại của cửa hàng và lui tới trong những lần mua hàng tiếp theo.

Mẫu hóa đơn thanh toán nhà hàng quận 1 năm 2024

\>> BẠN CÓ BIẾT các quy trình Quản Lý Hóa Đơn hiệu quả nhất hiện nay

5. Hiển thị các thông tin về đơn hàng

Bên cạnh các thông tin chi tiết về giao dịch, phần mềm quản lý bán hàng KiotViet quy định mỗi hóa đơn bán hàng với một mã riêng biệt. Điều này giúp cho việc quản lý bán hàng và các giao dịch liên quan đến đơn hàng chặt chẽ hơn bao giờ hết. Mỗi khi khách hàng có thắc mắc về đơn hàng, hay muốn đổi/trả lại hàng hóa, nhân viên thu ngân chỉ cần quét mã vạch hoặc nhập mã đơn hàng, lập tức toàn bộ thông tin đơn hàng sẽ được hiển thị, giúp việc thao tác trên đơn hàng được thực hiện nhanh chóng và chính xác.

Chức năng hiển thị tiền thừa trên hóa đơn sẽ làm vừa lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất. Đồng thời những chú thích (ví dụ như giá trên đã bao gồm 10% VAT) hay Lời nhắn cuối như Hẹn gặp lại quý khách, hay giới thiệu về một chương trình khuyến mãi mới… sẽ truyền tải đầy đủ các thông điệp của cửa hàng tới khách mua hàng, giúp khách hàng được cung cấp đầy đủ thông tin và không còn băn khoăn, thắc mắc với các chính sách của cửa hàng.

6. Hiển thị thông tin khách hàng

Bất kỳ khách hàng nào cũng cảm thấy hài lòng khi họ tên của mình được xuất hiện trang trọng trên hóa đơn của cửa hàng. Điều này thể hiện sự quan tâm và cá nhân hóa mỗi khách hàng, tạo tâm lý gần gũi và khích lệ khách hàng quay trở lại với cửa hàng của bạn. Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet lưu lại toàn bộ thông tin khách hàng trên hệ thống, bạn có thể dễ dàng nhập thông tin khách hàng từ hệ thống khi tạo đơn hàng, hoặc thêm mới ngay lập tức trên màn hình bán hàng.

7. Thiết kế khoa học

Hóa đơn được thiết kế chuyên nghiệp và khoa học. Toàn bộ thông tin giao dịch được đặt tại trung tâm của hóa đơn, giúp khách hàng dễ dàng xem lại thông tin mua hàng. Bên cạnh đó, phần thông tin cửa hàng bao gồm Logo và địa chỉ, thông tin liên lạc được đặt phía đầu hóa đơn, tạo hiệu quả thẩm mỹ và thu hút sự chú ý của khách hàng.

Từ nội dung tới thiết kế, tất cả các chi tiết dù là nhỏ nhất trên hóa đơn bán hàng đều được các chuyên viên phát triển của KiotViet phân tích và nghiên cứu tỉ mỉ, đem đến một mẫu hóa đơn hoàn chỉnh và chuyên nghiệp nhất cho người sử dụng.

Hóa đơn đỏ là một trong số các loại hóa đơn quan trọng đối với nhiều đơn vị kinh doanh thuộc lĩnh vực xây dựng, thương mại, xây lắp, dịch vụ,… Mẫu hóa đơn này đòi hỏi tính chuẩn xác cao và có nguyên tắc cụ thể khi viết. Dưới đây, bài viết sẽ hướng dẫn cách viết hóa đơn đỏ cho nhà hàng mà bạn nên tham khảo thêm.

Lưu ý trước khi viết hóa đơn đỏ cho nhà hàng

Muốn học được cách viết hóa đơn đỏ cho nhà hàng chuẩn xác mà không phải sửa lại. Bạn cần phải lưu ý một số điểm cụ thể dưới đây:

Xác định thời điểm lập hóa đơn đỏ

Đối với đối tượng bán hàng thì thời điểm lập hóa đơn đỏ chính là thời khắc chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu hàng hóa cho người mua. Thời điểm này không phân biệt việc chưa thu hay đã thu được tiền.

Đối với bên cung ứng dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn đỏ là ngày hoàn thiện việc cung ứng dịch vụ. Thời điểm này cũng không phân biệt việc chưa thu hay đã thu được tiền.

Mẫu hóa đơn thanh toán nhà hàng quận 1 năm 2024

Đối với bên cung ứng dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn đỏ là ngày hoàn thiện việc cung ứng dịch vụ

Đối với bên xây dựng và lắp đặt thì thời điểm lập hóa đơn đỏ là ngày nghiệm thu và bàn giao công trình hạng mục. Nhờ đó, giúp nhà đầu tư phân biệt được việc đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Nguyên tắc lập giấy in hóa đơn đỏ

Người kinh doanh phải lập hóa đơn khi bán dịch vụ hay hàng hóa. Bao gồm cả trường hợp sản phẩm hàng hóa và dịch vụ để quảng cáo, khuyến mại, biếu tặng, trả thay lương, trao đổi,….

