Nêu cách xử lý và biện pháp phòng tránh hiện tượng chuột rút

Chuột rút hay vọp bẻ là hiện tượng co thắt cơ đột ngột, ngoài ý muốn, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho sự cử động khó khăn. Chuột rút có thể xảy ra ở bất cứ bắp thịt nào, nhưng thường gặp ở bắp thịt của cẳng chân, bắp thịt đùi và hông, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Thời gian cơ co rút có thể diễn ra từ vài giây tới vài phút, nhưng hay tái diễn.

Khi nào hay bị chuột rút?

Cho đến nay, khoa học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút. Người ta cho rằng có thể là do vận động quá mức, do tình trạng tĩnh tại quá lâu như khi ngủ ban đêm, khi ngồi lâu không thay đổi tư thế. Bệnh thường xảy ra vào ban đêm khi đang ngủ hoặc sau khi vận động, sử dụng cơ bắp trong thời gian dài liên tục. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp nhiều hơn ở người trẻ tuổi và độ tuổi trên 60.

Chuột rút ban đêm

  • Do ban ngày đứng lâu trên nền cứng, cơ bắp không hoạt động, cứng nhắc.
  • Hình dạng bàn chân bất thường như không có độ cong của mu bàn chân, gót chân nằm phẳng trên mặt đất khiến cho bắp thịt luôn luôn căng.
  • Cơ thể bị thiếu nước.
  • Béo phì khiến chân chịu sức nặng quá mức liên tục.
  • Đeo giầy dép quá chật, gót quá cao.
  • Mất nước, mất muối do tiêu chảy, mất nhiều mồ hôi dẫn đến mất cân bằng điện giải.
  • Do tác dụng phụ của một số thuốc statin, prednison, thuốc lợi tiểu làm giảm kali và magiê
  • Mắc bệnh tiểu đường, Parkinson, đường huyết thấp, thiếu hồng cầu, bệnh tuyến giáp, bệnh thận đang lọc máu
  • Rối loạn tuần hoàn, bệnh mạch máu chi dưới khi đi lại nhiều…

Nêu cách xử lý và biện pháp phòng tránh hiện tượng chuột rút

Phụ nữ có thai

  • Thường hay bị chuột rút vào tháng thứ sáu của thai kỳ và kéo dài khi bụng ngày càng lớn.
  • Nguyên nhân chuột rút khi mang thai có thể do: thiếu calcium, phospho, magnesium; do các cơ ở dưới chân phải mang sức nặng của phần trên cơ thể; do thai nhi và tử cung lớn dần, cơ và dây chằng tử cung căng giãn; sức nặng và độ lớn của tử cung chèn ép ảnh hưởng lên các mạch máu ở chi dưới.

Hội chứng chân không nghỉ

Là một rối loạn chuyển động của chân mà nguyên nhân đến nay vẫn chưa biết rõ. Bệnh nhân bị cảm giác khó chịu, rần rần như có con vật gì đó bò ở dưới da, nhất là khi nằm ngủ ban đêm hoặc ngồi lâu. Để giải tỏa cảm giác khó chịu này, người bệnh phải liên tục cử động chân bằng cách đi lại, vươn duỗi chân. 

Người ta cho rằng do rối loạn hệ thần kinh, thiếu chất dopamin ở não, do gen di truyền hoặc cơ thể thiếu khoáng sắt.

Có một số yếu tố liên quan đến hội chứng này là: giới tính (bệnh ở nữ gặp nhiều hơn ở nam); tuổi (bệnh rất ít ở tuổi thiếu niên, nhiều hơn ở độ tuổi trên 65); yếu tố gia đình (2/3 người bệnh có liên hệ gia đình và thường xảy ra trước tuổi 40); phụ nữ có thai (khoảng 20% phụ nữ mang thai bị rối loạn này, nhưng sau khi sinh thì hết bệnh); lọc máu (nhiều bệnh nhân lọc máu vì thận suy cũng bị hội chứng này, nhưng sau khi được thay thận thì hết bệnh này); các bệnh viêm xương khớp, tiểu đường, mập phì, nghiện rượu, thiểu năng tuyến giáp, thiếu hồng cầu, bệnh cơ bắp, thương tích não bộ tủy sống; thiếu chất sắt, magnesium, folic acid…; mệt mỏi, nhiều căng thẳng, tiếp xúc quá lâu với lạnh; hút thuốc, uống rượu, uống nhiều café…

Nêu cách xử lý và biện pháp phòng tránh hiện tượng chuột rút

Chuột rút sau khi vận động

  • Thường gặp ở các bắp thịt lớn như cẳng chân và đùi.
  • Dơ bắp mệt mỏi, vận động quá lâu, quá mạnh, vận động khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, mất muối làm giảm nồng độ K, Mg, Na, Ca.
  • Lắng đọng acid lactic trong bắp thịt sau khi vận động nhiều.
  • Rối loạn dẫn truyền tín hiệu giữa dây thần kinh và cơ bắp nên dù não bộ muốn cơ thư giãn sau khi co nhưng cơ vẫn tiếp tục co gây ra đau. Theo đó những người ngồi làm việc lâu, ngồi lâu không thay đổi tư thế cũng hay bị chứng co cứng cơ. 

Nêu cách xử lý và biện pháp phòng tránh hiện tượng chuột rút

Phương pháp điều trị và phòng ngừa chuột rút

Bình thường chuột rút không kéo dài và không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu chuột rút xảy ra khi đang lái xe, điều khiển máy móc thì có thể bị tai nạn, chuột rút khi đang bơi lội có thể làm bệnh nhân bị chết đuối. Biện pháp xử trí khi bị chuột rút là: xoa bóp bắp thịt bị co rút nhẹ nhàng. Nếu chuột rút ở bắp chuối, bạn nên nhè nhẹ vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược: kéo đầu ngón chân và bàn lên phía trần nhà, hướng về đầu gối.

Trường hợp chuột rút bắp đùi, bạn cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống. Nếu bị chuột rút cơ xương sườn, bạn phải hít thở sâu để thư giãn cơ hoành, đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực. 

Có thể tắm nước nóng để thư giãn bắp thịt. Đạp xe thong thả chừng 5 – 10 phút trước khi đi ngủ. Nên đeo giày vừa chân, gót giày không quá cao. Mang tất đàn hồi hơi ép vào mạch máu để tránh máu ứ đọng ở tĩnh mạch chi dưới. Có thể dùng thuốc điều trị chuột rút với các loại như sau: quinin sulfat, diphenhydramin hydrochlorid, vitamin E, thuốc thư giãn cơ, veramil hydrochlorid, chloroquin phosphat…

Phòng bệnh chuột rút bằng cách: uống nước đầy đủ trước, trong và sau khi tập luyện, trước khi đi ngủ buổi tối. Thư giãn cơ bắp trước và sau mỗi lần tập luyện. Tập vươn duỗi chân vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ: đứng thẳng cách xa tường 15cm, gót chân chạm đất; giữ gót chân chạm mặt đất, ngả mình về phía trước, hai bàn tay chống lên tường; đẩy hai bàn tay lên trên, giống như lau tường, càng cao càng tốt; giữ nguyên vị trí trong 30 giây, rồi buông tay xuống, thư giãn. 

Tập nhắc lại các động tác trên 5 lần. Khi ngồi, co bàn chân về phía đầu gối càng cao càng tốt. Làm như vậy để máu dễ dàng lưu thông ở bắp chuối. Cần khởi động trước khi vận động cơ thể.      

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Chứng chuột rút (hay còn gọi vọp bẻ) xảy ra khi chúng ta vận động quá sức. Các đối tượng dễ bị chuột rút là: Lao động, tập luyện, trèo đèo leo dốc với cường độ cao, cơ thể bị mất nước, mất muối... đều dễ bị chuột rút. Bệnh thường gặp vào ngủ ban đêm, khi trước đó có thời gian dài vận động cơ bắp liên tục, nhất là khi mệt mỏi, đói, khát nước. Giải thích trường hợp này, bởi ban bạn ngày lao động nặng nhọc bị mệt mỏi hoặc đứng lâu trên nền cứng, do cơ bắp không hoạt động, căng thẳng thì ban đêm càng dễ bị chuột rút. Chuột rút trong khi đang vận động hay tác động lên các vung bắp thịt lớn như cẳng chân và đùi. Khi đó cơ bắp vận động quá lâu, quá mạnh, vận động khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, cơ thể bị mất muối làm giảm nồng độ K, Mg, Na, Ca trong máu. Thêm nữa, khivận động nhiều còn gây lắng đọng acid lactic trong bắp thịt, dẫn đến rối loạn tín hiệu truyền dẫn giữa dây thần kinh và cơ bắp, làm cho não bộ dù muốn cơ thư giãn nhưng cơ vẫn tiếp tục co rút liên tục gây ra đau. Như vậy, những người ngồi làm việc lâu, không thay đổi tư thế cũng bị chứng co cứng cơ. Vận động cơ thể trong thời tiết nóng ra nhiều mồ hôi gây mất nước và mất muối cũng dễ gây nên hiện tượng chuột rút khi vận động mạnh và kéo dài.

Những người sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh như statin, prednison, thuốc lợi tiểu làm giảm kali  và magie cũng dễ bị chuột rút. Bệnh nhân bị các bệnh: tiểu đường, Parkinson, đường huyết thấp, thiếu máu, bệnh tuyến giáp, bệnh thận đang lọc máu, rối loạn tuần hoàn, bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới đều dễ bị chuột rút. Thai phụ sau tháng thứ 6 cũng hay bị do sức nặng và độ lớn của tử cung chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới, do thiếu canxi, photpho, magie, hoặc do các cơ ở chi dưới phải mang sức nặng của cơ thể.

Đang vận động mà đột nhiên bị chuột rút sẽ tê đau bắp thịt, khiến không cử động được nữa. Muốn giảm đau nhanh chóng cần tiến hành: dừng vận động, cố gắng thả lỏng phần cơ bị chuột rút để thư giãn bắp thịt đang bị co rút. Một số mẹo khi bị chuột rút đùi hoặc cẳng chân: uống nước, xoa bóp vùng bắt cơ bị chuột rút để thư giãn cơ và giảm đau, kéo đầu ngón và bàn chân hướng về đầu gối. Trong thời gian thả lỏng cơ bắp kết hợp nhẹ nhàng xoa bóp bắp cơ, nếu có dầu nóng thì thoa dầu lên vùng da của bắp thịt đang bị co rút rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Nếu chuột rút ở cẳng chân, bạn nên nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược: kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao hướng về đầu gối. Trường hợp bị chuột rút ở bắp đùi, cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống. Trường hợp chuột rút cơ xương sườn, bạn phải hít thở sâu để cơ hoành được thư giãn đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực. Nên uống thêm nước trà đường nóng,  nước oresol, nước cam/chanh... Sau khi đã qua cơn đau, có thể tắm nước nóng để thư giãn cơ bắp toàn thân. Để hạn chế chuột rút chú ý nên đi giày vừa chân, gót giày đừng quá cao. Ngoài ra dùng một số loại sản phẩm hỗ trợ điều trị chuột rút như: vitamin E, thuốc thư giãn cơ...

Bình thường chuột rút không kéo dài và không gây nguy hiểm. Nhưng nếu chuột rút xảy ra khi đang lái xe, điều khiển máy móc, đang bơi dưới nước... thì có thể gây tai nạn, chết đuối. Nếu thỉnh thoảng bạn mới bị chuột rút thì không đáng ngại. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị chuột rút, hoặc bị chuột rút gây đau đớn, thì cần đi khám bệnh, xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh gây ra chuột rút.