Năng lượng là gì vật lý lớp 6

Khoa học tự nhiên lớp 6 Lý thuyết Bài 30: Các dạng năng lượng - Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 30: Các dạng năng lượng hay nhất, chi tiết được biên soạn bám sát sách Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

1. Một số dạng năng lượng

- Động năng: Một vật chuyển động sẽ có động năng. Vật chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn và ngược lại.

- Năng lượng điện: Các nhà máy điện, pin,… cung cấp năng lượng điện. Năng lượng điện được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống.

- Năng lượng nhiệt: Các vật nóng như Mặt Trời, ngọn lửa, … đều có năng lượng nhiệt. Một vật có nhiệt độ càng cao thì có năng lượng nhiệt càng lớn.

- Năng lượng ánh sáng: Ánh sáng từ Mặt Trời, từ bóng đèn, từ ngọn lửa, … mang năng lượng ánh sáng. Nhờ năng lượng này mà con người cảm nhận được ánh sáng.

- Năng lượng âm thanh: Tiếng trống, tiếng đàn, tiếng hát, … mang năng lượng. Năng lượng này giúp con người nghe được âm thanh.

- Thế năng hấp dẫn: Người ở trên cầu trượt, cuốn sách ở trên giá sách, quả táo ở trên cành,… có năng lượng hấp dẫn được gọi là thế năng hấp dẫn. Vật ở càng cao so với mặt đất thì có thế năng hấp dẫn càng lớn.

- Thế năng đàn hồi: Những vật như lò xo, dây cao su, đệm hơi, cánh cung,… khi bị biến dạng sẽ có thế năng đàn hồi. Những vật đó biến dạng càng nhiều thì có thế năng đàn hồi càng lớn.

- Năng lượng hóa học: Năng lượng lưu trữ trong lương thực – thực phẩm, trong pin, trong nhiên liệu, … được gọi là năng lượng hóa học. Năng lượng trong lương thực – thực phẩm giúp con người sinh sống, phát triển; năng lượng trong nhiên liệu giúp máy móc hoạt động.

- Năng lượng hạt nhân: Tàu ngầm nguyên tử, Mặt Trời và các ngôi sao,… hoạt động nhờ năng lượng hạt nhân. Đó là năng lượng lưu trữ trong tâm của nguyên tử.

2. Năng lượng và khả năng tác dụng lực

- Một vật có năng lượng thì có khả năng tác dụng lực lên vật khác. Không có năng lượng thì không thể làm bất cứ công việc gì. Để tác dụng dù một lực nhỏ nhất cũng cần phải có năng lượng.

- Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực

Ví dụ 1: Vật M rơi làm lò xo bị nén.

Ví dụ 2: Gió mạnh có thể gây tác hại đến sản xuất và đời sống.

Lý thuyết:

NĂNG LƯỢNG HAO PHÍ

I. Năng lượng hữu ích

Khi sử dụng năng lượng vào một mục đích nào đó thì luôn có một phần năng lượng là hữu ích, phần còn lại là hao phí.

Ví dụ: Khi sạc pin điện thoại thì năng lượng hữu ích là điện năng cung cấp cho điện thoại; năng lượng hao phí là nhiệt năng tỏa ra làm điện thoại nóng lên.

II. Năng lượng hao phí

- Năng lượng hao phí xuất hiện trong quá trình chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác; từ vật này sang vật khác.

- Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng nhiệt năng [đôi khi có cả âm thanh hoặc ánh sáng].

- Ví dụ: Điện năng chuyển hóa thành quang năng và nhiệt năng làm bóng đèn sáng => Phần năng lượng có ích là quang năng, phần năng lượng hao phí là nhiệt năng làm nóng bóng đèn.

*Mở rộng:

Để hiển thị lượng năng lượng được truyền bởi một thiết bị, người ta có thể dùng một sơ đồ như hình vẽ:

Ví dụ: một bóng đèn LED được cung cấp 100 J năng lượng điện, nó chuyển hóa 20 J thành năng lượng nhiệt và 80 J thành năng lượng ánh sáng. Độ rộng của mũi tên đầu ra của sơ đồ cho thấy các tỉ lệ này.

Sơ đồ tư duy về năng lượng hao phí - KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Chủ Đề