Mũi 2 cách mũi 1 bao lâu

Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa chủ động một số bệnh truyền nhiễm giúp cơ thể trở khỏe mạnh về cả thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên việc tiêm chủng cần phải có quy trình cụ thể và đúng thời điểm như khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau cũng phải được đảm bảo theo quy định.

Tùy từng loại vắc-xin mà khoảng cách giữa 2 mũi tiêm khác nhau nhưng việc tiêm chủng vắc-xin sẽ tuân theo nguyên tắc: hai vắc-xin sống giảm độc lực (vắc-xin sởi-quai bị-rubella, vắc xin thủy đậu,...) có thể tiêm cùng thời điểm ở 2 vị trí khác nhau trong cùng một buổi tiêm chủng. Nếu không tiêm đồng thời thì khoảng cách giữa hai mũi tiêm tối thiểu là 4 tuần.

Đối với các vắc-xin bất hoạt như vắc-xin viêm gan B, vắc-xin viêm não mô cầu thì có thể tiêm chủng cùng một thời điểm hoặc cách nhau 2 tuần. Điều này đã được chứng thực qua nghiên cứu khoa học nhằm đảm bảo người tiêm chủng có đủ nồng độ kháng thể cần thiết để phòng bệnh. Nhìn chung thì vắc-xin chỉ có khoảng cách tối thiểu chứ không có khoảng cách tối đa.

Mũi 2 cách mũi 1 bao lâu

Mỗi loại vắc-xin có các khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau

Theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT ban hành thì lịch tiêm chủng mở rộng theo quy định gồm có các mốc thời gian như sau:

  • Trẻ sơ sinh: Tiêm vắc-xin viêm gan B mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh, vắc-xin BCG phòng bệnh lao.
  • Trẻ 2 tháng tuổi: tiêm vắc-xin 5 trong 1 mũi 1 (bạch hầu- ho gà- uốn ván- viêm gan B- Hib mũi 1), uống vắc-xin bại liệt lần 1.
  • Trẻ 3 tháng tuổi: Tiêm vắc-xin 5 trong 1 mũi 2, uống vắc- xin bại liệt lần 2.
  • Trẻ 4 tháng tuổi: Tiêm vắc xin 5 trong 1 mũi 3, uống vắc-xin bại liệt lần 3.
  • Trẻ 9 tháng tuổi: tiêm vắc-xin sởi mũi 1
  • Trẻ 18 tháng tuổi: Tiêm vắc-xin bạch hầu- ho gà- uốn ván mũi 4, tiêm vắc-xin sởi-rubella (MR)
  • Trẻ từ 12 tháng tuổi có thể tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản theo lịch trình: mũi 2 cách mũi 1 7-14 ngày và mũi thứ 3 cách 1 năm so với mũi 2

Mũi 2 cách mũi 1 bao lâu

Tiến hành đưa trẻ đi tiêm chủng theo thông tư số 38/2017/TT-BYT

Ngoài những vắc-xin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng theo lịch trình như trên thì có một số loại vắc-xin cũng cần thiết với trẻ có trong chương trình tiêm chủng dịch vụ như:

Danh sách các loại vắc-xin kể trên đều có mặt trong danh mục vắc-xin của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Tại Vinmec có nguồn vắc-xin đảm bảo, có xuất xứ rõ ràng và được bảo vệ theo đúng quy trình nghiêm ngặt. Cùng với đó, đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện là những bác sĩ chuyên khoa nhi giàu kinh nghiệm được trang bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ để khám sàng lọc trước và sau tiêm chủng. Sau khi tiêm chủng, trẻ được tiêm sẽ được theo dõi ít nhất 30 phút và tiếp tục được hướng dẫn theo dõi trong tối thiểu 24 giờ sau nhằm phát hiện sớm các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm chủng.

Mũi 2 cách mũi 1 bao lâu

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có nguồn vắc-xin đầy đủ và đảm bảo

Phòng theo dõi sau tiêm chủng được bố trí đầy đủ các phương tiện cấp cứu cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm nhằm xử trí những trường hợp sốc phản vệ kịp thời đúng phác đồ, tránh biến chứng nguy hiểm. Phòng tiêm chủng thoáng mát tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ, hình thành tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Ngoài ra, khi đến tiêm chủng tại Vinmec, Quý khách hàng cũng được nhận được lịch hẹn tiêm chủng đồng bộ với hệ thống tiêm chủng quốc gia.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ, hiện nay Vinmec còn tiếp tục cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

Trẻ có thể tiêm mũi viêm gan A đầu tiên vào lúc nào?