Nội dung được viết trên hóa đơn đỏ cần phải đúng với nghiệp vụ kinh tế. Tuyệt đối không được sửa chữa hay tẩy xóa. Bạn cần phải sử dụng cùng màu và loại mực không phải. Khoảng cách giữa các chữ không được ngắt quãng dài, không được viết đè lên chữ đã được in sẵn,….

Mẫu hóa đơn thanh toán nhà hàng quận 1 năm 2024

Người kinh doanh phải lập hóa đơn khi bán dịch vụ hay hàng hóa

Giấy in hóa đơn đỏ nên được lập một lần thành nhiều liên. Đồng thời, phải có sự thống nhất về nội dung in trên các liên hóa đơn. Hóa đơn sẽ được lập theo tuần tự liên tục từ bé đến lớn.

Cách viết hóa đơn đỏ cho nhà hàng

Cũng giống như các loại giấy hóa đơn đỏ lĩnh vực khác trên thị trường, một mẫu giấy hóa đơn nhà hàng cần phải viết theo các bước dưới đây:

Về ngày tháng năm

Ngày tháng năm là thời điểm người bán hàng lập hóa đơn. Đối với mẫu hóa đơn lần đầu thì bạn nên điền ngày chuyển giao quyền sở hữu hóa và cung ứng dịch vụ vào.

Đối với hóa đơn có sự điều chỉnh hoặc hàng bán bị trả lại thì bạn nên nhập ngày hiện tại. Thường, ngày tháng năm ghi trên hóa đơn đỏ có sự điều chỉnh sẽ trùng với ngày lập biên bản thu hồi hóa viết sai.

Về thông tin người mua hàng

Đối với mục “họ tên người mua hàng”, bạn nên ghi đầy đủ họ và tên của người mua. Trường hợp, khách không có nhu cầu lấy hóa đơn, bạn cần ghi lại là “khách hàng không lấy hóa đơn”. Hoặc bạn có thể ghi “khách hàng không cung cấp tên, địa chỉ và mã số thuế”.

Cách viết hóa đơn đỏ cho nhà hàng đối với mục “tên đơn vị”, bạn cần ghi tên đơn vị của khách hàng theo tên đã được cấp giấy phép kinh doanh. Đối với mục “mã số thuế”, bạn ghi đầy đủ và chính xác mã số thuế của công ty.

Mẫu hóa đơn thanh toán nhà hàng quận 1 năm 2024

Đối với mục “họ tên người mua hàng”, bạn nên ghi đầy đủ họ và tên của người mua

Đối với mục “mã số thuế”, bạn cần viết đầy đủ mã số thuế của công ty. Đối với mục “địa chỉ”, bạn cần ghi địa chỉ đăng ký kinh doanh của đơn vị khách hàng. Sau đó, bạn hãy viết bảng kê khai hàng hóa bán hàng chi tiết ra hóa đơn.

Đối với mục “số thứ tự”, bạn nên ghi theo thứ tự những loại hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng muốn mua. Và cuối cùng, đối với mục “tên hàng hóa và dịch vụ” bạn hãy ghi cụ thể tên hàng hóa mà đơn vị bạn bán ra.

Về phần tổng cộng

Phần tổng cộng, bạn chỉ cần lấy tổng số tiền ở mục “thành tiền” để cộng lại. Đồng thời, bạn cần phải ghi mức thuế suất của dịch vụ hàng hóa.

Đối với dịch vụ, hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng thì bạn chỉ cần ghi là “giá thanh toán”. Còn dòng thuế suất giá trị gia tăng bạn không ghi thì nên viết dấu gạch bỏ (/).

Cách viết hóa đơn đỏ cho nhà hàng đối với trường hợp hàng hóa thuế suất 0% thì bạn chỉ cần viết là “0”. Phần tổng cộng tiền thanh toán, bạn hãy cộng mục “tiền thuế giá trị gia tăng” và “cộng tiền hàng”. Còn mục “số tiền viết bằng chữ”, bạn hãy viết chính xác số tiền bằng chữ ở mục “tổng cộng tiền thanh toán”.

Về phần ký tên

Đối với mục “người mua hàng”, bạn hãy đưa hóa đơn và bút chỉ cho khách hàng ký vào mục này. Đối với những khách hàng không trực tiếp đến nhà hàng, họ chỉ mua quan điện thoại thì phần này không nhất thiết phải ký và ghi rõ họ tên. Tuy nhiên, bạn cần phải note vào mục này là “bán hàng qua mạng”. Còn đối với mục “người bán hàng”, người lập hóa đơn sẽ là người ký tên.

Như vậy, cách viết hóa đơn đỏ cho nhà hàng không khó như nhiều bạn vẫn nghĩ. Chỉ cần bạn tìm hiểu và cẩn thận trong quá trình viết hóa đơn là sẽ hoàn thành được.