Máy tính có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Điện thoại di động là một nguồn phát sóng điện từ nhằm truyền tải thông tin [giọng nói, tin nhắn…] từ máy cầm tay đến trạm thu phát sóng. Bức xạ điện thoại di động là những tần số sóng phát ra từ điện thoại. Khi hoạt động, chúng sẽ gửi những đoạn mã bằng dây xung vi ba ngắn liên tiếp nhau với cường độ cao. Chính vì vậy, nếu chúng ta nói chuyện điện thoại càng lâu sẽ thấy máy càng lúc càng nóng lên do các bức xạ không ngừng được phát ra.

Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào?

Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh một cách âm thầm. Do chưa thấy những tác hại rõ rệt ngay trước mắt nên nhiều mẹ chủ quan, vẫn cho con tiếp xúc với điện thoại một cách gián tiếp hoặc trực tiếp.

Kết quả nghiên cứu nhiều năm liền cho thấy bé sơ sinh thể trạng còn non yếu nên dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài môi trường, đặc biệt là sóng điện thoại, các bức xạ điện thoại di động.

Tỷ lệ hấp thụ bức xạ vi sóng ở trẻ sơ sinh cao hơn người lớn vì mô não của trẻ hấp thụ nhiều hơn, hộp sọ mỏng hơn và kích thước não của trẻ tương đối nhỏ hơn. Do đó, sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh thật sự nghiêm trọng.

Theo các khoa học gia, trẻ em hấp thụ sóng điện thoại nhiều hơn người lớn. Nếu mô não của trẻ hấp thụ gấp 2 lần thì tủy xương trong hộp sọ hấp thụ gấp 10 lần so với người trưởng thành.

Vì vậy, tác hại của sóng điện thoại đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là điều không thể tránh khỏi nếu cha mẹ, người thân thường xuyên nghe gọi điện thoại khi chăm sóc bé. Đáng nói là việc sạc điện thoại nơi gần trẻ nằm còn nguy hiểm hơn vì khi đó, bức xạ điện thoại sẽ cao gấp 1.000 lần.

Một số tác hại của sóng điện thoại lên trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ

1. Quấy khóc và chậm phát triển

Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh ra sao? Khi mới sinh, bộ não của trẻ có kích thước chỉ bằng 1/4 bộ não của người trưởng thành. Đây cũng là giai đoạn các tế bào não phát triển rất nhanh. Các chuyên gia nhi khoa cảnh báo việc trẻ phải thường xuyên tiếp xúc với bức xạ điện thoại sẽ làm trẻ chậm phát triển và hay quấy khóc.

2. Suy giảm thị lực

Mắt trẻ sơ sinh còn rất yếu, không thể chịu đựng cường độ ánh sáng mạnh. Việc để trẻ nhìn màn hình điện thoại từ sớm có thể làm trẻ suy giảm thị lực và mắc các bệnh về mắt. Bên cạnh đó, nhiều mẹ muốn lưu lại những khoảnh khắc đáng yêu của con mà không biết rằng ánh đèn flash rất dễ làm tổn thương giác mạc mỏng manh của trẻ.

Giáo sư Lawrie Challis, Trưởng Ban nghiên cứu về vấn đề an toàn của điện thoại cầm tay của Anh vừa lên tiếng cảnh báo các bậc phụ huynh không nên cho trẻ em sử dụng máy tính xách tay đặt trên đùi để truy cập internet do mối nguy hại tiềm tàng mà bức xạ do mạng không dây wifi có thể gây ra đối với sức khỏe các em.

Giáo sư Challis giải thích rằng trong khi chờ đợi kết quả công trình nghiên cứu sâu hơn về đề tài này, các bậc phụ huynh cần phải giám sát và khuyên trẻ em giữ khoảng cách xa các ăng-ten trong máy tính xách tay sử dụng công nghệ wifi.

Theo ông, máy tính xách tay khác với máy tính để bàn, loại thiết bị mà nguồn phát sóng có thể ở cách chân người sử dụng khoảng 20 cm và diện phơi nhiễm sóng bức xạ chỉ bằng khoảng 1% so với sóng điện thoại di động. Nếu đặt máy tính xách tay ngay trên đùi khi sử dụng wifi, cơ thể người sử dụng có thể chỉ cách máy phát 2 cm và diện phơi nhiễm sẽ tương đương với lượng bức xạ do một chiếc điện thoại di động phát ra.

Giáo sư Challis cho biết rủi ro đối với sức khỏe khi sử dụng máy tính xách tay wifi sẽ lớn hơn ở trẻ em vì các em nhạy cảm hơn so với người lớn khi tiếp xúc với một số tia bức xạ có hại, chẳng hạn như tia cực tím. Các bức xạ này, ngoài tác động có thể làm nóng các mô trên cơ thể, còn có thể ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh.

Theo TTXVN, Tuổi trẻ

Sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh?

Theo một bài báo của L. Lloyd Morgan, chuyên viên Khoa học cấp cao của Environmental Health Trust, chỉ ra rằng, trẻ em có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nhiều hơn người lớn khi tiếp xúc với sóng điện thoại. 

Họ đã xem xét những nghiên cứu về bức xạ sóng điện thoại của chính phủ từ năm 2009 đến 2014 và đưa ra kết quả, trẻ em, trẻ sơ sinh có nguy cơ bị tổn thương cao do bức xạ điện từ từ các thiết bị không dây. 

Qua các nghiên cứu, tỷ lệ hấp thụ sóng điện thoại của trẻ sơ sinh cao hơn người lớn. Mô não của trẻ sơ sinh có khả năng hấp thụ nhiều hơn vì hộp sọ của chúng mỏng hơn và kích thước nhỏ hơn. Đặc biệt, với trẻ còn trong bụng mẹ, sự tổn thương còn nhiều hơn, tiếp xúc với sóng điện thoại có thể dẫn dẫn đến sự thoái hóa vỏ bọc bảo vệ xung quanh các tế bào thần kinh não.

Trẻ sơ sinh rất dễ bị ảnh hưởng bởi sóng điện thoại. [Ảnh minh họa]

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em hấp thụ sóng điện thoại nhiều hơn người lớn. Mô não của trẻ hấp thụ sóng điện thoại nhiều hơn 2 lần so với người lớn còn tủy xương của trẻ em hấp thụ gấp 10 lần. 

Được biết, giới hạn phơi nhiễm của sóng từ của điện thoại không hề thay đổi trong 19 năm. Các nhà khoa học lưu ý rằng, các nhà sản xuất điện thoại thông minh đã xác định khoảng cách tối thiếu từ sản phẩm đến cơ thể để không bị tác động xấu từ sóng điện từ. Đối với máy tính xách tay, máy tính bảng và các thiết bị điện thoại, khoảng cách tối thiểu đến cơ thể là 20 cm.

Theo L. Dade Lunsford, Giáo sư Phẫu thuật thần kinh, Đại học Pittsburgh, cho biết: "Công nghệ càng tăng lên thì càng tăng bức xạ, đặc biệt ở điện thoại di động và một số đồ chơi".

Ông nói với báo Medscape Medical: "Nghiên cứu chỉ ra một số loại u, ít nhất là những loại có trong báo cáo như u ác tính, u thần kinh có thể tăng lên khi tiếp xúc với sóng điện từ phát ra từ điện thoại".

Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề với nghiên cứu và có thể sự gia tăng u là do bệnh vẫn trong giai đoạn đầu. Cho đến nay, nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe liên quan đến việc sử dụng điện thoại di động, đặc biệt là u não vẫn là một chủ đề đang được quan tâm. 

Làm gì để giúp con tránh khỏi tác động xấu từ điện thoại?

Mặc dù không ai có thể biết chính xác sự ảnh hưởng của sóng điện thoại đến cơ thể nhưng chắc chắn không ai khẳng định chúng an toàn. Các bạn có thể giữ cho con mình an toàn bằng cách làm theo những hướng dẫn sau.

Các mẹ lưu ý không nên để điện thoại trong phòng ngủ của con. [Ảnh minh họa]

- Những mẹ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần tránh xa khỏi điện thoại di động để không gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Đặc biệt, điện thoại di động hay các thiết bị điện tử tương tự không được để trong phòng ngủ của trẻ sơ sinh vào ban đêm. 

- Với các bé trai, có một nguy cơ tiềm ẩn của sóng điện thoại đối với tinh trùng. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào xác định liệu việc tiếp xúc sớm với sóng có ảnh hưởng gì tới tinh trùng sau tuổi dậy thì. Ngoài ra đối với bé gái, việc tiếp xúc với sóng điện thoại quá sớm, đặc biệt ở gần ngực có thể liên quan đến ung thư vú.

Bởi vì sự nguy hiểm tiềm ẩn sóng điện thoại có thể gây ra với trẻ sơ sinh, các bé nên được tránh xa điện thoại di động và khuyến khích các bậc cha mẹ nên sử dụng các loại thiết bị điện tử không phát ra phóng xạ như điện thoại cố định, mạng có dây... Vào ban đêm, nên tắt wifi hoặc để điện thoại ở chế độ máy bay là tốt nhất. 

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thanh, Trưởng khoa dịch vụ 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM cho biết, không giống như khói thuốc lá, từ trường của điện thoại di động là vô hình, không màu sắc, không mùi vị, chúng âm thầm xâm nhập cơ thể và có thể gây ảnh hưởng xấu. Đối với trẻ nhỏ, xương sọ và não rất mỏng manh, các tế bào não đang trong giai đoạn phát triển, tác động của điện thoại di động càng lớn. 

Cha mẹ không nên cho trẻ em dưới 15 tuổi sử dụng, thậm chí là cầm điện thoại đối với trẻ nhỏ. Chỉ riêng việc người mẹ nghe điện thoại cạnh trẻ sơ sinh cũng đã làm tăng lượng bức xạ. Đặc biệt, nếu mẹ sạc điện thoại ở gần nơi bé nằm, thì bức xạ cao gấp 1000 lần bình thường. Việc người mẹ sử dụng điện thoại gần trẻ sơ sinh là phải hạn chế. Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ thường quấy khóc và chậm lớn. Việc đưa cho con cầm smartphone để say sưa chơi tới hàng giờ liền càng nguy hiểm bội phần. 

Theo Ngọc Quỳnh [dịch theo Webmd] [Khám phá]

Video liên quan

Chủ Đề