XEM THÊM:

Ngày 19/11, Bộ Y  tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước về  khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vaccine phòng COVID-19.

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế tiếp tục nhận được công văn của một số tỉnh, thành phố về rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca. 

Mũi 2 cách mũi 1 bao lâu

Theo Bộ Y tế nếu đơn vị, địa phương nào không thực hiện báo cáo UBND tỉnh, thành xem xét, phê duyệt về thời gian tiêm vaccine mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca, làm ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng "phải chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế, UBND"

Để kịp thời triển khai tiêm chủng, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố căn cứ theo nội dung Công văn số 7820/BYT-DP ngày 20/9/2021 của Bộ Y tế khẩn trương báo cáo Ủy ban nhân nhân tỉnh, thành xem xét, phê duyệt về thời gian tiêm vaccine mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện. "Nếu đơn vị, địa phương nào không thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng phải chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế, UBND tỉnh, thành phố"- Công văn do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký nêu rõ.

Tại công văn số 7820, Bộ Y tế đã chỉ đạo các Sở Y tế các tỉnh, thành phố  về khoảng cách tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19, trong đó đề nghị Sở Y tế căn cứ Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn của Bộ Y tế về tiến độ tiêm chủng, hiệu lực của việc bảo vệ khi tiêm mũi 2 để tham mưu cho Ủy ban nhân nhân tỉnh, thành phố về thời gian tiêm vaccine mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca.

Cũng theo Bộ Y tế thời gian tối thiểu giữa hai mũi vaccine phải đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phù hợp với tình hình dịch bệnh, đáp ứng được công tác phòng chống dịch.

Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vaccine Astrazeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22 hiệu lực bảo vệ của vaccine đạt 69,2%; sau khi tiêm mũi 2 dưới 6 tuần đạt 55,1%, sau từ 6-8 tuần đạt 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1;

Theo Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo khoảng cách giữa 2 mũi vaccine này từ 8 đến 12 tuần;

Bộ Y tế đã hướng dẫn tiêm mũi 2 vaccine AstraZeneca hoặc vaccine do hãng Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca là sau 8-12 tuần kể từ ngày được tiêm mũi 1 (tại Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 và Công văn số 6030/BYT-DP ngày 27/7/2021 của Bộ Y tế).

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, một người được coi là đã tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ khi đã tiêm liều thứ 2 Pfizer hoặc Moderna hoặc 2 tuần sau khi tiêm vaccine Johnson & Johnson một liều. Nhưng để củng cố sự bảo vệ có thể đã suy yếu kể từ đợt tiêm chủng đầu tiên, CDC khuyên nên tiêm nhắc lại với tất cả những ai đủ điều kiện. 

Nghiên cứu cho thấy, việc tiêm tăng cường giúp giảm khả năng nhiễm COVID-19 hoặc bị bệnh nặng nếu bạn mắc phải bệnh này.

Hiện tại, bất kỳ người nào trên 16 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ đều có thể tiêm mũi tăng cường mRNA. Những người đã tiêm vaccine Pfizer hoặc Moderna có thể tiêm nhắc lại sau 5 tháng khi đã hoàn thành liều thứ hai. Những người tiêm vaccine Johnson & Johnson có thể tiêm nhắc lại sau hai tháng khi đã tiêm vaccine một liều.

2. Mũi vaccine tăng cường COVID-19 hoạt động như thế nào?

Khi tiêm bất kỳ loại vaccine nào, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra phản ứng kháng thể để chống lại sự lây nhiễm trong tương lai.

Giả sử bạn đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cuối cùng vài tháng trước. Theo thời gian, phản ứng miễn dịch của cơ thể sẽ yếu đi, và lúc này một mũi tiêm tăng cường sẽ nhắc lại hệ thống miễn dịch với mầm bệnh để tạo ra nhiều tế bào sản xuất kháng thể hơn.

Yếu tố quan trọng trong quá trình này là một loại tế bào bạch cầu được gọi là tế bào B trí nhớ, vẫn ở trong cơ thể bạn chờ để nhận ra và chống lại cùng một mầm bệnh.

Mũi 2 cách mũi 1 bao lâu

Nên tiêm nhắc lại với tất cả những ai đủ điều kiện.

GS.TS. Pablo Penaloza-MacMaster, Đại học Tây Bắc Chicago cho biết, vào thời điểm tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19, các tế bào B trí nhớ này đã gặp các protein virus - một hoặc hai lần tùy thuộc vào loại vaccine ban đầu đã tiêm. Do đó, các tế bào có thể tạo ra các kháng thể chống lại COVID-19 nhiều hơn và tốt hơn. Có nghĩa là bạn sẽ được bảo vệ nhiều hơn nếu tiếp xúc với COVID-19. Ngoài ra, mũi tăng cường có thể cung cấp khả năng bảo vệ nhiều hơn trước các biến thể khác nhau.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, với liều tăng cường của Johnson & Johnson hai tháng sau mũi tiêm đầu tiên, mức độ kháng thể tăng gấp 4 đến 6 lần. 

Với mũi tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19 Moderna mức độ kháng thể tăng gấp 37 lần và 25 lần với mũi tiêm tăng cường Pfizer. 

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc pha trộn và kết hợp các loại vaccine cung cấp nhiều khả năng sự bảo vệ giống như được tăng cường với cùng một loại vaccine đã tiêm ban đầu.

3. Mũi tiêm tăng cường trong bao lâu mới có hiệu quả?

Cho đến nay, không thể biết chính xác thời điểm tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19 có hiệu lực hoàn toàn. Các chuyên gia cho hay, không chắc bạn sẽ được bảo vệ thêm ngay sau khi tiêm liều tăng cường. Bởi thông thường cần mất vài ngày hoặc vài tuần để các tế bào nhớ tạo ra nhiều kháng thể hơn. Tuy nhiên, có thể giữa tuần đầu tiên và tuần thứ hai, cơ thể bắt đầu có sự gia tăng đáng kể khả năng bảo vệ của mũi tiêm tăng cường.

TS. Amesh A. Adalja, Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, đồng ý rằng hầu hết mọi người sẽ có một số tác động tích cực từ mũi tiêm tăng cường trong vòng một tuần, nhưng hiệu quả đầy đủ sẽ xuất hiện sau 2 tuần.

Theo dõi những người tham gia thử nghiệm vaccine Pfizer trong 100 ngày sau khi tiêm vaccine cho thấy, tác dụng tích cực của tiêm tăng cường có thể bắt đầu ngay sau 7 ngày. Trong thử nghiệm, tỷ lệ những người được tiêm mũi Pfizer tăng cường mắc COVID-19 có triệu chứng thấp hơn nhiều trong thời gian từ 1 tuần đến 2 tháng sau khi tiêm mũi tăng cường so với những người chỉ tiêm mũi tăng cường giả dược. Kết quả có thể tương tự như với mũi tiêm Moderna tăng cường.

Đối với vaccine Johnson & Johnson, các nhà nghiên cứu cho hay, khi tiêm nhắc lại vào thời điểm 6 tháng sau mũi tiêm duy nhất, mức độ kháng thể tăng gấp 9 lần một tuần sau đó. Các mức kháng thể đó tiếp tục tăng lên cao gấp 12 lần sau một tháng tiêm nhắc lại.

Hầu hết mọi người sẽ có một số tác động tích cực từ mũi tiêm tăng cường trong vòng một tuần, nhưng hiệu quả đầy đủ sẽ xuất hiện sau 2 tuần.

4. Yếu tố nào ảnh hưởng đến mũi tiêm tăng cường?

Các chuyên gia lưu ý, hiệu quả của việc tiêm nhắc lại và mức độ bảo vệ của vaccine có thể bị ảnh hưởng bởi một vài yếu tố:

- Người cao tuổi

Người cao tuổi thường phản ứng kém hiệu quả hơn với vaccine. Ngoài ra, những người đang sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch có thể không nhận được đầy đủ hiệu quả của mũi tiêm tăng cường.

- Thời gian giữa các mũi tiêm

Các nghiên cứu cho thấy, khoảng thời gian giữa mũi vaccine phòng COVID-19 đầu tiên và mũi tiêm tăng cường càng dài càng tạo ra các kháng thể tốt hơn.

Mũi 2 cách mũi 1 bao lâu

Nên tiêm nhắc lại nếu bạn có đủ điều kiện.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nên kéo dài thời gian để tiêm mũi tăng cường với hy vọng được bảo vệ tốt hơn. Hiện tại chính thời điểm tốt nhất để tiêm nhắc lại nếu bạn đủ điều kiện. Bởi giữa đại dịch nguy hiểm, chúng ta cần có được mức độ bảo vệ cao hơn ngay tại thời điểm này thay vì chờ đợi.

Nguồn: SKĐS