Nguyên nhân làm tắc tia sữa

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Phòng & chữa bệnh

Thứ Bảy ngày 12/08/2017

  • 7 phương pháp chữa bệnh tắc tia sữa tại nhà hiệu quả
  • Tắc tia sữa – Nỗi khổ của mẹ cho con bú
  • Chữa tắc tia sữa bằng lá bắp cải

Tắc tia sữa là bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ sau sinh, nhất là trong gia đoạn hậu sản, gây cảm giác khó chịu khiến người mẹ cảm thấy đau tức, lo lắng, thậm chí muốn từ bỏ việc cho con bú. Do đó việc tìm hiểu nguyên nhân gây tắc tia sữa là điều cần thiết để các mẹ tìm ra được giải pháp tốt nhất thoát khỏi tình trạng này.

1. Tắc tia sữa là gì?

Cấu tạo bầu vú của người phụ nữ thường bao gồm nhiều ống dẫn thực hiện chức năng dẫn sữa từ nang sữa về các xoang chứa sữa. Và dưới hoạt động mút bú của con, sữa sẽ mau chóng được đẩy ra ngoài.

Nguyên nhân làm tắc tia sữa
Tắc tia sữa – Tình trạng khó tránh khỏi ở chị em phụ nữ sau sinh

Tuy nhiên, dưới tác động của nhiều nhân tố, khi ống dẫn bị gập lại hoặc hẹp bít (chèn ép từ ngoài vào hay tắc phía trong lòng ống), sữa sẽ không thể đẩy ra bên ngoài được, gây ra hiện tượng tắc tia sữa.

Tại chỗ tắc sữa sẽ hình thành nhiều hòn cục hay còn gọi là hiện tượng đông kết. Đặc biệt, trong lúc này, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra và không thoát ra ngoài được gây ra căng phồng bầu vú và cảm giác đau tức khó chịu.

2. Nguyên nhân gây tắc tia sữa là gì?

Nguyên nhân làm tắc tia sữa
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tắc tia sữa

Có rất nhiều lý do khác nhưng nhưng theo các chuyên gia bác sĩ, nguyên nhân chính gây tắc tia sữa sau khi sinh là do:

– Ngay từ khi sinh con ra, mẹ không cho con bú ngay hoặc cho con bú không liên tục.

– Mẹ không chịu khó massage bầu ngực bằng cách day đều bầu ngực để thông sữa ngay sau khi sinh.

– Nguyên nhân gây tắc tia sữa là do mẹ cho con bú sai cách hoặc bú không đủ cữ.

– Sau khi con bú xong, mẹ không vắt bỏ lượng sữa còn thừa gây ra ứ đọng, tạo ra mùi khó chịu hoặc ung nhũ.

– Không chú ý vệ sinh sạch sẽ bầu ngực hoặc lau rửa đầu vú sau sinh nên tạo điều kiện tối đa cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập, gây ra tình trạng viêm tắc tuyến vú.

– Đầu ti của mẹ bị thụt vào hoặc quá bằng phẳng hoặc quá to khiến con khó bú và tạo ra phản xạ cắn mút đầu ti hình thành nên những vết thương bé, loét. Nếu tình trạng vẫn tiếp tục kéo dài sẽ khiến đầu ti của mẹ nứt rộng hơn, quá trình bú mớm của con cũng trở nên vô cùng khó khăn và sinh ra cảm giác đau đớn. Thậm chím, nếu không cho con bú thường xuyên hoặc khong muốn cho con bú nữa sẽ gây ra tình trạng ứ đọng sữa, viêm tắc tuyến vú nặng nề.

– Đặc biệt, thống kê cho thấy, tỷ lệ sản phụ tắc tia sữa do tinh thần bị ức chế quá nhiều tương đối lớn. Bên cạnh đó, nếu stress liên tục kết hợp với chế độ ăn uống không khoa học, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết  sẽ khiến tình trạng tắc tia sữa ngày càng kéo dài.

Chính vì thế, để cải thiện tình trạng này, các mẹ cần phải hiểu rõ các nguyên nhân gây tắc tia sữa trên và tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia bác sĩ càng sớm càng tốt. Tránh để hiện tượng này kéo dài sẽ không chỉ gây ra cảm giác đau tức cho mẹ mà còn khiến con thiếu hụt lớn nguồn dinh dưỡng dồi dào.

Cao Thu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • tắc tia sữa

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Nguyên nhân làm tắc tia sữa

Quý khách vui lòng nhập số điện thoại để

đăng nhập tài khoản Long Châu

Nguyên nhân làm tắc tia sữa

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại
Đổi

có hiệu lực trong vòng

Đổi số điện thoại khác

Nguyên nhân làm tắc tia sữa

Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự và tối đa 16 ký tự

Nguyên nhân làm tắc tia sữa

Quý khách vui lòng nhập mật khẩu
để đăng nhập tài khoản

Tắc tia sữa là tình trạng lòng ống dẫn sữa bị hẹp bít khiến sữa không thể chảy ra ngoài một cách dễ dàng, lâu dần sẽ dồn ứ lại và gây tắc. Ở những chỗ tắc sẽ hình thành các cục cứng chính là sữa bị đông kết.

Sữa không chảy ra ngoài được trong khi sữa mới vẫn được sản xuất ra khiến cho tình trạng tắc càng thêm nặng nề, gây căng giãn và chèn ép các ống dẫn sữa khác. Tình trạng tắc tia sữa nếu không được xử lý sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như áp xe vú, nhiễm khuẩn vú…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính.

Ảnh minh họa

Mẹ quá nhiều sữa

Trường hợp mẹ quá nhiều sữa bé bú không hết và mẹ không vắt hoặc dùng máy hút kiệt sữa sẽ khiến cho lượng sữa dư thừa tồn đọng trong ống dẫn sữa. Sữa tồn vẫn tồn đó, sữa mới lại không ngừng được sản xuất ra khiến cho tình trạng thừa sữa và tồn sữa càng thêm trầm trọng. Sữa không được thoát ra ngoài sẽ dẫn đến vón cục, gây tắc tia sữa. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tắc tia sữa sau sinh mà rất nhiều sản phụ gặp phái.

Mới sinh

Vài ngày sau sinh, sữa bắt đầu được sản xuất nhiều nhưng lại chưa thể chảy ra hoặc do bé chưa ngậm đúng khớp ngậm khiến sữa không chảy được ra hết dẫn đến ứ đọng gây tắc tia sữa. Hầu hết sản phụ sau sinh ai cũng từng bị tắc tia sữa nổi cục trong những ngày đầu sau sinh. Nhiều mẹ còn bị sốt nhẹ. Hiện tượng này không quá đáng lo. Mẹ chỉ cần cho bé bú và vắt sữa là sẽ khỏi.

Con chưa ngậm đúng khớp ngậm

Em bé luôn được mẹ cho bú nhưng con chưa ngậm đúng khớp ngậm khiến sữa không được đẩy hết ra ngoài. Mặc dù con vẫn ngậm vẫn mút nhưng lại không bú được hết sữa mà mẹ sản xuất ra. Lượng sữa thừa sẽ ứ đọng lại và dần dần gây tắc tia sữa.

Bé không bú thường xuyên

Sữa liên tục được sản xuất bên trong bầu ngực mẹ. Tuy nhiên, nếu bé không bú thường xuyên, mẹ lại không hút sữa sẽ dễ dẫn đến tắc tia sữa. Thông thường, lúc mới sinh mẹ nên cho con bú sau 2 – 3 giờ mỗi cữ. Nếu khoảng cách giữa các cữ quá lâu, trên 5 tiếng thì rất dễ gây tắc tia sữa.

Nhiễm khuẩn

Một nguyên nhân khác gây tắc tia sữa là do nhiễm khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường máu hoặc do mẹ vệ sinh núm vú không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Khi bị nhiễm khuẩn, ống dẫn sữa sẽ bị viêm, chít hẹp lại khiến cho sữa không chảy ra ngoài được. Lâu dần sữa tích tụ gây tắc tia.

Stress, căng thẳng

Có thể bạn không biết nhưng tâm trạng ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất sữa. Nếu mẹ luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, thường xuyên lo lắng thì sẽ nhiều vấn đề về sữa như: ít sữa, tắc tia sữa…

Ngực chịu áp lực

Bầu ngực của mẹ đang không ngừng sản xuất sữa nên sẽ trở nên căng tức hơn. Nếu mẹ mặc áo ngực quá chật, mặc quần áo bó có thể khiến ngực chịu sức ép, các ống dẫn sữa cũng chịu tác động. Khi ống dẫn sữa bị chèn ép rất dễ gây tắc tia sữa do dòng sữa không được lưu thông thuận lợi. Ngoài ra, thường xuyên nằm sấp cũng có thể gây ra tình trạng này.

Lan Uyển (t/h)

Làm thế nào khi bị tắc tia sữa?

Trong trường hợp tắc tia sữa có cục co cứng, không thoải mái ở vùng ngực, bạn nên cho trẻ bú nhiều lần để hút bớt sữa ra, hoặc dùng tay nắn nhẹ vắt sữa, kết hợp chườm ấm bầu vú giúp thông tia sữa, nhẹ nhàng massage bầu vú trong khi con đang bú hoặc đang hút sữa bằng máy.

Làm thế nào để không bị tắc tia sữa?

Để ngăn ngừa tình trạng tia sữa bị tắc nghẽn, bạn có thể làm theo những gợi ý dưới đây: Cho con bú thường xuyên hoặc sử dụng máy hút để hút hết sữa ra ngoài, không để sữa còn sót lại trong bầu vú sau mỗi cữ bé bú Sử dụng áo ngực hoặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Uống thật nhiều nước.

Tắc tia sữa sau bao lâu thì khỏi?

Là tình trạng thường gặp ở phụ nữ sau sinh, nhưng tắc sữa chỉ được xem là bình thường trong thời gian ngắn (dưới 3 ngày), nếu để lâu không có phương pháp chữa trị, hoặc chữa trị không hiệu quả; tắc tia sữa sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ.

Bị tắc tia sữa đầu nhức phải làm sao?

Mẹ dùng lòng bàn tay để xoa bóp bầu vú, ngón tay để vê quầng vú, massage nhẹ nhàng từ nơi tắc hướng về phía núm vú. – Chườm nóng: Sử dụng khăn ấm quấn quanh bình nước nóng, lăn qua vùng bị tắc, hoặc dùng khăn ấm đắp lên ngực. Lưu ý nhiệt độ tốt nhất dưới 60 độ C, nóng quá ngực dễ bị bỏng, tăng thêm tổn thương.