Người cưỡi ngựa gọi là gì năm 2024

Mắt ngựa to lớn nhất so với các loài động vật trên đất, nên nó có thể nhìn góc rộng đến 300 độ, và ngựa có thị giác tốt hơn người. Tai ngựa có nhiều bắp thịt, nên ngựa cũng có thính giác nhậy bén hơn người. Ngựa chỉ thở bằng mũi, và không thở bằng miệng. Ngựa có thể ngủ nằm hoặc đứng. Khi nó ngủ đứng thì chân của nó tự khóa lại để giữ chân thẳng mà không bị cụp xuống. Ngựa không bao giờ ợ (burp) hoặc ói mửa (vomit) vì hệ thống tiêu hóa của hó (digestive system) chỉ là một đường xuống.

Ngựa đực được gọi là stud, studhorse hoặc stallion. Ngựa cái gọi là mare. Ngựa cái có thai nghén từ 10 tháng rưỡi đến một năm. Ngựa baby được gọi là foal, có thể tự đứng lên sau một đến vài giờ, và nó dứt sữa lúc 18 tháng. Ngựa giàu tình cảm với con, với nhau, cũng như với người chủ hoặc người quen của nó. Tuổi thọ của ngựa từ 25 đến 30 tuổi.

.png)

Con Ngựa (Horse) làm chúng ta nghĩ đến tốc độ, sức mạnh, dũng cảm, trung thành, và hữu dụng.

1. Tốc độ (Speed): Ngựa có thể chạy nhanh với tốc độ 88km/55 miles/giờ ở quảng đường ngắn (1/4 dặm hoặc 400 mét). Vì ngựa chạy nhanh, nên người ta thường tổ chức những cuộc đua ngựa (horserace). Ngựa đua giống mắc tiền nhất là Fusaichi Pegasus với giá 70 triệu đô Mỹ một con.

.png)

2. Strength (Sức mạnh): Tiếng Việt có thành ngữ, “mạnh như trâu,” nhưng tiếng Anh là “mạnh như ngựa (strong as a horse).” Thật vậy, Chúa là Đấng Tạo Hóa phán với ông Job, “Ngươi có ban cho ngựa sức mạnh không?” (Job 39:19 KJV, Gióp 39:22). Thời của ông Job cũng vào khoảng thời của ông Abraham (cách đây khoảng 4000 năm). Chúa cho ông Job biết chính Chúa là Đấng tạo ra con ngựa và ban cho nó sức mạnh như vậy. Người ta dùng ngựa để kéo xe, kéo cầy, chở hành khách, v.v…Bạn có biết người ta dùng sức ngựa với đơn vị mã lực (horsepower viết tắt là HP) để tính sức mạnh của động cơ (engines) hoặc mô-tơ (motors). Một mã lực (HP) thì tương đương công suất 0.73 kW. Thí dụ như động cơ máy lạnh (Air conditioner) mạnh 10 HP tương đương 7.3 kW.

3. Dũng cảm (Bravery): Hầu như tất cả loài vật đều sợ và chạy trốn khi chiến tranh ào đến với gươm, giáo, cung tên, ngựa chiến (warhorses), xe ngựa chiến (chariots), v.v…Nhưng ngựa thì không nhát sợ như vậy. Trái lại, nó càng xông lên đương đầu với kẻ thù bất kể bị đâm chém hoặc bị mũi tên bắn. Đó là lý do tại sao thời xưa người ta cần ngựa chiến để chiến đấu với kẻ thù. Trong Thế Chiến thứ I và II, người ta cũng dùng ngựa để chuyên chở lương thực và vũ khí đến những nơi xe không chạy đến được. Đức dùng đến 2.75 triệu con ngựa để vận chuyển. Tự nhiên không thể nào mà loài ngựa có được sự dũng cảm đó. Chính Chúa là Đấng Tạo Hóa đã tạo dựng nên con ngựa với sự dũng cảm như vậy. Chúa phán với ông Job, “Nó xông tới đón những quân lính được trang bị các khí giới. Nó chế nhạo sự sợ hãi, mà chẳng khiếp sợ; nó cũng chẳng lui lại tránh gươm dao. Bao mũi tên dựa trên nó kêu lách cách, với cây giáo và cái khiên lấp lánh. Nó chạy nhanh lướt mặt đất cách dữ dội và ác liệt, Nó cũng bất kể tiếng kèn vang lên. Giữa những tiếng kèn, nó kêu lên: Hi! Hi! Nó đánh mùi chiến trận từ xa, tiếng ầm vang của các quan tướng và tiếng la hét của các chiến sĩ.” (Job 39:21b-25 KJV; Gióp 39:24b-28).

.png)

4. Hữu dụng (Usefulness): Ngựa gần gũi với người từ thuở xưa. Ngựa được dùng để chở người, chở hàng, kéo cầy, tham chiến, đưa tin (người cưỡi ngựa đưa thư), ngựa làm xiếc (circus), thể thao đua ngựa, Thế Vận Hội Olympics, ngựa Hoàng Gia, ngựa Cảnh sát, ngựa cưng ở nhà (pets), v.v… Cố Tổng thống Mỹ Reagan và Cố Nữ Hoàng Elizabeth II thích cưỡi ngựa.

Máu ngựa (horse blood) được dùng trong y khoa để bào chế thuốc trị bệnh thiếu máu (anaemia), ngừa cục máu đông (blood clotting), v.v… Những người uống sữa ngựa ở Trung Á (Central Asia), China, Russia, Tibet (Tây Tạng), v.v…cũng có người thích ăn thịt ngựa, v.v… Da ngựa (horsehide) được dùng làm quần áo và giầy dép. Phân ngựa được dùng để bón phân cho đất. Ngựa thật hữu ích!

.png)

Chúa là Đấng Tạo Hóa đã tạo dựng nên muôn loài vạn vật gồm chính bạn và tôi thật khôn ngoan và kỳ diệu! Bạn có cảm tạ và thờ phượng Chúa chưa?

Nếu bạn muốn biết thêm về niềm tin nơi Đấng Tạo Hóa của Kinh Thánh, xin đừng ngại liên lạc Mục sư Nguyễn Gia Hiền qua email:

Môn cưỡi ngựa trong tiếng Anh là gì?

Môn cưỡi ngựa (Equestrianism) hoặc đơn giản là cưỡi ngựa (Horse riding) hay còn gọi là mã thuật hay "thừa mã" là một môn thể thao nghệ thuật được biểu diễn qua hình thức người kỵ mã hay nài ngựa ngồi trên lưng ngựa (chủ yếu là các giống ngựa thuộc dòng ngựa cưỡi) gọi là tọa kỵ để điều khiển ngựa đi hoặc chạy theo những ...

Kỵ binh có nghĩa là gì?

Kỵ binh là những binh lính cưỡi ngựa, từ Kỵ binh không sử dụng để chỉ lính cưỡi những loại thú chuyên chở khác như lừa hay lạc đà. Ban đầu kỵ binh chỉ là những người lính cưỡi ngựa và chiến đấu dưới đất khi đã đến chiến trường.

Cưỡi ngựa bắn cung là gì?

Cưỡi ngựa, bắn cung là một đặc trưng của các chiến binh hay các dũng sĩ ở vùng Trung Á, nhât là các dân tộc sống trên đồng cỏ, thảo nguyên và sau đó là tại thảo nguyên của Mỹ sau khi loài ngựa được sử dụng và người da đỏ biết cưỡi ngựa bắn cung.

Ngựa chạy với tốc độ bao nhiêu?

71 km/h