Một công nhân cứ 10 phút làm được 8 sản phẩm hỏi trong 1 giờ người đó làm được bao nhiêu sản phẩm

Mục lục bài viết

  • 1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động ?
  • 2. Tư vấn về vấn đề thời gian làm việc tối đa trong tuần
  • 3. Bị thay đổi thời gian làm việc khi có cấp trên mới
  • 4. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của người lao động như thế nào ?
  • 5. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của nhân viên thiết bị trường học ?

1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động ?

Luật Minh Khuê giải đáp thắc mắc của khách hàng liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động theo quy định của pháp luật lao động hiện nay:

Trả lời:

1.Quy định về thời giờ làm việc

Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định:

Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

Người lao động làm việc ngoài những thời gian được xác định là thời giờ làm việc bình thường theo quy định pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động được tính là làm thêm giờ. Việc người sử dụng lao động sử dụng người lao động làm thêm giờ phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 107 BLLĐ:

Điều 107. Làm thêm giờ

1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a] Phải được sự đồng ý của người lao động;

b] Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

c] Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

a] Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

b] Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

c] Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

d] Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

đ] Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Nghị định 45/2013/NĐ-CP về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn, vệ sinh lao động quy định:

2.Quy định về số giờ làm thêm

+ Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.

+ Việc tổ chức làm thêm giờ từ 200 giờ đến 300 giờ một năm được thực hiện trong trường hợp sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước hoặc các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn. Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh] quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.

- Thời gian nghỉ bù sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng: Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động.

3. Về thời giờ nghỉ ngơi: [nội dung về thời giờ nghỉ ngơi được BLLĐ quy định cụ thể từ Điều 108 đến Điều 117 và Điều 5 đến Điều 8 Nghị định 45/2013/NĐ_CP]

4. Nghỉ trong giờ làm việc [hay nghỉ giải lao, nghỉ giữa ca]:

Theo quy định của pháp luật lao động, thì thời giờ nghỉ giữa ca được tính như sau:

- Người lao động làm việc 8 giờ liên tục trong điều kiện bình thường hoặc làm việc 7 giờ, 6 giờ liên tục trong trường hợp được rút ngắn thời giờ làm việc thì được nghỉ ít nhất nửa giờ [30 phút], tính vào giờ làm việc; Ngoài ra, người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.

- Người làm ca đêm [ từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ] được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc;

* Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.

5. Nghỉ hằng tuần:

Mỗi tuần lễ, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày [24 giờ liên tục], thường là vào ngày chủ nhật. Tuy nhiên, đối với những cơ quan, xí nghiệp do yêu cầu của sản xuất, công tác hoặc phục vụ nhân dân đòi hỏi phải làm việc liên tục cả tuần, kể cả chủ nhật thì người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào một ngày khác trong tuần cho từng nhóm người lao động khác nhau.

Trường hợp do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần, thì người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động chế độ nghỉ bù thỏa đáng. Tính bình quân mỗi tháng, người lao động được nghỉ ít nhất 4 ngày.

6. Nghỉ lễ, tết:

Trong một năm, người lao động được nghỉ lễ, tết tất cả là 8 ngày, cụ thể là những ngày sau đây:

- Tết dương lịch: 1 ngày [ngày 1 tháng 1 dương lịch];

- Tết âm lịch: 5 ngày [do người sử dụng lao động lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch]

- Ngày Chiến thắng 30/4: 1 ngày;

- Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày [ngày 1 tháng 5 dương lịch];

- Ngày Quốc khánh: 1 ngày [ ngày 2 tháng 9 dương lịch].

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày [ngày 10 tháng 3 âm lịch].

Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Trong những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết nói trên, người lao động được hưởng nguyên lương. Nếu do yêu cầu của sản xuất, công tác mà người lao động phải làm việc trong các ngày này thì họ được trả lương ít nhất bằng 300% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường; trường hợp họ được bố trí nghỉ bù, thì người sử dụng lao động chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường.

