Mổ trĩ phải nằm viện bao lâu

Việc áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ có thể giúp người bệnh loại bỏ búi trĩ, đồng thời kiểm soát nhanh tình trạng đau rát, ngứa ngáy, chảy máu và cảm giác khó chịu. Vậy sau cắt trĩ bao lâu thì lành? Nên làm gì cho nhanh khỏi? Thông qua thông tin trong bài viết, người bệnh sẽ hiểu hơn về vấn đề này.

Tìm hiểu sau cắt trĩ bao lâu thì lành? Nên làm gì cho nhanh khỏi?

Về vân đề “Sau cắt trĩ bao lâu thì lành?”, các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa Hậu môn – Trực tràng cho rằng

Phẫu thuật cắt búi trĩ là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến. Phương pháp điều trị này có khả năng loại bỏ búi trĩ, kiểm soát nhanh tình trạng đau rát, ngứa ngáy, chảy máu, cảm giác khó chịu và nhiều triệu chứng khác do bệnh trĩ gây ra.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được chỉ định phẫu thuật điều trị trĩ. Đối với các trường hợp mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu hoặc bị trĩ cấp độ 2, bác  sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn kiểm soát bệnh lý bằng các loại thuốc điều trị thích hợp.

Đối với những người mắc bệnh trĩ cấp độ 3 và 4, có biến chứng nhiễm trùng hoặc các phương pháp điều trị thông thường không có khả năng kiểm soát bệnh lý, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên  khoa cân nhắc và chỉ định phương pháp phẫu thuật.

Thông thường, sau 2 – 3 tuần kể từ khi phẫu thuật cắt trĩ,người bệnh sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, có thể đi lại và thực hiện các hoạt động sinh hoạt bình thường.

Tuy nhiên ở một số trường hợp, tổn thương ở vùng hậu môn trực tràng có thể lành nhanh hơn thời gian dự kiến, các hoạt động sinh hoạt diễn ra suôn sẻ và bình thường sau khi phẫu thuật 10 – 15 ngày. Thời gian lành bệnh ở những trường hợp khác có thể lâu hơn, khoảng 30 – 45 ngày.

Ngoài ra sau khi cắt trĩ, vết thương tại vùng hậu môn trực tràng lành nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào sự tác động của nhiều yếu tố khác. Cụ thể như tình trạng sức khỏe của người bệnh,  phương pháp phẫu thuật được áp dụng, tay nghề của bác sĩ, quá trình chăm sóc sau khi mổ, trang thiết bị…

Các phương pháp cắt trĩ hiện đại gồm phẫu phẫu thuật cắt trĩ PPH, Longo, sóng cao tần HCPT… sẽ đảm bảo an toàn và có thời gian phục hồi bệnh nhanh hơn.

Khi áp dụng các phương pháp cắt trĩ hiện đại, bệnh nhân sẽ ít có cảm giác khó chịu và đau đớn như cách phẫu thuật truyền thống. Ngoài ra phương pháp điều trị này còn có khả năng kiểm soát và phòng ngừa tình trạng chảy máu hậu môn, giảm nguy cơ tái phát, giảm biến chứng sau phẫu thuật…

Trong trường hợp áp dụng phương pháp cắt trĩ bằng tia laser, bệnh nhân sẽ có nguy cơ mất nhiều máu. Hơn thế, thời gian phục hồi bệnh cũng lâu hơn [ít nhất 45 ngày]. Riêng các phương pháp phẫu thuật hiện đại sẽ giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian lành bệnh [khoảng từ 15 – 30 ngày].

Thời gian phục hồi sau phẫu thuật cắt trĩ phụ thuộc vào phương pháp thực hiện
  • Tình trạng sức khỏe của người bệnh

Bệnh trĩ có nhiều dạng [trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp] và nhiều giai đoạn khác nhau [giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3, giai đoạn 4]. Mỗi giai đoạn sẽ ứng với mức độ nghiêm trọng và mức độ tổn thương của bệnh trĩ.

Đối với những bệnh nhân có sức khỏe tổng thể tốt, có sức đề kháng và hệ miễn dịch khỏe mạnh, thì khả năng phục hồi bệnh trĩ và những tổn thương sau khi phẫu thuật sẽ nhanh hơn.

Đối với những người có sức khỏe suy yếu, hệ miễn dịch và sức đề kháng không được đảm bảo hoặc mắc nhiều bệnh cùng một lúc thì sẽ có thời gian khỏi bệnh lâu hơn.

Ngoài ra thời gian phục hồi bệnh trĩ còn phụ thuộc vào cấp độ nặng hay nhẹ. Đối với trường hợp bệnh trĩ đã hình thành và phát triển trong một thời gian dài, thì quá trình điều trị căn bệnh này sẽ gặp nhiều khó khăn, thời gian phục hồi sẽ lâu hơn.

  • Biện pháp chăm sóc sau khi mổ

Việc áp dụng các biện pháp chăm sóc sau khi mổ cũng có khả năng tác động đến quá trình hồi phục tổn thương và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt lành mạnh có thể giúp bệnh nhân sau mổ nhanh chóng hồi phục vết thương, phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng và tránh nguy cơ biến chứng.

Ngoài ra, sau khi phẫu thuật cắt trĩ, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, giữ vị trí này luôn khô và thoáng mát. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, bội nhiễm. Đồng thời rút ngắn thời gian phục hồi bệnh.

  • Tay nghề của bác sĩ thực hiện

Tay nghề của bác sĩ cao hay thấp được thể hiện rất rõ thông qua việc sử dụng trang thiết bị và dụng cụ phẫu thuật khi cắt trĩ. Đối với những loại máy sử dụng sóng cao tần thì cách thực hiện và kỹ thuật thực hiện sẽ phức tạp hơn. Điều này đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao và có kinh nghiệm.

Nếu bác sĩ có tay nghề cao và có kinh nghiệm thì quá trình phẫu thuật cắt trĩ sẽ diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ hơn, hạn chế tối đa nguy cơ bị biến chứng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thời gian lành bệnh và thời gian hồi phục sức khỏe tổng thể của người bệnh sẽ được rút ngắn hơn.

  • Biến chứng sau khi phẫu thuật cắt trĩ

Phẫu thuật loại bỏ búi trĩ là phương pháp tương đối an toàn. Tuy nhiên thực tế cho thấy vẫn có nhiều trường hợp gặp biến chứng sau khi tiến hành phẫu thuật. Các biến chứng có thể bao gồm xuất huyết hậu môn, hẹp hậu môn… Bệnh nhân sẽ thường xuyên có cảm giác đau đớn, vùng hậu môn bị nhiễm trùng, thời gian hồi phục lâu, gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Ngoài ra, việc hình thành các biến chứng sẽ khiến sức khỏe tổng thể của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Từ đó quá trình điều trị bệnh diễn ra lâu hơn. Nếu không nhanh chóng áp dụng các biện pháp xử lý và điều trị thích hợp, các biến chứng sẽ phát triển và gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm hơn.

Biến chứng sau khi phẫu thuật cắt trĩ khiến thời gian phục hồi bệnh kéo dài

Sau quá trình phẫu thuật cắt trĩ, việc nghỉ ngơi và áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà cần phải được đặc biệt chú ý. Đối với bệnh trĩ, để giúp vết thương nhanh lành sau khi phẫu thuật xong, người bệnh cần lưu ý và phải thực hiện đúng một số vấn đề dưới đây:

  • Bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt trĩ chỉ nên ăn các loại thức ăn mềm và lỏng như súp, canh, phở, cháo…
  • Tăng cường bổ sung vitamin và hàm lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể từ việc ăn nhiều trái cây tươi, củ và rau xanh.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày. Bổ sung vitamin và khoáng chất có trong nước ép trái cây, nước ép rau củ.
  • Tắm rửa mỗi ngày, vệ sinh vết thương đúng cách, đúng với hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Trong khoảng thời gian phục hồi vết thương sau trĩ, người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục. Đặc biệt người bệnh nên tránh thực hiện các hoạt động quan hệ tình dục ở đường hậu môn.
  • Không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc bên ngoài, không tự ý thay đổi đơn thuốc và liều dùng do bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
  • Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh cần tránh đi lại để phòng người vết thương mổ bị chảy máu.
  • Đi lại, vận động nhẹ nhàng, không mang vác vật cồng kềnh và các vật nặng.
  • Tập thói quen đi đại tiện đều đặn mỗi ngày, không ngồi quá lâu, không nhịn đi đại tiện để hạn chế tình trạng táo bón.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Không đi xe đạp và không đi xe máy ít nhất 3 tuần.
  • Đến bệnh viện và tái khám đúng hẹn để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, phòng ngừa nhiễm trùng vết thương.
Bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt trĩ chỉ nên ăn các loại thức ăn mềm và lỏng

Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn hiểu hơn về vấn đề “Sau cắt trĩ bao lâu thì lành? Nên làm gì cho nhanh khỏi?”. Bệnh nhân bị trĩ nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp cắt trĩ phù hợp. Sau khi phẫu thuật, bạn nên áp dụng các biện pháp chăm sóc và sử dụng thuốc đúng với hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa biến chứng, rút ngắn thời gian lành bệnh.

Tìm hiểu về phương pháp cắt trĩ là băn khoăn của nhiều người bệnh.

Bệnh trĩ [còn được gọi theo cách dân dã là bệnh lòi dom] là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh lý hậu môn trực tràng đến nhập viện.

Các tĩnh mạch bị giãn quá mức ở hậu môn trực tràng sẽ tạo thành búi trĩ và gây nên bệnh trĩ. Các tĩnh mạch này bị giãn do chịu chèn ép từ bên trong, có khả năng xung huyết, chảy máu và có khi bị sa ra ngoài.

Người bệnh thường bỏ qua những triệu chứng nhẹ và có tâm lý ngại khi đi khám vùng kín. Chỉ đến khi những triệu chứng đó càng ngày càng nặng, gây khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh mới đi khám và điều trị. 

1. Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ

Cắt trĩ không phải chỉ có một phương pháp mà có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Khoảng 10 - 15% bệnh nhân được khuyên phẫu thuật cắt trĩ [đa số bệnh nhân mắc bệnh trĩ có thể điều trị hiệu quả bằng phương pháp nội khoa và thưc hiện thủ thuật]. Các loại phẫu thuật bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc
  • Phẫu thuật cắt từng búi trĩ
  • Phẫu thuật Longo
  • Khâu treo trĩ bằng tay
  • Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler…

Sau khi phẫu thuật cắt trĩ, bệnh nhân không cần phải lưu viện qua đêm. Người bệnh được gây mê trong quá trình phẫu thuật, và sử dụng thuốc giảm đau sau đó.

Thông thường, sau khoảng 7 – 10 ngày người bệnh sẽ hồi phục, không còn cảm giác đau và có thể sinh hoạt, làm việc bình thường.

2. Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất 

Mỗi phương pháp cắt trĩ sẽ có ưu và nhược điểm riêng, sẽ tùy theo tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ khuyên nên dùng phương pháp nào.

Hiện nay có một số phương pháp cắt trĩ được đánh giá cao như: Phẫu thuật Longo, Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler, Khâu treo trĩ bằng tay…

Khi người bệnh đi khám trĩ thì sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn phương pháp điều trị nào phù hợp và tốt nhất.

Phẫu thuật Longo [Khâu treo trĩ bằng máy]

Phương pháp mổ trĩ longo là dùng một dụng cụ khâu tự động cắt khoanh một đoạn niêm mạc và hạ niêm mạc của trực tràng [phía trên đường lược],nhằm cắt đứt đường cấp máu tới các búi trĩ.

Đồng thời, phần niêm mạc hậu môn đang bị sa sẽ được khâu treo lên cao. Các búi trĩ do không được cấp máu sẽ teo dần đi.

Phẫu thuật Longo hay còn gọi là Khâu treo trĩ bằng máy 

Ưu điểm:

  • Thời gian phẫu thuật ngắn: 20-30 phút.
  • Ít đau: do vùng thao tác phẫu thuật nằm trên đường lược, nơi có rất ít tận cùng thần kinh cảm giác.
  • Thời gian nằm viện ngắn: trung bình từ 10h – 24h sau mổ. Sau mổ khoảng 6h là thời gian theo dõi vấn đề chảy máu, 10h – 24h để theo dõi các biến chứng của gây mê, gây tê.
  • Tỉ lệ tái phát sau mổ rất ít: do cắt trĩ theo phương pháp Longo đã cắt nguồn cung cấp máu đến các búi trĩ đồng thời tạo hình lại cấu trúc ống hậu môn.

Nhược điểm: 

Chi phí cho mỗi ca phẫu thuật cao, cao hơn so với nhiều hình thức phẫu thuật cắt trĩ khác.

Khâu treo trĩ bằng tay

Nguyên tắc của phương pháp này là làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ để thu nhỏ thể tích khối trĩ và treo búi trĩ lên ống hậu môn bằng các mũi khâu tay khâu xếp nếp niêm mạc trên đường lược 2-3 cm.

Đây là phương pháp cải biên của phẫu thuật Longo để giảm chi phí cho mỗi ca phẫu thuật. Nhưng người bệnh không có điều kiện về kinh tế hoặc có dạng trĩ từng búi có thể được phẫu thuật bằng cách này.

Ưu điểm:

  • Đạt được hiệu quả cao hơn so với khâu treo trĩ bằng máy [Longo].
  • Chi phí thấp.

Nhược điểm:

  • Sau mổ thường đau hơn so với các phương pháp khác.
  • Mất nhiều thời gian để hồi phục và trở lại làm việc bình thường so với phương pháp Longo.

Khâu treo búi trĩ dưới hướng dẫn của đầu dò siêu âm Doppler [còn gọi tắt là THD]

Đây là phương pháp phổ biến trong vài năm gần đây, Doppler - THD hoạt động tên nguyên lý thắt động mạch nuôi trĩ và khâu treo búi trĩ theo hướng dò siêu âm.

Các động mạch trĩ chính được xác định bởi chùm siêu âm Doppler và được khâu thắt lại. Do đó, lượng máu tới búi trĩ giảm → làm cho các búi trĩ tự teo nhỏ lại, dần dần biến mất.

Đối với bệnh nhân có búi trị bị sa ra ngoài hậu môn, các búi trĩ đó sẽ được khâu treo lên và cố định vào lớp sâu của cơ thắt trong. Kết quả là các búi trĩ thu nhỏ và trở về vị trí bình thường.

Phương pháp THD được đánh giá cao về hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ 

Ưu điểm:

  • Ít gây mất máu.
  • Không cắt các búi trĩ, mà chỉ can thiệt để các búi trĩ tự teo nhỏ lại nên đây được xem là phương pháp bảo tồn đệm hậu môn.
  • Ít đau sau mổ.
  • Thời gian nằm viện ngắn [1 ngày],sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
  • Ít gặp tai biến, biến chứng.

Nhược điểm:

Vì đây là phương pháp mới, hiện đại nên không phải bác sĩ nà o cũng có thể phẫu thuật, không phải cơ sở y tế nào cũng có đủ dụng cụ để thực hiện.

Lựa chọn phương pháp nào còn tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện cắt trĩ. 

3. Phẫu thuật cắt trĩ có đau không?

Có lẽ không ít người khi nghe đến cắt trĩ đều cảm thấy ẹ ngại, thậm chí có phần sợ hãi, điều này là hoàn toàn dễ hiểu.

Trước đây người bệnh phải chịu đau sau cắt trĩ do các phương pháp truyền thống thường cắt bên mép hậu môn - là vùng rất nhạy cảm đồng thời chịu ảnh hưởng của nhiễm khuẩn do phân, dịch ruột thường xuyên đi qua.

Y học ngày càng phát triển, sự ra đời của phương pháp phẫu thuật cắt trĩ theo những phương pháp mới, điển hình như phương pháp Longo đã khắc phục được đáng kể nhược điểm trên.

Cụ thể trong phương pháp này, các thao tác được thực hiện ở vùng không có cảm giác đau và rất nhanh chóng. Chỉ sau 10 – 15 phút là ca phẫu thuật đã hoàn thành. Vì ít đau sau mổ nên người bệnh phục hồi nhanh, có trường hợp có thể xuất viện chỉ sau 48h.

4. Phẫu thuật cắt trĩ có giá bao nhiêu?

Tại các bệnh viện công lập, giá phẫu thuật cắt trĩ thường chưa bao gồm dụng cụ, người bệnh sẽ phải chi trả thêm cho bộ dụng cụ sử dụng trong ca phẫu thuật của mình. Tại các bệnh viện tư, thường dụng cụ đã được tính cả trong ca phẫu thuật đó.

Rất khó để nói chính xác phẫu thuật cắt trĩ bao nhiêu tiền vì còn tùy theo từng phương pháp, từng đơn vị. Hơn nữa, trĩ có nhiều loại, mỗi loại lại có những mức độ nặng nhẹ khác nhau nên phải dựa vào tình trạng thực tế của người bệnh thì mới có thể đưa ra mức chi phí được.

Nhưng để người bệnh hình dung được khoảng tiền mình phải trả là nhiều hay ít, chúng tôi xin đưa ra chi phí một số dịch vụ cắt trĩ cụ thể, của các đơn vị cụ thể, các bệnh viện và phòng khám trĩ uy tín tại Hà Nội.

Bệnh viện Việt Đức: Phẫu thuật Longo [chưa bao gồm máy cắt nối tự động]: 1.500.000. 

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Cắt bỏ trĩ vòng [chưa bao gồm dụng cụ]: 2.000.000

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn [đã gồm dụng cụ phẫu thuật]:

  • Cắt 1 búi trĩ: 5.000.000
  • Cắt 2 búi trĩ trở lên: 15.000.000
  • Phẫu thuật trĩ ngoại độ 2: 7.000.000
  • Phẫu thuật trĩ ngoại độ 3: 8.000.000
  • Lấy trĩ tắc mạch: 5.000.000
  • Lấy trĩ vòng: 14.700.000

5. Bác sĩ khám chữa bệnh trĩ giỏi tại Hà Nội 

Dưới đây là danh sách một số bác sĩ khám chữa bệnh Trĩ giỏi được người bệnh tin tưởng và đánh giá tốt.

PGS.TS.BS Nguyễn Mạnh Nhâm

  • Chủ tịch Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam
  • Nguyên Trưởng khoa phẫu thuật tiêu hóa – Bệnh viện Việt Đức
  • Nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp - Bệnh viện Việt Đức
  • Giám đốc Trung tâm Hậu môn - Trực tràng - Bệnh viện Đa khoa Tràng An

Hiện bác sĩ có lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Tràng An - số 59 Thông Phong, Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

BS Chuyên khoa II Hoàng Đình Lân

  • Chuyên gia về Hậu môn trực tràng và các bệnh lý về Hậu môn trực tràng
  • Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Hiện tại, bác sĩ Hoàng Đình Lân có lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát - Số 219 Lê Duẩn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Hùng

  • Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn, Bệnh viện Việt Đức
  • Trưởng khoa Khám bệnh cấp cứu - Bệnh viện Việt Đức
  • Bác sĩ đã có trên 90 công trình nghiên cứu, bài viết tổng quan, thông báo lâm sàng đăng trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành trong và ngoài nước. 

TS.BS Lê Mạnh Cường

  • Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
  • Phó trưởng Khoa khám và điều trị theo yêu cầu – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
  • Trưởng khoa Ngoại - Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
  • Bác sĩ tại khoa Khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao - Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

GS.TS.BS Hà Văn Quyết

  • Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức
  • Chuyên gia phẫu thuật, Nội soi Tiêu hóa, Ổ bụng & các bệnh lý hậu môn, trực tràng

Hiện tại, bác sĩ Hà Văn Quyết sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị cho người bệnh tại Bệnh viện Hưng Việt - Số 34 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề