Mẹ có nhóm máu A có thể mang thai con có nhóm máu O được không

Bất đồng nhóm máu mẹ con ABO hay Không tương thích ABO là một tình trạng có thể xảy ra trong thai kỳ. Về cơ bản, nó là một phản ứng miễn dịch xảy ra khi em bé có nhóm máu hệ ABO khác với nhóm máu của mẹ và do đó bị ảnh hưởng bởi các kháng thể do người mẹ sản xuất ra. Điều này nằm ngoài sự kiểm soát của người mẹ, vì nhóm máu là một phần bản chất tự nhiên của mỗi người. Các em bé có ABO không tương thích cần phải được theo dõi chặt chẽ, mặc dù nếu được điều trị hiệu quả thì chúng cũng đáp ứng rất tốt và không có ảnh hưởng về lâu dài đến sức khỏe.

Tham khảo: Nhóm máu RH là gì

Vậy nó là gì?

Các nhóm máu khác nhau thì không tương thích với nhau, và khi  trộn lẫn với nhau thì có thể phát sinh các biến chứng. Các nhóm máu khác nhau là do các phân tử nhỏ trên bề mặt của các tế bào máu khác nhau. Ở mỗi người đều có sự kết hợp của hai phân tử bề mặt mang tính chất riêng biệt của mình. Nhóm máu O không chứa bất kỳ phân tử bề mặt nào trong khi các nhóm máu khác thì có.

Khi có sự pha trộn của các nhóm máu khác nhau, hệ thống miễn dịch được kích hoạt và các kháng nguyên được sản xuất. Những kháng nguyên đó có thể làm phát sinh các vấn đề cho em bé.

Kiểm tra vấn đề tương thích máu là một trong những lý do vì sao việc xét nghiệm và xác định nhóm máu là rất quan trọng ở giai đoạn sớm của thai kỳ. Tương tự như vậy,trước khi hiến và nhận máu cũng như các cơ quan nội tạng, việc xác định nhóm máu tương thích sẽ giúp làm giảm khả năng phát sinh vấn đề. Lý do là vì, tình trạng bất đồng nhóm máu mẹ consẽ dẫn đến những phản ứng tương tự như phản ứng miễn dịch với mức độ nhạy cảm cao.

Tham khảo: Những việc cần làm trước khi mang thai

Các nhóm máu chính thường xảy ra hiện tượng không tương thích ABO là:

  • Ở thai nhi có nhóm máu A, B, hoặc AB.
  • Ở bà mẹ có nhóm máu O.

Trẻ thừa hưởng nhóm máu từ cha mẹ, nhưng điều này không có nghĩa là em bé sẽ luôn luôn có cùng nhóm máu với người mẹ; người cha cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Nếu một em bé có nhóm máu O, hoặc em bé và mẹ có cùng nhóm máu, nói chung sẽ không có vấn đề gì xảy ra.

Tham khảo: Chăm sóc thai nhi

Mẹ có nhóm máu A có thể mang thai con có nhóm máu O được không

Nhưng không phải máu của bà mẹ và em bé được giữ tách riêng ra sao?

Người mẹ có nhóm máu O sẽ sản sinh ra các kháng thể chống lại các nhóm máu A và B, nhưng những kháng thể này quá lớn nên không thể vượt qua nhau thai được. Thông thường, trong suốt quá trình mang thai thì máu của người mẹ và em bé không thể pha trộn lẫn nhau. Chúng được giữ riêng biệt với nhau bởi màng nhau thai. Màng này như một bức tường chắn mà oxy và chất dinh dưỡng có thể đi xuyên vào để nuôi dưỡng em bé, nhưng máu thì lại không thể vượt qua. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp phổ biến khi một vài tế bào máu của em bé di chuyển vào dòng máu của người mẹ. Đó là khi có trường hợp sẩy thai, trong lúc sinh, hoặc khi người mẹ bị một chấn thương nào đó.

Khi điều này xảy ra, các kháng thể nhỏ hơn gọi là Anti-A hay Anti-B có thể di chuyển ngược trở lại vào dòng máu của em bé. Kết quả là, chúng sẽ tấn công và tiêu diệt các tế bào hồng cầu của thai nhi. Những em bé bị ảnh hưởng theo cách này sẽ bị vàng da sơ sinh. Trường hợp này được gọi là bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh. Nếu lượng hồng huyết cầu quá thấp, bé có thể cần truyền máu để giúp nồng độ sắt trong máu trở lại đến mức độ bình thường. Cũng có khi cần phải thay máu. Việc này phải được thực hiện hết sức cẩn thận, những lượng máu nhỏ được đo lường kỹ lưỡng của em bé sẽ được loại bỏ và thay thế ngay lập tức bằng lượng máu hiến tặng cùng loại.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng lưu ý thêm:

Mẹ có nhóm máu A có thể mang thai con có nhóm máu O được không

Thiếu máu tán huyết do bất đồng nhóm máu ABO có thể xuất hiện khoảng 2-3 ngày sau sinh, nước tiểu trong, phân vàng. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, lượng bilirubin trong máu sẽ nhanh chóng giảm xuống, đào thải ra ngoài mà không gây hậu quả gì. Còn nếu phát hiện muộn có thể gây các di chứng về sau.

Mẹ có nhóm máu A có thể mang thai con có nhóm máu O được không

Tùy thuộc vào mức độ thiếu máu và/hoặc vàng da, em bé có thể cần phải được theo dõi và chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện. Theo dõi và giám sát việc cho ăn, độ ẩm, lượng sắt, và mức độ vàng da chỉ được thực hiện tốt nhất ở nơi có đầy đủ đội ngũ chuyên gia y tế.

Các phương pháp điều trị

Các em bé mắc bệnh tán huyết có khuynh hướng bị vàng da rất nhanh sau khi sinh, với biểu hiện khá rõ ở da và mắt. Vàng da chính là kết quả của việc có quá nhiều bilirubin trong máu. Những em bé bị vàng da thường trông tái xám, hoặc có da giống như màu ôliu, cho dù về mặt di truyền thì chúng thuộc chủng người da trắng (Caucasian).

Tham khảo: Vàng da sơ sinh

Làm thế nào để đo mức Bilirubin?

Xét nghiệm máu ở em bé thường được thực hiện bằng cách chích lấy máu từ gót chân, sau đó đưa vào phòng thí nghiệm để đo mức bilirubin. Nếu nó vượt ngưỡng an toàn thì cần bắt đầu điều trị bằng đèn chiếu, một phương tiện cung cấp sóng ánh sáng.Khi sóng ánh sáng được hấp thụ qua da thì bilirubin sẽ bị biến đổi và bài tiết ra ngoài theo nước tiểu và phân.

Em bé bị thừa Bilirubin được điều trị như thế nào?

Trẻ sơ sinh được điều trị bằng đèn chiếu thường có phân màu xanh lá cây và không đồng bộ. Điều này là bình thường, và nó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang đào thải bilirubin dư thừa. Một lựa chọn phổ biến khác thay thế cho đèn chiếu là sử dụng chăn Bili (Biliblanket). Loại chăn này sử dụng công nghệ sợi quang để cung cấp ánh sáng an toàn nhưng rất hiệu quả trực tiếp đến da bé. Chăn Bili có thể được sử dụng trong 24 giờ mỗi ngày, cho đến khi mực bilirubin đã giảm và các kháng thể của mẹ không còn trong máu của em bé. Việc điều trị này thường diễn ra vài ngày sau khi sinh.

Những em bé bị vàng da thường lúc nào cũng rất buồn ngủ. Đôi khi cần phải được đánh thức chúng để cho bú, và cứ phải liên tục lay để nhắc bú, đặc biệt là khi bé bú mẹ. Các em bé đang điều trị với đèn chiếu vẫn có thể được ôm ấp và cho bú mẹ. Tuy nhiên, nếu lượng bilirubin quá cao thì thời gian bé rời khỏi đèn chiếu có thể bị hạn chế.

Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

Hỏi - 28/04/2009

Xin chào bác sĩ!

Hiện em đang mang thai bé thứ 2 được 16w (đã sinh 1 bé năm 2006 và uống thuốc điều hòa 1 bé năm 2007). Ngày 21/4/2009 em làm xét nghiệm máu mới biết mình mang nhóm máu O rh (-). Bác sĩ khám thai chỉ dặn em khi nào sinh thì đi Từ Dũ nhé và nếu không có truyền máu thì không sao.

Nhưng qua tìm hiểu thông tin trên mạng, em thấy có nhiều vấn đề nếu bé của em mang rh (+). Em đang rất lo lắng. Bác sĩ làm ơn tư vấn giúp bây giờ em phải làm sao? Em xin cám ơn.

Trả lời Chào em,

Em mang nhóm máu O Rhesus âm là nhóm máu hiếm vì đa số người Việt Nam Rhesus dương. Nếu thai lần  trước (kể cả lần phá thai bằng thuốc) mang Rh dương thì lúc sinh hoặc  mổ lấy thai có một lượng hồng cầu thai nhi từ bé qua mẹ, như vậy hệ  miễn dịch của mẹ tạo ra kháng thể chống lại kháng nguyên hồng cầu thai  nhi lần sau. Thai kỳ lần đầu không bị nguy hiểm nhưng với thai lần sau  nếu Rh thai dương, kháng thể có từ máu mẹ qua nhau và kết hợp với kháng  nguyên trên bề mặt hồng cầu thai nhi gây thiếu máu tán huyết, vàng da,  tình trạng nặng có thể gây suy tim, suy gan. Tình trạng này gọi là bệnh  lý tán huyết ở trẻ sơ sinh. Nếu hai lần mang thai trước đều là Rhesus  âm thì không đáng ngại lắm.

Hiện nay việc đầu tiên cần xác định là em có  kháng thể chống lại yếu tố Rhesus hay chưa. Muốn xác định điều này em cần làm XN Coomb, nếu XN Coomb dương tính em cần làm thêm XN để định  danh kháng thể xem phải là Anti-D hay không (vì còn có Anti-E và anti-C  nữa), chỉ có anti-D mới ảnh hưởng đến sức khỏe người. Nếu em đã Anti-D trong máu thì thai kỳ lần này cần được theo dõi thật sát để phát hiện những biến chứng trên thai nhi. Nếu em chưa có Anti-D mà muốn sinh thêm con nữa thì XN người chồng xem  Rhsus âm hay dương. Nếu chồng rhesus âm thì không cần tiêm ngừa, nếu  chồng Rhesus dương thì em cần được tiêm ngừa Anti - D Immunoglobulin  theo phác đồ.Khi sinh em có nguy cơ chảy máu, đôi khi cần phải  truyền máu, nếu truyền nhóm máu có rhesus âm thì an tòan cho em hơn, mà đây là máu hiếm nên cần có sự chuẩn bị trước. Do đó em cần được nhập viện trước ngày sinh từ 7 - 10 ngày và đăng ký máu (khỏang 2 đơn vị),  nếu không dùng em cũng phải trả chi phí này .Em cần đến buồng khám thai BV Từ Dũ để được khám và tư vấn kỹ hơn.Thân ái. 

Ts. Bs. Lê Thị Thu HàKhoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Ngày đăng : 08-01-2022

Ngày cập nhật: 22-04-2022

Tác giả: Gentis

Liệu anh chị em ruột có cùng nhóm máu không? Liệu nhóm máu có phải yếu tố xác định huyết thống của các anh em? Xem chuyên gia giải đáp tại đây!

Hỏi: Chào bác sĩ, em tên là D, năm nay 21 tuổi. Bác sĩ cho em hỏi, anh em ruột có cùng nhóm máu không ạ? Hôm trước em cùng anh trai có đi khám bệnh và phát hiện em và anh ấy khác nhóm máu, em có nhóm máu A, còn anh trai nhóm máu O. Em thấy khá băn khoăn về vấn đề này, mong bác sĩ tư vấn giúp em với ạ. Em cảm ơn rất nhiều.

Trả lời: Chào D, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến trung tâm xét nghiệm GENTIS. Với băn khoăn của bạn, chuyên gia khẳng định: 2 anh em ruột khác nhóm máu là chuyện bình thường, bạn không cần quá lo lắng. Bạn đọc tư vấn ở dưới để hiểu lý do tại sao và trường hợp nào thì anh em ruột sẽ cùng nhóm máu nhé!

Mẹ có nhóm máu A có thể mang thai con có nhóm máu O được không

Anh chị em ruột hoàn toàn có thể mang nhóm máu khác nhau

1. Anh chị em ruột có cùng nhóm máu không?

Anh chị em ruột có thể có cùng nhóm máu hoặc khác nhóm máu! Điều này đã được chứng minh qua quy luật Mendel về di truyền học trong hệ thống nhóm máu. 

Theo quy tắc trên, nhóm máu của bố mẹ kết hợp có thể tạo ra những nhóm máu khác nhau ở đời con. Do đó, nếu gia đình có hai con thì các con có thể mang nhóm máu khác nhau. Tuy nhiên, cũng có trường hợp các con có cùng nhóm máu với nhau và cùng nhóm máu với bố mẹ. Cụ thể:

Mẹ có nhóm máu A có thể mang thai con có nhóm máu O được không

Theo đó, chúng ta có thể dự đoán nhóm máu của anh chị em trong gia đình thông qua nhóm máu của cả bố và mẹ:

  • Nếu bố có nhóm A, mẹ nhóm máu A, con sinh ra có thể mang nhóm máu A hoặc nhóm máu O.
  • Nếu bố có nhóm A, mẹ nhóm máu B (hoặc ngược lại), con sinh ra có thể mang một trong 4 nhóm máu A, B, AB hoặc O.
  • Nếu bố có nhóm A, mẹ nhóm máu AB (hoặc ngược lại), con sinh ra có thể mang nhóm máu A, hoặc nhóm máu B, hoặc nhóm máu AB.
  • Nếu bố có nhóm A, mẹ nhóm máu O (hoặc ngược lại), con sinh ra có thể mang nhóm máu A hoặc nhóm máu O.
  • Nếu bố có nhóm B, mẹ nhóm máu B, con sinh ra có thể mang nhóm máu B hoặc nhóm máu O.
  • Nếu bố có nhóm B, mẹ nhóm máu AB (hoặc ngược lại), con sinh ra có thể mang nhóm máu A hoặc nhóm máu B, hoặc nhóm máu AB.
  • Nếu bố có nhóm B, mẹ nhóm máu O (hoặc ngược lại), con sinh ra có thể mang nhóm máu B hoặc nhóm máu O.
  • Nếu bố có nhóm AB, mẹ nhóm máu AB, con sinh ra có thể mang nhóm máu A hoặc nhóm máu B, hoặc nhóm máu AB.
  • Nếu bố có nhóm AB, mẹ nhóm máu O (hoặc ngược lại), con sinh ra có thể mang nhóm máu A hoặc nhóm máu B.
  • Nếu bố có nhóm O, mẹ nhóm máu O, con sinh ra chỉ có thể mang nhóm máu O.

Mẹ có nhóm máu A có thể mang thai con có nhóm máu O được không

Nhóm máu của anh chị em trong gia đình là sự kết hợp nhóm máu của bố và mẹ

Như vậy, anh chị em ruột không cùng nhóm máu là điều bình thường. Đồng thời, chỉ dựa vào nhóm máu để xác định quan hệ huyết thống là chưa đủ cơ sở.

2. Anh chị em ruột sẽ cùng nhóm máu khi nào?

Anh chị em ruột sẽ cùng nhóm máu với nhau trong 3 trường hợp dưới đây:

Trường hợp 1: Cả bố và mẹ đều cùng nhóm máu O

Nhóm máu là tính trạng do 3 alen (A; B; O) quy định và biểu hiện nhóm máu của mỗi người phụ thuộc vào kiểu gen của người đó (kiểu gen gồm 2 alen: AA; AO; AB; BB; BO; OO). Người nhóm máu A có thể có kiểu gen AA hoặc AO; người nhóm máu B có thể có kiểu gen BB hoặc BO; người nhóm máu AB chỉ có kiểu gen AB và người nhóm máu O chỉ có kiểu gen OO. 

Vì kiểu gen của con có 1 alen của mẹ và 1 alen của bố nên khi bố mẹ cùng có nhóm máu O thì con chắc chắn sẽ nhận của bố 1 alen O, và của mẹ 1 alen O, nên lúc này con sinh ra sẽ chỉ có nhóm máu O.

Mẹ có nhóm máu A có thể mang thai con có nhóm máu O được không

Bố nhóm máu A, mẹ nhóm máu B thì các anh chị em ruột có thể mang 1 trong 4 nhóm máu

Trường hợp 2: Sinh đôi cùng trứng

Đây là trường hợp một trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng tạo thành một hợp tử. Trong quá trình hợp tử phát triển nó sẽ tự tách đôi và phát triển thành 2 phôi thai. Như vậy, vật chất di truyền ở hai phôi thai hoàn toàn giống nhau nên những trường hợp anh chị em sinh đôi cùng trứng sẽ luôn giống nhau về nhóm máu và giới tính. 

Mẹ có nhóm máu A có thể mang thai con có nhóm máu O được không

Những trẻ sinh đôi cùng trứng sẽ có giới tính và nhóm máu giống nhau

Trường hợp 3: Bố, mẹ có cùng nhóm máu A và cùng kiểu gen AA, hoặc bố, mẹ cùng nhóm máu A, bố có kiểu gen AA và mẹ có kiểu gen AO

Trong trường hợp này, các anh chị em ruột sẽ có nhóm máu giống nhau là nhóm A. Nguyên nhân là vì kiểu gen của con sẽ nhận mỗi bên bố mẹ 1 alen A tạo kiểu gen AA hoặc nhận ở bố 1 alen A, ở mẹ 1 alen A hoặc O tạo kiểu gen AA hoặc AO đều cho nhóm máu A. Tương tự với trường hợp bố mẹ có cùng nhóm máu B.   

Có thể bạn cũng quan tâm: Nghi vấn: "Anh em ruột có cùng ADN không?"

3. Nếu nghi vấn về huyết thống của 2 anh em có thể đi xét nghiệm ADN

Như GENTIS đã phân tích ở trên, 2 anh em ruột khác nhau về nhóm máu là điều bình thường. Tuy nhiên để chắc chắn hơn, bạn có thể tới các cơ sở phân tích gen di truyền để xét nghiệm ADN.

Mẹ có nhóm máu A có thể mang thai con có nhóm máu O được không

Xét nghiệm ADN huyết thống GENTIS đạt top 10 dịch vụ vàng Việt Nam năm 2019

Xét nghiệm ADN tại GENTIS là lựa chọn hàng đầu mà các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện vì: 

Công nghệ hiện đại: Để có được kết quả chính xác cao, GENTIS đã đầu tư vào công nghệ máy móc trị giá hơn 2 triệu USD cho mỗi phòng xét nghiệm ADN với các trang thiết bị và quy trình theo khuyến cáo của FBI - Mỹ về giám định ADN. 

Mẹ có nhóm máu A có thể mang thai con có nhóm máu O được không

Hệ thống công nghệ máy móc xét nghiệm hiện đại đạt chuẩn quốc tế

Kết quả nhanh chóng và chính xác: Với các mẫu xét nghiệm được làm trực tiếp tại phòng xét nghiệm của GENTIS thì chỉ mất từ 4h để có kết quả với xét nghiệm ADN cha con và chính xác lên tới 99,99999998%. 

Đạt tiêu chuẩn quốc tế: Phòng xét nghiệm quốc tế GENTIS được đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và ISO 15189:2012 đảm bảo quy trình xét nghiệm được chính xác và bảo mật.

Mẹ có nhóm máu A có thể mang thai con có nhóm máu O được không

Đội ngũ chuyên gia xét nghiệm hàng đầu để đảm bảo chất lượng 

Đội ngũ chuyên gia hàng đầu: Tất cả kết quả xét nghiệm ADN của GENTIS được giám thực hiện bởi chuyên gia hàng đầu, cùng với đó là sự giám định của Đại tá Hà Quốc Khanh – Giám định viên tư pháp, Nguyên Giám đốc trung tâm giám định ADN, Nguyên viện phó Viện khoa học Hình sự Bộ công an - người đã có hơn 40 năm kinh nghiệm về giám định ADN. 

Mẹ có nhóm máu A có thể mang thai con có nhóm máu O được không

Mọi xét nghiệm ADN huyết thống tại GENTIS đêu được giám định bởi chuyên gia - Đại tá Hà Quốc Khanh

Xem thêm: Bảng giá xét nghiệm dịch vụ ADN huyết thống

Nếu có mong muốn giám định quan hệ huyết thống của anh chị em ruột qua việc thực hiện xét nghiệm ADN, bạn chỉ cần cung cấp một trong các mẫu vật là: tóc, móng chân, móng tay, niêm mạc miệng hoặc bàn chải đánh răng đã qua sử dụng… của 2 người cần giám định. Bạn cũng có thể làm xét nghiệm ADN thai nhi từ tuần thai thứ 7 trong trường hợp cần thiết. 

Mẹ có nhóm máu A có thể mang thai con có nhóm máu O được không

GENTIS đảm bảo bảo mật 100% mọi thông tin cá nhân của khách hàng

Bạn có thể tự lấy mẫu ADN tại nhà và nên sử dụng mẫu tóc vì dễ thực hiện nhất. Quy trình thực hiện bạn theo dõi hướng dẫn trong video dưới đây!

Lưu ý: Trong quá trình lấy mẫu, không nên để chân tóc chạm vào tay để tránh tình trạng nhiễm mẫu hoặc mẫu không được đảm bảo. 

Bài viết trên đã giúp bạn có câu trả lời chính xác cho câu hỏi Anh chị em ruột có cùng nhóm máu không? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gọi tới tổng đài 0988 00 2010 để được chuyên gia tư vấn chi tiết nhé!