Người lớn bị sốt có nên nằm máy lạnh

Ảnh minh họa. Nguồn: parentune.com

Trẻ bị sốt vẫn có thể nằm phòng có máy điều hòa vì nhiệt độ mát mẻ sẽ giúp đẩy lùi cơn sốt nhanh hơn. Tuy nhiên, phụ huynh cần chú ý nguyên tắc khi cho bé nằm phòng có máy điều hòa để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Tác động của việc nằm phòng có máy điều hòa tới sức khỏe của trẻ

Khi bước vào mùa hè, thời tiết nắng nóng kéo dài nên các gia đình thường phải cho trẻ nằm phòng có máy điều hòa. Tuy nhiên, việc sử dụng máy điều hòa cho trẻ nhỏ cần phải tuân thủ đúng các nguyên tắc cần thiết để tránh những tác hại tới sức khỏe của trẻ. Việc lạm dụng máy điều hòa, sử dụng máy điều hòa không phù hợp sẽ dễ khiến bé mắc các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi, viêm phổi, đau họng,... nếu trẻ có cơ địa thường bị hen suyễn. Bên cạnh đó, trẻ nằm lâu trong phòng có máy điều hòa cũng dễ bị khô da, mất nước cơ thể, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công, gây ra các bệnh về đường hô hấp.

Dùng máy điều hòa không đúng cách dễ làm khô tuyến hô hấp, dẫn đến khó thở, sốt và bệnh tiêu chảy,... ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, nếu phụ huynh để trẻ dành quá nhiều thời gian trong phòng thay vì ra ngoài thì trẻ sẽ không tổng hợp được vitamin D từ ánh nắng mặt trời, dẫn tới tình trạng hay quấy khóc, đổ mồ hôi trộm, ngủ kém về ban đêm, sức đề kháng suy giảm. Đồng thời, do không được vui chơi, chạy nhảy, trẻ tiêu hao ít năng lượng nên thường ăn không ngon miệng, bị biếng ăn.

Trẻ bị sốt có nên nằm phòng có máy điều hòa không?

Theo các bác sĩ, trẻ bị sốt vẫn có thể nằm phòng có máy điều hòa bình thường vì máy điều hòa mang lại bầu không khí mát mẻ, dễ chịu, giúp bé thoải mái hơn. Máy điều hòa giúp luân chuyển không khí mát mẻ trong phòng, cho phép luồng không khí tiếp xúc trực tiếp với bé, làm mát cho cơ thể trẻ đang sốt hiệu quả. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý tới một số nguyên tắc quan trọng khi cho bé nằm phòng có máy điều hòa để giúp bé nghỉ ngơi tốt nhất, mau chóng lành bệnh.

Nguyên tắc cần nhớ khi sử dụng máy điều hòa cho trẻ bị sốt

Trẻ em rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu quá nóng, bé dễ nổi rôm sảy. Nếu quá lạnh, trẻ dễ bị ho, viêm phế quản. Do đó, phụ huynh cần chú ý tới những nguyên tắc sau khi sử dụng máy điều hòa cho trẻ:

Đảm bảo nhiệt độ máy điều hòa phù hợp

Thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn vì trung tâm điều nhiệt, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm của trẻ dưới 3 tuổi chưa hoàn thiện. Khi người lớn thấy nhiệt độ trong phòng vừa phải với mình thì có thể bé sẽ bị lạnh. Do vậy, cha mẹ chú ý là chỉ nên điều chỉnh điều hòa ở mức nhiệt 27 - 29 độ C vì đây là nhiệt độ thích hợp nhất cho bé.

Không bật máy điều hòa 24/24

Nếu bật máy điều hòa cả ngày thì không khí trong phòng có thể chuyển sang lạnh, bị tù đọng, không tốt cho sức khỏe và hệ hô hấp của trẻ. Vì vậy, mỗi ngày phụ huynh nên tắt điều hòa tối thiểu 2 lần, mở tất cả các cửa phòng, dùng quạt xua hết không khí tù đọng ra ngoài. Bên cạnh đó, cha mẹ nên đưa ánh nắng tự nhiên vào phòng càng nhiều càng tốt để không khí trong phòng được lưu thông, giúp trẻ bị sốt cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuân thủ quy tắc 3 phút

Sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài phòng điều hòa có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ, làm tình trạng bệnh của bé trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, mỗi khi muốn đưa con ra ngoài phòng có máy điều hòa, phụ huynh nên mở cửa trước đó khoảng 3 phút, cho bé đứng gần cửa để bé quen dần với luồng không khí từ bên ngoài, tránh sốc nhiệt.

Không để gió của máy điều hòa thổi thẳng vào chỗ ngủ của trẻ

Khi trẻ đang sốt, nếu quạt gió điều hòa thổi thẳng vào mặt, đầu,... thì bệnh của bé sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, dễ mắc thêm các bệnh viêm đường hô hấp như viêm mũi, viêm phế quản, đau họng, viêm phổi,... Vì vậy, tốt nhất phụ huynh nên đặt máy điều hòa ở trên cao, không hướng cánh cửa gió của máy điều hòa về phía trẻ nằm và không đặt tốc độ quạt gió quá mạnh. Cha mẹ nên đặt tốc độ quạt gió thấp nhất, để ở chế độ quay để luân chuyển không khí trong phòng.