Ngoài ra, nếu người lao động là người nước ngoài thì họ được nghỉ thêm 1 ngày quốc khánh và 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc họ [nếu có].

7. Nghỉ hằng năm:

Người lao động được nghỉ hàng năm khi họ làm việc được ít nhất 12 tháng liên tục tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động.

Các thời gian sau đây cũng được coi là thời gian công tác liên tục :

- Thời gian được cơ quan, xí nghiệp cử đi học văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ;

- Thời gian nghỉ hưởng lương ngừng việc, thời gian báo trước để chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

- Thời gian nghỉ ốm, thời gian con ốm mẹ được nghỉ theo chế độ;

- Thời gian nghỉ điều trị do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

- Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc tạm giam trong giai đoạn điều tra hình sự, nhưng sau đó được miễn truy tố và trở lại đơn vị làm việc bình thường.

Những người lao động nghỉ việc không được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì không được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm trong năm đó. Nếu lỗi nhẹ thì người lao động nghỉ ngày nào sẽ bị trừ vào số ngày nghỉ hàng năm năm đó; trường hợp lỗi nặng đến mức bị xử lý đến hình thức kỷ luật, thì năm đó người lao động có thể không được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm nữa. Ngoài ra, nếu người lao động nào có tổng số ngày nghỉ ốm trong năm đó cộng lại quá 3 tháng thì cũng không được hưởng chế độ nghỉ hàng năm.

Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật lao động nước ta thì thời gian nghỉ hàng năm được chia ra làm 3 mức là : 12, 14 và 16 ngày, cụ thể như sau:

- 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

- 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi;

- 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.

Thời gian đi đường không tính vào ngày nghỉ hàng năm. Số ngày nghỉ hàng năm của người lao động còn được tăng theo thâm niên làm việc tại một doanh nghiệp, hoặc với một người sử dụng lao động, cứ 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày. Trong thời gian nghỉ hàng năm, người lao động được hưởng nguyên lương cộng phụ cấp lương. Ngoài ra, người lao động còn được thanh toán tiền tàu xe đi và về [nếu có].

8. Nghỉ việc riêng:

Nghỉ về việc riêng là quy định của pháp luật lao động nhằm giải quyết cho người lao động được nghỉ việc để giải quyết tình cảm cá nhân hoặc gia đình họ. Thời gian nghỉ về việc riêng không quá 3 ngày lao động.

Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau đây:

- Kết hôn, nghỉ 3 ngày;

- Con kết hôn, nghỉ 1 ngày;

- Bố mẹ ruột [cả bố mẹ bên chồng và bên vợ] chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ 3 ngày.

9. Nghỉ không lương:

Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. Ngoài ra, người lao động nếu thấy cần thiết phải nghỉ thêm thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Những trường hợp cần thiết nghỉ không hưởng lương được pháp luật bảo vệ, chẳng hạn cần nghỉ thêm vì sinh con, gia đình có người thân ốm, đau, chết, hoặc giải quyết những công việc lớn khác của gia đình như khắc phục bão lụt,... thời gian nghỉ về việc riêng phải tuân thủ kỷ luật lao động.

Những qui định trên đây không áp dụng đối với những người làm những công việc có tính chất đặc biệt có chu kỳ dài ngày như những người lao động làm việc trên biển,...

10. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm những công việc có tính chất đặc biệt:

Đối với các công việc có tính chất đặc biệt như: vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, người lái, tiếp viên, kiểm soát viên không lưu ngành hàng không; thăm dò khai thác dầu khí trên biển; trong các lĩnh vực nghệ thuật, áp dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân, ứng dụng, kỹ thuật sóng cao tầng; thợ lặn; thợ mỏ hầm lò thì các Bộ trực tiếp quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi sau khi thỏa thuận với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Không được sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con.

Ngoài ra, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với những người lao động làm hợp đồng không trọn ngày, không trọn tuần, làm khoán, thì do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận riêng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Tư vấn về vấn đề thời gian làm việc tối đa trong tuần

Kính chào công ty luật Minh Khuê. Tôi có một số thắc mắc xin được tư vấn như sau: Tôi làm tại trung tâm cây giống thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm đồng. Chúng tôi làm việc theo giờ hành chính[ 5 ngày/ tuần, nghỉ thứ 7, cn]và hưởng mức lương tối thiểu là hai triệu bảy trăm năm mươi ngàn đồng một tháng.

Vừa qua khi có chính sách tăng lương tối thiểu lên ba triệu một trăm nghìn thì chúng tôi bị buộc phải đi làm cả ngày thứ 7 mà không có lương ngoài giờ. Vậy cho tôi hỏi giám đốc chúng tôi quyết định như vậy đã đúng luật và hợp lý chưa?

Xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo như bạn trình bày, do không rõ ràng nên chúng tôi sẽ áp dụng theo Bộ luật lao động 2019 và Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động để giải quyết. Trường hợp bạn là công chức nhà nước sẽ phải thực hiện giải quyết Luật cán bộ công chức. Có vấn đề thắc mắc bạn liên hệ qua tổng đài: 1900.6162

Tại Bộ luật lao động 2019 có quy định về thời giờ làm việc bình thường và chế độ làm thêm giờ và tiền lương làm thêm giờ của người lao động.

Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

Điều 107. Làm thêm giờ

1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a] Phải được sự đồng ý của người lao động;

b] Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

c] Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

a] Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

b] Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

c] Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

d] Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

đ] Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a] Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b] Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c] Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, theo thông tin bạn đưa ra với hợp đồng cũ bạn chỉ làm việc 5 ngày/tuần, hiện tại việc công ty yêu cầu bạn đi làm thêm một ngày thành 6 ngày/tuần thì sẽ phải theo sự thỏa thuận của hai bên và tiến hành sửa đổi hợp đồng lao động. Và lưu ý mỗi ngày làm việc không quá 8 giờ và 1 tuần không quá 48 giờ.

Bạn cần đưa vấn đề này ra công đoàn công ty bạn để được giải quyết. Nếu không được, bạn có thể khiếu nại lên tòa hoặc báo với thanh tra lao động.

3. Bị thay đổi thời gian làm việc khi có cấp trên mới

Thưa luật sư, luật sư có thể cho tôi hỏi : Tôi làm nhân viên bảo vệ trường học theo hợp đồng 68, trong hợp đồng lao động giữa tôi và hiệu trưởng có ghi giờ làm việc theo luật lao động, thời gian trước tôi được ban giám hiệu sắp xếp làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 nghỉ thứ 7 và chủ nhật.

Gần đây trường tôi có thay hiệu trưởng mới và ban giám hiệu có yêu cầu tôi phải trực 24/24 cả thứ 7 và chủ nhật mà không được tiền làm thêm, tôi thắc mắc thi hiệu trưởng nói đặc thù của công việc bảo vệ là như vậy, nhưng tôi thấy như vậy là vô lý vì theo luật lao động công chức, viên chức, người lao động làm việc là 8 tiếng một ngày, tôi làm bảo vệ có thể phải làm hơn nhưng cũng không thể làm 24/24 cả thứ 7 và chủ nhật, luật sư có thể cho tôi biết công việc của tôi phải làm việc bao nhiêu tiếng một ngày và có được nghỉ thứ 7 và chủ nhật không?

Rất mong nhận được câu trả lời của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn ?

Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Theo thông tin bác cung cấp, giữa bác và trường học có tồn tại quan hệ lao động thông qua việc giao kết hợp đồng lao động. Nội dung của hợp đồng lao động này gồm có điều khoản về thời giờ làm việc như sau:

- Thời giờ làm việc: Từ thứ 2 đến hết thứ 6;

- Ngày nghỉ hàng tuần: Thứ 7, chủ nhật;

- Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động, Điều 6 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ : Thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp có quy đinh như sau:

Điều 6.

2. Điều kiện đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp ký hợp đồng:

b] Việc ký hợp đồng do người đứng đầu cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thẩm quyền thực hiện hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người phụ trách công tác tổ chức cán bộ hoặc phụ trách công tác văn phòng thuộc quyền ký.

Giả sử, các nội dung khác của hợp đồng lao động ký với trường học của bác không trái pháp luật, không vi phạm điều cấm thì về cơ bản, quan hệ lao động giữa bác và trường học là quan hệ lao động hợp pháp. Các điều khoản về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi sẽ thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng. Đồng thời, nếu có phát sinh các vấn đề về lao động mà không được thỏa thuận trong hợp đồng thì vẫn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật lao động và các văn bản khác liên quan.

Vậy khi đơn vị có sự thay đổi hiệu trưởng, có phải thay đổi hợp đồng lao động hay không?

Về cơ bản, hợp đồng lao động của bác là hợp đồng ký với trường học. Hiệu trưởng chỉ là người đại diện đứng ra ký kết. Việc thay đổi hiệu trưởng không làm thay đổi tư cách pháp nhân của trường học. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 34 Bộ luật lao động 2019, trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật của đơn vị sử dụng lao động không phải là căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao đông. Nên trường hợp này bác không phải ký lại hợp đồng với những điều khoản như "phải trực 24/24 cả thứ 7 và chủ nhật mà không được tiền làm thêm". Bởi điều khoản trên vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và việc thanh toán tiền lương khi người lao động làm thêm giờ theo quy định tại các Điều 104, Điều 106, Điều 110 và Điều 97 Bộ luật Lao động

Hợp đồng cũ quy định như thế nào bác có quyền yêu cầu hiệu trưởng mới thực hiện theo đúng các thỏa thuận đã đặt ra cho tới khi hết hạn hợp đồng. Nếu trong trường hợp xảy ra sự việc hiệu trưởng yêu cầu bác trực 27/7 và trực cả thứ 7, chủ nhật mà không trả lương làm thêm giờ bác có thể làm như sau:

Thứ nhất, lần thứ nhất, bác làm đơn khiếu nại về việc không bố trí thời giờ nghỉ ngơi hàng tuần theo quy định tại Điều 110 và không trả lương làm thêm giờ đúng quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động. Đơn thư khiếu nại bác gửi trực tiếp hiệu trưởng đơn vị nơi bác đang làm việc kèm theo các tài liệu gồm: Hợp đồng lao động, căn cứ chứng minh hiệu trưởng yêu cầu bác làm việc thứ 7, chủ nhật và bảng lương của bác không có khoản lương làm thêm giờ.

Thứ hai, trường hợp hiệu trưởng không giải quyết, bác có thể gửi đơn yêu cầu cơ thanh tra lao động - phòng lao động thương binh xã hội giải quyết tranh chấp.

Thứ ba, hai lần trên không đạt kết quả bác có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân nơi đơn vị có trụ sở để yêu cầu tòa án giải quyết.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

4. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của người lao động như thế nào ?

Kính thưa Luật sư!. Cháu có vấn đề này muốn hỏi luật sư giúp như sau: Công ty NCI khu công nghiệp Nội Bài- Quang Tiến - Sóc Sơn [Hà Nội] với 100% vốn đầu tư nước ngoài [Nhật Bản]. Làm 3 ca Giờ làm việc của công ty như sau: Ca hành chính: 7h30'- 16h20' ; Ca 1: từ 05h30' - 13h50' ; Ca 2: từ 13h30' -21h50'; Ca 3 :từ 21h30' - 05h50' sáng hôm sau.

Thời gian gần đây có tình trạng ca 3 cuối tuần sẽ được nghỉ, bù lại phải đi làm thêm hàng ngày để bù vào giờ nghỉ. Mỗi ngày làm thêm 2 h vào trong tuần của ca 1 và ca 2 tuần kế tiếp VD: Ca 3 tuần này họ nghỉ 1 buổi 8h làm việc. Bù lại họ phải làm như sau. Nếu họ đi ca 1 sẽ phải làm từ 05h30 -15h50' . Nếu họ đi ca 2 sẽ phải làm từ 11h30 -21h50' . Khi đi ca 3 họ được rất nhiều chế độ một ngày làm việc. Nhưng khi nghỉ ca 3 họ không được gì và phải làm vào giờ làm thêm để bù vào. Cháu tính ước lượng người công nhân mất quyền lợi như sau. Với khoảng 320 người với 7 buổi bị như vậy thì: 320 người x 7 ngày nghỉ = 2240 ngày và 2240 ngày x 46,5 k [ trợ cấp ca đêm/ngày 30% lương cơ bản 1 ngày] = 104tr116k + 2240 ngày x 8k[ hỗ trợ đi lai] = 17tr 920k + 2240 ngày x 18k xuất ăn = 40tr320 k 2240 ng x 50 phút thời gian nghỉ =112000 phút =1.866h.

Vậy xin hỏi luật sư: Công ty đó có vi phạm pháp luật không? Cháu xin chân thành cảm ơn!

>>Luật sư tư vấn về thời gian làm việc theo luật lao động, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Thứ nhất, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Theo quy định, thời giờ làm việc bình thường của người lao động không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

Với một số thông tin bạn cung cấp, công ty bạn bố trí gồm 3 ca là việc cho người lao động lựa chọn: Ca 1 từ 05h30' -13h50' Ca 2: từ 13h30' -21h50' Ca 3 :từ 21h30' -05h50' sáng hôm sau. Như vậy các ca đều là 8h20 phút/ngày làm việc, quá 20 phút so với quy định pháp luật là thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

Thứ 2, tiền lương được hưởng khi làm thêm giờ và làm việc vào ban đêm [từ 22h - 6h]

Điều 25 Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số nội dungcủa Bộ luật Lao động có quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

1. Người lao động được trả lương làm thêm giờ theo khoản 1 Điều 97 của Bộ luật lao động được quy định như sau:

a] Người lao động hưởng lương theo thời gian được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật lao động.

b] Người lao động hưởng lương theo sản phẩm được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.

2. Tiền lương làm thêm giờ theo Khoản 1 Điều này được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a] Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b] Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c] Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động hưởng lương theo ngày.

3.Người lao động làm việc vào ban đêm theo khoản 2 - điều 97 của Bộ luật lao động thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lượng thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Bên cạnh đó Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động cũng có quy định về làm thêm giờ như sau:

1. Số giờ làm thêm trong ngày được quy định như sau:

a] Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;

b] Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.

2. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau:

a] Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm:

- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;

- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

- Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.

b] Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh] quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.

3. Thời gian nghỉ bù theo Điểm c Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động được quy định như sau:

a] Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ;

b] Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động.

Thời gian gần đây Công ty có tình trạng ca 3 cuối tuần sẽ được nghỉ bù lại phải đi làm thêm [2h] hàng ngày để bù vào giờ nghỉ là từ ca 1 sẽ phải làm từ 05h30 -15h50' và nếu họ đi ca 2 sẽ phải làm từ 11h30 -21h50' để bù giờ nghỉ [tức là giờ làm thêm cũng chỉ được tính như giờ làm bình thường] sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động nên điều này cũng vi phạm quy định của Pháp luật. Vì đáng ra khi làm thêm giờ phải được hưởng ít nhất là 150% so với lương làm việc bình thường.

Thứ 3, Nghỉ cuối tuần

Điều 111. Nghỉ hằng tuần

1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Trường hợp này, Công ty cho nghỉ cuối tuần mà lại cho làm bù vào hằng ngày [mỗi ngày 2h] mà không có ngày nghỉ ít nhất 24h liên tục mỗi tuần là trái với quy định pháp luật. Qua phân tích ở trên nếu quyền lợi bạn bị xâm phạm thì bạn sẽ được giải quyết theo nguyên tắc và các quy định của Luật lao động .

Nếu các bên không tự thương lượng, quyết định theo nguyên tắc tại Điều 187 về Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động thì có thể được giải quyết như sau:

Điều 187. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

1. Hòa giải viên lao động;

2. Hội đồng trọng tài lao động;

3. Tòa án nhân dân.

Nếu trường hợp này trở thành tranh chấp lao động tập thể thì được giải quyết theo quy định

5. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của nhân viên thiết bị trường học ?

Xin chào Luật Minh Khuê! Tôi có câu hỏi cần giải đáp: Tôi là nhân viên thiết bị trường học hiện được phân công vào tổ chuyên môn sinh. Ban giám hiệu trường bắt tôi làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 11h25 và 13h đến 15h25.

Theo tôi được biết thì viên chức làm việc 80 tiếng/ tuần nếu thời gian làm việc của tôi như vậy là quá nhiều [vì là tổ chuyên môn nên không tính thời gian làm việc theo giờ hành chính nhưng giáo viên có tiết thì dạy không tiết họ có thể về]. Luật sư có biết có quy định nào về thời gian làm việc và ngày công của nhân viên thiết bị trường học nào không chỉ giùm tôi. Lương tháng chưa đầy 3 triêu con nhỏ [hơn 1 tuổi] mà giờ làm việc vậy thì tôi chẳng biết sống sao ?

Trân trọng!

Trả lời:

Theo thông tin mà bạn cung cấp, viên chức làm việc 80 tiếng/tuần, như vậy từ thứ 2 đến thứ 7, thời gian làm việc của họ là trên 13 tiếng/ngày. Điều này mâu thuẫn với việc bạn nói rằng các giáo viên trong trường bạn làm việc theo giờ hành chính. Bộ Luật Lao động 2019 quy định:

Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan

Mặt khác, trong trường hợp làm thêm giờ, theo quy định tại BLLĐ, NSDLĐ chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng điều kiện bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày. Từ các quy định trên cho thấy, thời gian làm việc tối đa trong một ngày của viên chức cũng không được vượt quá 12 tiếng/ngày. Do đó, thông tin mà bạn biết là không chính xác.

Mặc dù Luật Viên chức 2010 không quy định cụ thể về thời giờ làm việc của viên chức mà để hợp đồng làm việc của viên chức xác định thời gian này. Tuy nhiên, thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc không được vượt quá quy định của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 104 BLLĐ, thời giờ làm việc bình thường trong một tuần của người lao động tối đa là 48 giờ, mặt khác NSDLĐ phải đảm bảo cho NLĐ được nghỉ hằng tuần theo quy định tại Điều 110 BLLĐ.

Theo thông tin mà bạn cung cấp, một ngày bạn làm việc tổng cộng là 6 tiếng rưỡi và được nghỉ một ngày chủ nhật trong tuần. Mặt khác, con bạn đã hơn 12 tháng tuổi, do đó, bạn không còn được áp dụng chính sách bảo vệ thai sản đối với lao động nữ nữa theo quy định tại Điều 155 BLLĐ nữa. Do đó, NSDLĐ trong trường hợp này là nhà trường đã thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của người lao động.

Về vấn đề tiền lương, đây là một trong những nội dung được thỏa thuận trong hợp đồng làm việc của viên chức. Bạn cần xem xét lại hợp đồng mà bạn đã kí cũng như những văn bản nội bộ, nội quy của nhà trường trong việc nâng bậc lương, lương theo thâm niên, lương theo chức danh nghề nghiệp... Pháp luật hiện hành cũng không có quy định cụ thể hay ấn định một mức lương nào đối với viên chức mà chỉ quy định về mức lương tối thiểu. Hiện tại, mức lương tối thiểu chung do Chính phủ ban hành hay còn gọi là lương cơ sở áp dụng đối với viên chức từ ngày 01/7/2018 là 1.390.000 đồng theo quy định tại Điều 3 Nghị định 72/2018/NĐ-CP. Kể từ ngày 01/7/2019 thì mức lương cơ sở sẽ tăng lên là 1.490.000 đồng theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang [Nghị định chưa có hiệu lực pháp luật].

>> Xem thêm: Luật Viên chức 2010 và Nghị định 72/2018/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động - Công ty luật MInh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề