Nguyên nhân bệnh ung thư vòm họng

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Phòng & chữa bệnh

Thứ Hai ngày 09/05/2022

  • Nên mua khẩu trang y tế loại nào tốt?
  • Hiệu quả của khẩu trang y tế than hoạt tính và cách chọn khẩu trang chất lượng
  • ​​​​​​​Cách đeo khẩu trang y tế giúp bảo vệ sức khỏe tối đa

Ung thư vòm họng là căn bệnh ác tính xảy ra ở vùng vòm họng. Hầu hết các trường hợp đều phát hiện muộn vì dễ nhầm với các bệnh về đường hô hấp thông thường. Bệnh cũng có tốc độ phát triển nhanh chóng và nguy hiểm cho tính mạng con người. Do đó cần nhận biết dấu hiệu và nguyên nhân ung thư vòm họng để điều trị phù hợp.

Ung thư vòm họng không phải là một thuật ngữ dùng để mô tả một căn bệnh. Thuật ngữ này chỉ biến chứng thành bệnh ung thư tấn công dây thanh quản hoặc các bộ phận liên quan đến thực quản.

Nguyên nhân ung thư vòm họng

Cũng như các bệnh ung thư khác, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây ra ung thư hầu họng. Nhưng những yếu tố dưới đây có nguy cơ tăng khả năng mắc ung thư vòm họng.

Nhiễm trùng virus papilloma (HPV 16 và HPV 18)

HPV là một nhóm virus bao gồm hơn 150 chủng khác nhau. Một trong số chúng gây ra u nhú hoặc mụn cóc. Nhiễm các chủng virus HPV khác nhau cũng có thể mắc một số loại ung thư khác nhau như: Ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng. Nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng do nhiễm virus HPV phụ thuộc một phần vào chủng virus mà bạn đã tiếp xúc. Ví dụ, nguyên nhân của ung thư hầu họng thường liên quan đến virus HPV 16 hoặc cũng có thể là virus HPV 18.

Nguyên nhân bệnh ung thư vòm họng
Nhiễm trùng virus papilloma (HPV 16 và HPV 18) là một trong những nguyên nhân ung thư vòm họng

Nhiễm virus Epstein Barr (EBV)

EBV cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ung thư vòm họng. Khi virus EBV xâm nhập vào cơ thể làm biến đổi cấu trúc gen thành tế bào ung thư. Tuy nhiên không phải người bệnh nào bị ung thư vòm họng cũng do virus EBV.

Hút thuốc và rượu bia

Đối với những người thường xuyên hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc thụ động cũng có tỷ lệ mắc ung thư vòm họng cao hơn bình thường. Trong khói thuốc chứa nhiều chất độc hại làm tổn thương các tế bào hầu họng. Ngoài ra lượng cồn trong rượu bia cũng sẽ tích tụ thành chất độc, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nguyên nhân bệnh ung thư vòm họng
Thuốc lá và rượu bia là nguyên nhân gây ung thư vòm họng phổ biến nhất trong các trường hợp mắc bệnh

Di truyền

Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vòm họng thì khả năng mắc bệnh cao do di truyền. Vì vậy những người có người nhà mắc bệnh này cần tích cực đi khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. 

Các bệnh bẩm sinh 

Đối với những người bệnh mắc về máu bẩm sinh có thể dẫn đến bệnh thiếu máu bất sản và bệnh bạch cầu, từ đó tỷ lệ mắc ung thư vòm họng càng cao. Rối loạn tiêu hóa bẩm sinh thường gây thiếu máu bất sản, có dấu hiệu bất thường trên móng chân, móng tay, mẩn ngứa trên da. Trong trường hợp này người bệnh có thể mắc ung thư vòm họng khi còn trẻ.

Giới tính

Nhìn chung, tỷ lệ nam giới mắc bệnh ung thư vòm họng cao gấp 4 lần nữ giới, nhưng nữ giới cũng có thể mắc ung thư vòm họng. Vì do thói quen uống rượu và thuốc lá của nam giới. Đây là nguyên nhân bị ung thư vòm họng chiếm tỷ lệ cao trong các trường hợp mắc bệnh. Bệnh ung thư vòm họng cần có thời gian ủ bệnh kéo dài nhiều năm nên chủ yếu ở độ tuổi trung niên trở lên có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người trẻ.

Ăn nhiều đồ uống lên men

Những loại thực phẩm ướp muối hoặc lên men chứa nhiều nitrit và nitrat, những chất này phản ứng với protein và tạo ra các hợp chất gọi là nitrosamine làm hỏng cấu trúc DNA của tế bào ở những vùng thường tiếp xúc như cổ họng. Vì vậy bạn nên áp dụng một chế độ ăn uống khoa học hơn, như sử dụng thực phẩm tươi, sạch và nhiều loại rau xanh để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư hầu họng.

Sống trong môi trường ô nhiễm

Những người có công việc tiếp xúc với nhiều hóa chất, sơn, bụi gỗ, khí độc hại,... có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Vì vậy, mỗi người nên khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư để kiểm soát sức khỏe.

Triệu chứng khi bị ung thư vòm họng

Ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh thường có các dấu hiệu sau: 

  • Ù tai: Do tế bào ung thư xâm nhập làm tắc vòi nhĩ nên người bệnh thường nghe thấy tiếng ù tai.
  • Đau đầu: Người bệnh thường đau đầu âm ỉ, có khi đau từng cơn.
  • Ngạt mũi: Có thể nghẹt mũi một bên, chảy máu cam, chảy nước mũi kèm máu.
  • Nổi hạch cổ bất thường: Nổi hạch nhỏ, có thể không đau, thường ở góc hàm.
  • Thay đổi giọng nói: Xảy ra khi một khối u phát triển và chèn ép dây thanh âm, khiến giọng bị khàn và có thể gây mất tiếng. 
  • Khó nuốt và đau họng: Dù nuốt nước bọt hay nuốt thức ăn đều thấy đau do tế bào ung thư đã phát triển chặn cổ họng.

Các triệu chứng ung thư vòm họng trong giai đoạn đầu, thường không quá rõ ràng. Bệnh nhân thường bỏ qua chúng hoặc nhầm lẫn chúng với một bệnh khác. Vì vậy càng về sau bệnh càng nặng, các triệu chứng rõ rệt hơn như ù tai, nhức đầu dữ dội, thường xuyên hơn. Tuỳ vào từng giai đoạn mà dấu hiệu nhận biết khác nhau.

Phương pháp điều trị phổ biến hiện nay

Xạ trị: Đây là phương pháp điều trị sử dụng tia X chiếu vào các khối u để ngăn chúng phát triển và tiêu diệt chúng. Đây được coi là phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này gây ra hậu xạ trị đau đớn cho người bệnh như ảnh hưởng thị giác, viêm loét niêm mạc miệng,... 

  • Hóa trị: Hóa trị thường được áp dụng cho những trường hợp ung thư giai đoạn cuối, có nhiều di căn. Hiện nay, việc kết hợp giữa hóa trị và xạ trị mang lại hiệu quả cao hơn. 
  • Phẫu thuật: Trong giai đoạn đầu, phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ khối u. 
  • Liệu pháp tế bào đích: Được đánh giá là phương pháp hiệu quả và an toàn hơn so với hóa trị và xạ trị, phương pháp này đưa thuốc trực tiếp đến tế bào ung thư để loại bỏ chúng.

Nguyên nhân bệnh ung thư vòm họng
Để phòng ngừa ung thư vòm họng nói riêng hay bệnh lý khác nói chung bạn nên khám định kỳ thường xuyên

Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính nhưng cơ hội chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị sớm là rất cao. Tạo thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh, tránh xa các chất kích thích có hại. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kiến ​​thức về nguyên nhân ung thư vòm họng để bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân của bạn.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • ung thư vòm họng
  • hô hấp
  • hậu covid

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Nguyên nhân bệnh ung thư vòm họng

Quý khách vui lòng nhập số điện thoại để

đăng nhập tài khoản Long Châu

Nguyên nhân bệnh ung thư vòm họng

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại
Đổi

có hiệu lực trong vòng

Đổi số điện thoại khác

Nguyên nhân bệnh ung thư vòm họng

Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự và tối đa 16 ký tự

Nguyên nhân bệnh ung thư vòm họng

Quý khách vui lòng nhập mật khẩu
để đăng nhập tài khoản

Ung thư vòm họng như thế nào?

Biểu hiện thường thấy của bệnh ung thư ở vòm họng là ngạt mũi, ban đầu chỉ ngạt ở 1 bên mũi từng lúc, đôi khi có máu mũi đi kèm. Triệu chứng này xuất hiện là do vòm họng bị đau tác động đến các bộ phận khác trong hệ hô hấp. Điều này làm suy giảm hệ miễn dịch và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và virus gây bệnh.

Dấu hiệu ung thư vòm họng như thế nào?

Dấu hiệu ung thư vòm họng.
Đau hoặc chảy máu miệng..
Đau họng..
Nuốt khó.
Khàn giọng..
Ho kéo dài hoặc ho ra máu..
Đau tai, giảm thích lực hoặc ù tai..
Nghẹt mũi, chảy máu mũi kéo dài..
Nhìn mờ, nhìn đôi hoặc lé.

Ung thư vòm mũi họng là gì?

Ung thư vòm họng (UTVH) bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào ở vùng vòm họng - phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau của mũi. Ung thư vòm mũi họng gặp chủ yếu loại ung thư biểu mô không biệt hóa của vòm mũi họng là một trong những loại ung thư phổ biến và mang tính khu vực.

Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư vòm họng?

Chẩn đoán ung thư vòm họng Các xét nghiệm hình ảnh như C.T. Scan vùng vòm họng, nền sọ để đánh giá sự xâm lấn của khối u lên nền sọ hoặc MRI để chẩn đoán sớm được kích thước khối u , mức độ xâm lấn và di căn và XQ phổi, siêu âm bụng để phát hiện di căn xa ở gan, phổi.