Vệ sinh kỹ máy điều hòa và phòng ở

Sau một thời gian sử dụng, người dùng cần vệ sinh sạch sẽ, bơm ga, rũ bụi trong tấm lưới lọc,... để tránh nấm mốc, vi khuẩn hay mầm bệnh lưu trú trong máy gây hại cho hệ hô hấp của trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần vệ sinh, lau dọn phòng thường xuyên để loại bỏ mầm bệnh trong không khí. Đồng thời, vì sử dụng máy điều hòa sẽ làm khô không khí nên phụ huynh có thể mang vào phòng một chậu nước hoặc dùng máy phun sương, máy tạo độ ẩm,... để cân bằng điều kiện không khí trong phòng.

Một số lưu ý quan trọng khác

Ngoài việc chú ý tới cách sử dụng máy điều hòa, cha mẹ cũng cần để ý tới sức khỏe của bé và thực hiện theo hướng dẫn sau:

- Thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý cho bé để giữ độ ẩm cần thiết cho cơ thể, tránh khô mũi.

- Cho con uống nhiều nước. Với trẻ đang bú mẹ thì nên cho trẻ bú nhiều lần để tránh mất nước cho cơ thể.

- Khi trẻ ngủ, cha mẹ nên đắp cho bé một tấm chăn mỏng, che kín vùng bụng để tránh tình trạng lỗ chân lông giãn nở nhiều dẫn tới cảm lạnh.

- Cho bé ăn những loại thức ăn mát, có tác dụng giải nhiệt và tăng cường sức đề kháng như nước cam, nước chanh.

- Cho trẻ mặc quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ làm từ vải cotton.

- Thay tã ướt thường xuyên, kịp thời để tránh lạnh cho bé.

- Nên bật quạt thông gió cho phòng khi sử dụng máy điều hòa.

- Nên cho trẻ ra ngoài trời vào buổi sáng sớm [6-7h sáng], khi nắng chưa gắt để trẻ tắm nắng, hít thở không khí trong lành tối thiểu 15 phút mỗi ngày.

- Không quá lạm dụng máy điều hòa, chỉ nên bật khi thời tiết oi bức.

- Khi trẻ đi ngoài trời nóng về, cần lau sạch mồ hôi, nghỉ tối thiểu 3 phút trước khi vào phòng có máy điều hòa.

Nguồn: Hệ thống Y tế Vinmec


Thời tiết nắng nóng có thể khiến cơ thể chúng ta bị mất nước, say nắng dẫn đến ốm, sốt và viêm họng, nhất là trẻ nhỏ, người già và những người phải lao động ngoài trời. Trong những ngày oi bức đó, người ôm mặc dù khó chịu những lại không dám vào phòng máy lạnh nằm vì nghĩ rằng không khí lạnh có thể khiến mình bị ốm nặng hơn. Liệu đó có phải là suy nghĩ đúng đắn. Người ốm có nên nằm máy lạnh không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.



Người ốm có nên nằm máy lạnh không?Cơ thể người ốm luôn mệt mỏi, khả năng chịu lạnh kém hơn người bình thường. Tuy nhiên, việc giữ cho thân nhiệt ổn định lại là yếu tố vô cùng quan trọng đối với người ốm. Nếu bạn đang sốt 38, 39 độ mà vẫn cố nằm ở ngoài khi nhiệt độ lên tới 40 độ C chỉ khiến cho cơ thể thêm phần mệt mỏi. Người bình thường cũng cảm thấy khó chịu với nhiệt độ oi bức này. Bạn nên vào phòng máy lạnh nằm để cơ thể cảm thấy dễ chịu, có thể nghỉ ngơi, thư giãn để lấy lại sức khỏe. Tuy nhiên, với thân nhiệt nhạy cảm của người ốm bạn cần sử dụng máy lạnh cẩn thận, hết sức lưu ý để bệnh tình không bị nặng thêm. 

Thứ nhất, bạn không nên để nhiệt độ quá thấp. Thân nhiệt của người bình thường ở mức 36 – 37 độ C, còn người ốm có thể lên tới 38 – 39 độ C. Bạn chỉ nên để máy lạnh ở mức 28 độ, không để chênh lệch nhiệt độ quá lớn.

Thứ hai, người ốm không nên nằm trong phòng máy lạnh quá lâu. Sau khoảng 2 – 3 tiếng khi nhiệt độ phòng đã mát mẻ bạn nên tắt máy lạnh và bật quạt, hít thở không khí tự nhiên, để nhà cửa thông thoáng.

Vị trí nằm trong phòng máy lạnh cũng rất quan trọng. Không để người ốm nằm ở vị trí hơi lạnh phả trực tiếp, có thể gây cảm lạnh, viêm họng. Khi nằm trong phòng máy lạnh, dù là mùa hè nắng nóng cũng nên mặc quần áo dài tay hoặc đắp một chiếc chăn mỏng, không để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với hơi lạnh. Ngoài ra, bạn cần lau dọn phòng sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh máy lạnh, không để vết bẩn lưu giữ vi khuẩn có thể khiến người ốm dễ mắc thêm các bênh khác.

Nên duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, uống thuốc đầy đủ. Nằm trong phòng máy lạnh có tính chất khô, bạn cần uống nhiều nước để bổ sung đủ độ ẩm và cân bằng nhiệt độ cơ thể. Sau khi nằm liên tục từ 2 – 3 tiếng nên đứng dậy, đi lại và vận động nhẹ nhàng để cơ thể sảng khoái, đầu óc tỉnh táo hơn.

Khi bị sốt, nhiều người có biểu hiện lạnh run người và muốn mặc nhiều quần áo, đắp chăn để xua tan cơn lạnh. Vậy bị sốt rét có nên đắp chăn không? Cách hạ sốt tốt nhất như thế nào?

Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại các tác nhân gây hại. Một người được xác định bị sốt khi nhiệt độ đo ở miệng trên 37,5°C và nhiệt độ đo ở hậu môn là trên 38°C. Nguyên nhân gây sốt thường là: nhiễm virus, nhiễm khuẩn, dị ứng thuốc, sốt mọc răng hoặc phản ứng sau tiêm vắc-xin,...

Khi bị sốt, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như: rét run, ớn lạnh, khát nước, da đỏ, da nóng và ẩm, mất định hướng, mê sảng, co giật, chân tay lạnh, tím tái,...

Sốt có thể đi kèm với triệu chứng rét run

Vùng dưới đồi của não là khu vực kiểm soát nhiệt độ của cơ thể. Khi cơ thể tăng nhiệt độ cao hơn mức bình thường [sốt cao], vùng dưới đồi sẽ tự khởi động hệ thống làm mát cơ thể bằng cách tăng tiết mồ hôi, tăng lưu lượng máu dưới da. Và lúc này, bệnh nhân sẽ có cảm giác ớn lạnh, rét run.

Người bị sốt thường đóng kín cửa, đắp chăn, mặc nhiều quần áo để giảm cơn lạnh. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm cần tránh mắc phải.

Ở người đang bị sốt, việc đắp chăn sẽ không giúp xua tan cơn lạnh mà càng khiến cơ thể khó thoát nhiệt, dẫn đến tình trạng sốt kéo dài. Càng đắp chăn, thân nhiệt càng lên cao và người bệnh sẽ càng cảm thấy lạnh hơn. Nếu sốt cao không hạ thân nhiệt kịp thời, hệ thần kinh trung ương có thể bị ảnh hưởng, gây ra những biến chứng nghiêm trọng như sốt co giật, cơ thể tím tái, thậm chí dẫn tới tử vong.

Khi người bệnh uống thuốc hạ sốt sẽ cần thoát nhiệt ra bên ngoài cơ thể qua da. Do vậy, nguyên tắc quan trọng khi bị sốt là không được đắp chăn và không được đóng kín cửa mà cần mở cửa để không khí trong nhà lưu thông [chú ý không để gió thốc trực tiếp vào người của bệnh nhân]. Bệnh nhân không nên mặc nhiều quần áo dày hoặc để cơ thể quá lạnh, giữ thân nhiệt ổn định. Làm như vậy chỉ cần đợi một lúc sau người bệnh sẽ ấm dần các chi và không còn giảm giác rét run.

Bên cạnh đó, người chăm sóc bệnh nhân đang sốt nên chú ý chườm khăn ấm cho người bệnh hoặc lau khăn ấm khắp người, đặc biệt là ở vùng nách và bẹn để giảm thân nhiệt. Đồng thời, người bị sốt nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, có thể uống oresol bù nước nếu bị mất nước quá nhiều. Với trẻ bị sốt đang bú mẹ, nên tăng lượng bú và cữ bú để cung cấp đủ nước và dưỡng chất cần thiết cho trẻ.

Cần dùng thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5°C

Khi chăm sóc người bị sốt, điều quan trọng là cần liên tục theo dõi nhiệt độ của bệnh nhân [đo nhiệt độ ở nách, miệng hoặc hậu môn]. Với những bệnh nhân sốt trên 38,5°C thì cần uống thuốc hạ sốt và kiểm tra lại nhiệt độ sau khi uống thuốc khoảng 30 - 45 phút. Không nên đo nhiệt độ ngay sau khi vừa uống thuốc vì có thể lúc này thuốc chưa phát huy tác dụng. Đồng thời, khi dùng thuốc cần chú ý cho bệnh nhân uống đúng loại thuốc và liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp người bệnh sốt cao trên 39°C, dùng thuốc hạ sốt không đỡ, sốt trên 2 ngày, trẻ bị sốt có biểu hiện quấy khóc nhiều, sốt li bì, co giật, khó thở, tiêu chảy, phân có nhầy máu,... thì cần ngay lập tức đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Triệu chứng sốt do viêm amidan ở trẻ em và cách xử lý

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề